1. 3.1 Khái niệm chất lượng tín dụng
2.2.2- Công tác sử dụng vốn
Huy động vốn và sử dụng vốn là 2 mặt của quá trình hoạt động tín dụng. Một NH hoạt động có hiệu quả là phải giải quyết tốt được 2 mặt này. Chúng ta đều biết rằng mục đích hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là “đi vay để cho vay”, điều này có nghĩa là NH sẽ huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau và đem kinh doanh số vốn đó nhằm thu lợi nhuận. Chính vì vậy ta có thể nói rằng để sử dụng vốn là khâu mấu chốt quyết định hiệu quả kinh doanh của NH.
Trong bối cảnh có sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường tiền tệ như hiện nay, để có thể đứng vững và phát triển được thì các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Triệu Sơn nói riêng buộc
huy động được, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Triệu Sơn sẽ phải tiến hành nghiên cứu đánh giá sao cho công việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất vì đây là khâu tiếp nối của quá trình tạo vốn và là khâu cuối cùng quyết định sự thành bại của NH trên thương trường.
Như đã trình bày ở trên, huyện Triệu Sơn là một huyện còn nghèo, kinh tế chậm phát triển cho nên công tác huy động vốn là rất khó khăn. Còn trong hoạt động sử dụng vốn, ngoài việc Ngân hàng thực hiện việc cho vay ra đối với nền kinh tế thì vốn của Ngân hàng còn tham gia vào hoạt động điều chuyển vốn trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với một khối lượng khá lớn. Điều này chứng tỏ rằng mức độ tăng trưởng của hoạt động cho vay không tương xứng với tốc độ huy động vốn của Ngân hàng. Để có thể hiểu rõ hơn về hoạt động sử dụng vốn ta sẽ lần lượt phân tích diễn biến tình hình dư nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Triệu Sơn trên nhiều bình diện.
Bảng 4: Chất lượng tín dụng
Nhóm Tổng số Nhóm III Nhóm IV Nhóm V
TP KT 2008 2009 Dư nợ % Dư nợ % Dư
nợ % DNNQD 10.895 389 389 100 Hộ SX 854 442 287 64,9 132 29,8 23 5,3 Tỷ lệ nợ xấu 5,5% 0,39 Tổng cộng 11.749 831 287 34,6 132 15,8 412 49,6
Nguồn: NHNo&PTNT Triệu Sơn
2.2.3- Nhận xét về hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Triệu Sơn: 2.2.3.1- Những kết quả đạt được:
Trong điều kiện nước ta hiện nay đang từng bước hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Nhà nước đã và đang có những đổi mới trong cơ chế quản lý kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tín dụng. Tận dụng những thuận lợi đó, NHNo & PTNT Triệu Sơn đã có những định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như hưởng ứng những đòi hỏi tất yếu trong quá trình hội nhập. Trên cơ sở đó, NH đã tập trung đầu tư vào phát triển kinh tế nhiều thành phần, mở rộng thị trường huy động vốn và cho vay với một đội ngũ cán bộ có năng lực, nhiệt tình trong công tác. Trong những năm qua, NHNo & PTNT Triệu Sơn đã đạt được những kết quả sau:
* Công tác huy động vốn:
đang dần từng bước thu hút được KH. Đây là một thành công lớn và Ngân hàng cần phải phát huy triệt để. Điều này chính là tiền đề để mở rộng cho hoạt động kinh doanh của NH phát triển.
* Công tác cho vay:
Luôn chú trọng kết hợp yếu tố phát triển kinh tế với bảo toàn vốn, tôn trọng pháp luật và có lợi nhuận. Trong thời gian qua, NH đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn ngắn, trung và dài hạn của mọi thành phần kinh tế để mở rộng SX, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Điều này thể hiện ở mức độ tăng trưởng của tổng dư nợ hàng năm.
