1. 3.1 Khái niệm chất lượng tín dụng
3.2.6- Giải quyết tốt các khoản nợ quá hạn
Trong những năm qua, các NHTM nói chung có tỷ lệ nợ quá hạn lớn và có xu hướng gia tăng. Việc giải quyết như thế nào là vấn đề các NHTM còn nhiều lúng túng.
Thực tế tại NHNo&PTNT Triệu Sơn nợ quá hạn đang còn ở mức hơi cao, cần phải có những biện pháp chỉ đạo cụ thể để thu hồi được nợ trong thời gian nhanh nhất. Việc đầu tiên là phải phân tích các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi để tìm hiểu nguyên nhân phát sinh, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp cụ thể là: + Nếu những KH có khó khăn trong việc trả nợ NH do những nguyên nhân bất khả kháng thì có thể áp dụng các chế tài tín dụng như gia hạn nợ, giảm nợ, hoặc là thu nợ dần.
+ Nếu những KH cố tình chây ỳ, không chịu trả nợ Ngân hàng thì phối hợp với chính quyền địa phương, xử lý tín dụng để thu hồi nợ hoặc khởi kiện trước pháp luật. Cán bộ tín dụng phải kiên trì bám sát khách hàng để đôn đốc thu hồi nợ quá hạn và đề xuất các biện pháp xử lý nợ.
+ Kiểm tra, củng cố hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay của các khoản nợ quá hạn, xử lý dứt điểm từng bước theo đúng quy trình nghiệp vụ và các quy định của pháp luật, làm cơ sở cho việc xử lý nợ theo văn bản 238 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
+ Mạnh dạn áp dụng các cơ chế tài chính cho phép để giải quyết các khoản nợ tồn đọng một cách có hiệu quả, cụ thể là khi phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi mà Ngân hàng đã xiết nợ bằng tài sản. Những tài sản đó có đủ hồ sơ pháp lý hợp
pháp thì thực hiện pháp mại. Trường hợp tài sản xiết nợ bán chậm hoặc khó bán thì ngân hàng được phép cho thuê tài sản hoặc sử dụng vào mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu bù đắp khoản vay bị rủi ro. Trường hợp đã xử lý hết tài sản mà vẫn còn nợ thì đề nghị xử lý theo văn bản 238 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.