Nói chuyện là một tài năng của con người, một môn nghệ thuật. Trong cuộc sông, lời nói nhiều màu, nhiều vẻ thậm chí khác nhau như một trời một vực. Cũng với lòng tốt như nhau, nhưng người này nói thì mọi người cười, người kia nói thì tất cả la ó. Lời nói của lãnh đạo, có thể làm cho cấp dưới nhiệt tình hăng hái lao động, cũng có thể làm cho họ ủ rũ, buồn chán. Nhà doanh nghiệp nói năng khác nhau, có thể thu hút khách hàng, làm ăn phát đạt,
cũng có thể làm cho của hàng lạnh lẽo, nợ nần chồng chất. Trong gia đình ăn nói khác nhau, có thể làm cho bầu không khí đầm ấm vui vẻ, cũng có thể làm cho gia đình buồn rầu, lo lắng. Nói là bản lĩnh xử thế, nói là một nghệ thuật.
Mặc dù tài nói là tài năng bẩm sinh, nhưng chú ý rèn luyện cũng có thể nâng cao trình độ nói năng của mỗi người.
3.3.1.2 Kỹ thuật cơ bản về diễn thuyết
Cần nắm chắc các kỹ thuật sau đây khi diễn thuyết.
Trước hết, gạt bỏ tâm lý sợ sệt, khắc phục trạng thái tâm lý hướng nội. Có thể ta đã nghe nhiều người phân bua "tôi không biết nói", "tôi nói năng kém lắm". Họ vừa vì thế mà khổ tâm - không biết diễn đat nguyện vọng, ý kiến và tình cảm của mình trong những trường hợp cần thiết - vừa vì thế mà an tâm - có thể ít nói hoặc không nói vì "không biết nói". Không nâng cao trình độ kỹ thuật diễn thuyết. Tâm lý đó sẽ làm cho ta "lo đủ thứ", "không biết nói gì", "liệu mình nói người ta có nghe không?" "Liệu mình nói như thế họ có ghét không?" v.v... Thực ra có lẽ là những mối "lo" không cần thiết, vì ngôn tự tâm, nếu ta chân thành, xuất phát từ đáy lòng mình thì lời nói nhất định làm cho người ta cảm động.
Muốn gạt bỏ tâm lý sợ sệt, trước hết cần khắc phục cách nghĩ "ta là trung tâm" vì cách nghĩ này khiến cho khi nói chuyên, cái đầu tiên nghĩ tới sẽ là: Họ nghĩ về mình như thế nào nhỉ, mình có mất tư thế không nhỉ. Vì vậy, ta chưa nói mặt đã đỏ, mởi mở miệng giọng đã lạc. Khi nói chuyện hoặc diễn thuyết, đừng có nghĩ về mình mà nên nghĩ về nội dung mình đang nói.
Thứ hai, làm rõ yếu lĩnh diễn thuyết (hoặc nói chuyện). Theo Arìxtôt và các nhà học giả khác, yếu lĩnh diễn thuyết gồm:
"Ai" tức làm rõ vai trò vị trí của mình trong buổi diễn thuyết, chỗ mạnh chỗ yếu của mình để phát huy tài năng.
"Với ai?" Tức làm rõ trình độ học vấn, địa vị xã hội và sở thích của người nghe. Với người ngoại đạo mà nói về chuyên môn của bạn thì sẽ không được ai thích, với người có tính cách hướng nội hoặc nghiêm túc mà nói chuyện tếu thì sẽ gây ác cảm cho đối phương.
“Trong hoàn cảnh nào?" Tức chú ý hoàn cảnh môi trường diễn thuyết. Môi trường yên tĩnh, kín đáo như hội trường nhỏ thì nên nói tỉ mỉ và lâu, còn ở môi trương thoáng đạt như hội trường lớn, ngoài trời thì nên diễn thuyết ngắn. Nếu bầu không khí không thuận lợi, hoặc đối phương đang bận việc, không vui vẻ lắm thì nên nói ngắn gọn.
"Nói gì?" Túc làm rõ tính chất, mục đích, chủ đề buổi nói chuyện, ngoài chuyện tào lao, cần chuẩn bị trước những việc cần nói để khi trình bày lời ít ý nhiều, biểu đạt chính xác suy nghĩ của mình.
Thứ ba, vận dụng khéo tư liệu và số liệu, Người biết diễn thuyết rất giỏi về môn sử dụng tư liệu và số liệu. Số liệu thực có sức thuyết phục rất lớn. Nếu biết so sánh thì sẽ có hiệu quả ngoài sức tưởng tượng. Nhà chính khách Anh Laibat diễn thuyết về tình hình lao công ở Luân Đôn, đang nói thì bỗng dưng ông dừng lại, lấy chiếc đồng hồ trong túi ra xem.