- Với chức năng là đòn bẩy kinh tế, hoạt động tín dụng của NH đã giúp cho các doanh nghiệp khai thác mọi tiềm năng lao động, tạo thêm công ăn việc làm, tăng nhiều sản phẩm có chất lượng cao cho XH.
- Ngân hàng đã tổ chức được một mạng lưới rộng khắp, phong cách giao dịch thích ứng với cơ chế thị trường, thu hút lượng lớn KH, tạo lập uy tín của mình trên thị trường.
- Với phương châm vừa cho vay trực tiếp, vừa cho vay thông qua nhóm tín dụng, NH đã góp phần làm cho các nguồn vốn luân chuyển nhanh, đáp ứng được mọi yêu cầu đặt ra của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.
* Công tác thu nợ:
Đây là hoạt động quan trọng quyết định sự tồn tại của NH. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, cán bộ tín dụng của NHNo & PTNT Triệu Sơn đã rất tích cực trong việc đôn đốc thu hồi nợ.
2.2.3.2- Những hạn chế và nguyên nhân:2.2.3.2.1- Những điểm hạn chế: 2.2.3.2.1- Những điểm hạn chế:
- Năng lực và trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng tuy đã được nâng cao nhưng vẫn còn chưa đồng bộ do được đào tạo ở các loại hình khác nhau nên chưa đáp ứng được trước yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Việc thẩm định và phân tích những dự án xin vay vốn cũng như tình hình SX kinh doanh của khách hàng có đôi khi còn chưa sát với thực tế nên có những khoản cho vay xong khó có khả năng thu hồi, nhiều khoản phải tiến hành gia hạn nợ hoặc giãn nợ. Nhiều dự án có nội dung kinh tế kỹ thuật phức tạp,Họ chưa được chuyên sâu vào một ngành cụ thể nên chưa nắm chắc những đặc điểm, những khó khăn thiếu sót khi đánh giá phương án kinh doanh của KH. Chính vì vậy, mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn thấp song tình trạng điều chỉnh kỳ hạn nợ vẫn phát sinh nhiều dẫn đến tình trạng chất lượng bị ảnh hưởng.
- Chưa đa dạng hóa các hình thức cho vay, hình thức chủ yếu vẫn là cho vay trực tiếp nên nhiều lúc chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn vốn và tiết kiêm chi phí.
- Thủ tục cho vay đôi khi còn rườm rà, thủ tục xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ còn phức tạp.
2.2.3.2.2- Một số nguyên nhân chủ yếu: * Môi trường kinh tế chưa ổn định: * Môi trường kinh tế chưa ổn định:
- Cơ chế và chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới,để theo kịp với sự thay đổi của cơ chế và chính sách vĩ mô của Nhà nước cũng như tình hình thực tế trên thị trường mà do đó đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn …dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, mất khả năng thanh toán những khoản tiền đã vay của Ngân hàng để đầu tư sản xuất.
* Các nguyên nhân về phía khách hàng:
- Sự yếu kém về trình độ kỹ thuật, máy móc thiết bị lạc hậu làm cho năng suất lao động thấp, chất lượng kém, giá thành cao dẫn đến hàng hóa ứ đọng, thua lỗ trong kinh doanh.
- Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng còn nhiều hạn chế.
* Các nguyên nhân về phía Ngân hàng:
Để thực hiện một khoản cho vay hoàn chỉnh, cán bộ tín dụng thường phải thực hiện kiểm tra đánh giá khoản vay trước, trong và sau khi cho vay. Đánh giá rủi ro trước khi cho vay có ý nghĩa rất quan trọng. Mức độ rủi ro đối với những khoản vay sẽ là rất lớn nếu khâu này làm không chính xác. Để làm tốt việc này, các cán bộ tín dụng phải tập hợp và xử lý các thông tin về mọi mặt của khách hàng bao gồm cả tình hình tài chính, kinh doanh, tư cách đạo đức của khách hàng, nghĩa là cán bộ tín dụng phải hiểu rõ khách hàng trước khi có quyết định cho vay. Đánh giá rủi ro trong khi giải ngân giúp cho cán bộ tín dụng kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình tài sản thế chấp và khả năng thanh toán của khách hàng. Cuối cùng, sau khi khách hàng trả nợ xong, Ngân hàng sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng và đánh giá hiệu quả vốn vay.
+ Mặc dù đã được quan tâm đào tạo, song vẫn chưa đáp ứng được kịp với những diễn biến thay đổi liên tục của nền kinh tế thị trường: sự am hiểu về nền kinh tế còn hạn chế nên quá trình tính toán cho vay còn chưa sát.
+ Chưa quan tâm nhiều đến tính khả thi của dự án vay, mới chỉ chú trọng vào tài sản thế chấp đảm bảo tiền vay của khách hàng dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.
+ Chưa phân tích hết được năng lực tài chính của khách hàng, thường là vốn tự có tham gia vào dự án thấp, dẫn đến hiệu quả của dự án không cao, khả năng trả nợ thấp.
+ Công tác kiểm tra, kiểm soát các khoản vay tuy đã được chú trọng và tăng cường nhưng công tác tự sửa sai còn chậm nên chưa đáp ứng được yêu cầu.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT TRIỆU SƠN
3.1. Định hướng hoạt động của NHNo&PTNT Triệu Sơn những năm tới: 3.1.1- Định hướng chung từ năm 2010 – 2020:
Là một NHTM thì vấn đề quan trọng là phải có đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các KH. Song nhu cầu đó phải có những dự án khả thi đem lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực cho người vay vốn và cho nền kinh tế, đồng thời đáp ứng được các điều kiện vay vốn theo thể lệ chế độ tín dụng hiện hành, đặc biệt là điều kiện có khả năng hoàn trả nợ vay cả gốc và lãi. Với phương châm hoạt động là “đi vay để cho vay”, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Triệu Sơn đã có những định hướng chung cho hoạt động kinh doanh từ năm 2010 - 2020 như sau:
- Về nguồn vốn: Phải đa dạng hóa các hình thức huy động nhằm thu hút được khối lượng vốn lớn phục vụ cho quá trình hoạt động.
- Về sử dụng vốn: Mở rộng công tác cho vay đối với mọi loại hình kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau với phương châm tăng trưởng nhưng phải an toàn tín dụng.
- Kiên trì đổi mới theo cơ chế thị trường trên cơ sở quan hệ cung cầu vốn trên địa bàn, đảm bảo lãi suất thực dương và hoạt động kinh doanh có lãi.
- Từng bước hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh đứng vững trong cạnh tranh, hòa nhập với các Ngân hàng trên địa bàn cũng như trên toàn quốc.
3.1.2- Định hướng cho năm 2010
3.1.2.1- Tổng nguồn huy động địa phương:
- Nội tệ : Đến 31/12/2009 là: 261 tỷ đồng, tăng 43,2 tỷ , tốc độ tăng 20% so với 31/12/2008.
- Ngoại tệ ( quy đổi USD ) : Đến 31/12/2009 là 1.400 ngàn USD tăng 294 ngàn USD, tốc độ tăng 26,6% so với năm 2008 .
3.1.2.2- Dư nợ :
Đến 31/12/2009 là 277,5 tỷ tăng so với năm 2008 là 25 tỷ ( Bằng 60 % tăng nguồn huy động vốn năm 2009 ) , tốc độ tăng so với 2008 là 10%
3.1.2.3-Nợ xấu: Phấn đấu < 3,0 %.