Ồng đảo mắt nhìn quanh hội trường trong một phút 12 giây. Các vị quan chức có mặt đều bồn chồn, nhìn nhau dò hỏi: "ông Laibat quên lời diễn văn chăng?" Không phải, ông tiếp tục nói: "72 giây mà các ngài cảm thấy bồn chồn lo lắng vừa rồi, chính là thời gian công nhân xây một viên gạch". Phương pháp này của ông rất có hiệu quả, đến nỗi các hãng tin trên thế giới đều tranh nhau đưa tin này, các báo lớn cũng đua nhau đưa tin này.
Thứ tư, theo dõi "đèn xanh, đèn đỏ". Khi nói chuyện hoặc diễn thuyết cần theo dõi "đèn xanh, đèn đỏ" như những người lái xe. Nếu nhũng người nghe tỏ ra chăm chú và hứng thú tức là họ bật đèn xanh nên tiếp tục nói. Nếu người nghe ngáp hoài, tức là họ bật đèn đỏ - họ cảm thấy chán ngán, bất mãn, thậm chí tức giận, nên "phanh" ngay.
Thứ năm, khống chế ngữ điệu và âm lượng. Nếu khi nói chuyện, ngữ điệu đều đều, khàn hoặc the thé tiếng sẽ làm giảm sức thuyết phục và sức hấp dẫn vì vậy không nên nói giọng mũi - giả âm mũi; khi nói thả lỏng yết hầu, giảm âm the thé; khống chế tốc độ nói - chú ý ngữ điệu, bỏ những chữ nói láp như thì, là, mà.
Thứ sáu, vận dụng mặt và mắt biểu lộ tĩnh cảm. Nếu mặt lạnh như tiền thì chẳng khác gì nói với người ta rằng nội dung nói chẳng có gì thú vị. Bộ mặt lãnh đạm, tàn nhẫn thể hiện sự thâm thù, căng thẳng và sợ sệt, chứ không phải do người ta cố tình tạo ra. Khi nói chuyện, có thể đưa mắt nhìn cử toạ, nhưng cần phải tránh để cho hai đôi mắt bắt gặp nhau. Chú ý đừng bỏ sót những thính giả ngồi ở các góc.
Thứ bảy, chú ý tư thế diễn thuyết. Khi diễn thuyết tư thế phải tự nhiên, nhã nhặn để tạo ra sức hấp dẫn đối với người nghe. Những biểu hiện vội vã, căng thẳng, lan man chỉ chứng tỏ đó là người không có khả năng diễn thuyết, khi bắt đầu diễn thuyết, đi chậm rãi tới micro, thở sâu một cái, đưa mắt nhìn khắp lượt người nghe, đôi mắt sắc sảo nhìn vào một điểm hoặc một người nào đó lâu hơn cho tởi khi cả hội trường im lặng, rồi ưỡn ngực, bắt đầu diễn thuyết. Khi nói, đầu để ngay ngắn, tiếng nói phát ra hơi cao một chút so với mặt bằng cắt ngang theo miệng. Khi nói không mân mê các loại đồ vặt vãnh như mùi xoa, cốc...
3.3.1.3 Phát biểu tuỳ hứng
Phát biểu tuỳ hứng có thể áp dụng trong phạm, vi rất rộng: Lời mở màn cuộc họp, lời chào hàng, tranh luận trong hội nghị, phát biểu trên bàn đàm phán... Muốn phát biểu tuỳ hứng có hiệu quả cần nắm vững những vấn đề chính sau:
+ Chuẩn bị trước trong đầu sẽ nói những nội dung gì, dẫn chứng số liệu và sự kiện gì, hoặc là trích dẫn lời hay ý đẹp của ai v.v,,. Nội dung nói phải phù hợp, logic, rành mạch, rõ ràng.
+ Phát triển ý tứ tại chỗ. Vì là phát biểu tuỳ hứng, chưa được chuẩn bị kỹ càng, nên việc phát triển ý tứ tại chỗ rất quan trọng. Sau khi đã cấu tứ trong đầu rồi, nên chú ý quan sát hiện trường và thính giả, chớp lấy những hình tượng và cảnh quan có liên quan đến chủ đề để sinh cảnh ví von, so sánh, ứng khẩu. Nếu nắm được kỹ thuật tương đối khó này, diễn thuyết sẽ sinh động hấp dẫn, tình cảm ngưòi nói với người nghe sẽ chan hoà, ấm áp.
+ Tuỳ cơ ứng biến. Tính chất của lời phát biểu tùy hứng yêu cầu người diễn thuyết phải có khả năng đối phó nhanh nhạy. Trước khi diễn thuyết không được chuẩn bị nên vào
cuộc dễ bị nhiều cái bất ngờ như sợ sệt, quên ý tứ v,v... Gặp những trường hợp như vậy cần bình tĩnh, ứng phó linh hoạt để xoay chuyển tình thế bị động, chuyển bại thành thắng.