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Triệu Sơn: Triệu Sơn:
Hoạt động NH luôn tiềm ẩn trong đó mức độ rủi ro cao và tín dụng là một trong những lĩnh vực có rủi ro cao nhất. Đối với các NHTM Việt Nam, hoạt động tín dụng đang là một trong những lĩnh vực chiếm tỷ trọng 85 - 90% doanh thu, nên việc đảm bảo chất lượng tín dụng là vấn đề có tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng tín dụng luôn là mục tiêu và là một nhân tố quan trọng nhất để cạnh tranh và phát triển của mỗi NHTM. Để nâng cao chất lượng tín dụng, NH cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể sau:
3.2.1- Tăng cường công tác huy động vốn:
Một NHTM mạnh là NH có nguồn vốn lớn, vì vậy, công tác huy động vốn tại chỗ có ý nghĩa rất quan trọng. Thời gian qua, với lợi thế của mình, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã sử dụng các giải pháp đồng bộ từ khâu củng cố mạng lưới đến quảng cáo, tác phong phục vụ đã tạo ra được một luồng
vốn lớn. Để làm tốt công tác huy động vốn, cần làm tốt hơn các giải pháp cụ thể sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trực tiếp, tuyên truyền qua mạng lưới thông tin đại chúng, vận dụng các hình thức huy động thích hợp để khuyến khích khách hàng gửi tiền, đảm bảo sự ổn định và tăng cường được nguồn vốn.
- Cải tiến và thay đổi phong cách giao dịch, lề lối làm việc, giải quyết nhanh và chính xác mọi công việc, không để làm mất thời gian của khách hàng.
3.2.2- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng Ngân hàng :
Thẩm định tín dụng là xác định khả năng hay ý muốn của người vay trong việc hoàn trả tiền vay. Có nhiều yếu tố mà các Ngân hàng cần phải xem xét về khả năng và sự sẵn lòng hoàn trả tiền vay, phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng tín dụng hay không. Trong đó cần chú ý đến 5 nhân tố quan trọng, đó là năng lực, uy tín, vốn, tài sản thế chấp và điều kiện hoạt động. Trong các nhân tố này, uy tín là nhân tố quan trọng nhất. Nếu như khâu thẩm định được thực hiện tốt thì các nhà quản trị Ngân hàng sẽ đưa ra được những quyết sách đúng đắn.
* Thực hiện thu thập và xử lý thông tin một cách chính xác:
* Phân tích tài chính đơn vị vay vốn:
* Đánh giá tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh và trình độ của người điều hành:
3.2.3- Phân loại khách hàng:
Để đánh giá KH phải dựa vào một số tiêu chí nhất định, qua đó phân loại khách hàng ở các mức độ khác nhau. Sau khi phân loại được khách hàng, ta có thể đưa ra được các giải pháp như tiến hành tập trung cho vay các khách hàng có tài chính lành mạnh, quan hệ với Ngân hàng sòng phẳng. Còn những khách hàng khó khăn về tài chính, nếu ổn định được sản xuất kinh doanh, có dự án khắc phục thì
có thể kiểm tra thẩm định để cho vay, từ chối những khách hàng không có khả năng ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, không có dự án khả thi.
3.2.4- Thực hiện nghiêm túc các thể lệ, chế độ tín dụng hiện hành: * Quy chế thể lệ tín dụng: * Quy chế thể lệ tín dụng:
Những năm gần đây, chế độ thể lệ tín dụng của Ngân hàng thương mại luôn luôn được bổ sung, thay đổi để phù hợp với chính sách đổi mới của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, trong thực tế giải quyết công việc, cán bộ tín dụng khó có thể nắm vững hết những văn bản pháp quy trong lĩnh vực này đang còn hoặc đã hết hiệu lực và khó lường trước được nội dung trong văn bản pháp quy có mâu thuẫn hoặc phủ nhận lẫn nhau không? Thực trạng này đang là một khó khăn, lúng túng cho những cán bộ làm công tác tín dụng.
Chính vì vậy, trong điều kiện kinh tế xã hội và pháp luật hiện nay, cần phải coi trọng việc vận dụng các văn bản pháp quy vào thực tế cho phù hợp với tình hình từng khách hàng.
* Quy chế bảo đảm tiền vay:
Thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản khi vay vốn ngân hàng là một trong những biện pháp đảm bảo tín dụng ở các NHTM.