Thuật nói dối không có ác ý

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO-GIAO TIẾP VÀ ĐẢN NHẬN TRONG KINH DOANH (Trang 25)

Nói dối là không hay. Song trong giao dịch một câu nói dối không có ác ý có thể tránh được nhiều điều phiền phức. Muốn phát huy tác dụng của câu nói dối không có ác ý, cần chú ý mấy điểm sau:

 Nịnh nhưng không khoa trương. Có người bạn đì làm đầu theo mốt thời thượng, hỏi "này trông có đẹp không"? Bạn không nên trả lời "Đẹp như minh tinh màn bạc", mà nên nói "Hay, hấp dẫn đấy".

 Không được thổi phồng một câu nói dối. Nói dối cũng như nói chuyện không nghiêm chỉnh khác, càng ít lời càng tốt.

 Không nên nối dối nhiều quá. Nếu nói dôi liên tục thì sự thật cũng có thể trở thành điều dối trá, không ai tin.

 Nói dối không được sơ hở. Không nên vội vàng tìm cở che chắn, cần phải nói rõ ràng chầm chậm ý tứ của mình, mắt nhìn vào đối phương. Nếu mắt đảo đưa, hoặc nhìn trộm xem đối phương có tin vào lời mình nói hay không thì sẽ bị phát hiện là nói dối. Trước tiên phải giả thiết tất cả nhũng gì ta nói là thật, khi nói không được lấy tay hoặc khăn mùi xoa che miệng vì những ngôn ngữ hình thể đó sẽ mách bảo người khác biết rằng ta đang nói dối.

 Nói dối qua trung gian, qua thư tín, qua điện thoại dễ dàng hơn nói trực diện, mặt đối mặt.

 Hãy nhớ những câu nói dối của mình và luôn luồn nói đi đôi với làm. Cần chuẩn bị một lời nói dối khác để phòng ngừa câu trước bị lật tẩy. Ví dụ bạn từ chối lời mời, nói thác

là đi bệnh viện nhổ răng, không may lại gặp người bạn đó ở quán rượu, bạn cần bình tĩnh, cười mỉm, "uống thuốc rồi mà răng vẫn đau, tôi muốn uống rượu để quên đi cơn đau".

Vậy thì làm thế nào để biết được người khác đang nói dối. Người nói dôi thường có những biểu hiện bên ngoài không bình thường, chịu khó quan sát ta có thể phát hiện ra được. Ta có thể phán đoán những người nói dôi từ những hiện tượng thường gặp ở họ như sau:

Thứ nhất: Dùng tay che miệng. Tay che miệng, ngón tay cái ấn vào má. Mấy ngón tay hoặc cả nắm tay đè lên môi. Có khi giả vờ ho một tiếng để che dấu động tác che miệng.

Thứ hai: Động tác gãi mũi. Thực chất, đó là động tác khéo léo hơn che miệng, có khi chỉ là động tác xoa dưới mũi một hai cái hoặc phết tay qua mũi một cái.

Thứ ba: Vừa nói vừa đưa tay dụi mắt. Đây là biểu hiện tránh nhìn đối phương khi nói ối. Đàn ông thường dụi mạnh hơn lời nói dối ly kỳ quá thì động tác nhìn lảng sang một bên.

Thứ tư: Trông người có vẻ bứt rứt, khó chịu. Đối tượng có biểu hiện lúng túng, mất hẳn sự tự tin như hàng ngày.

Thứ năm: Trạng thái đỏ mặt. Cơ bắp trên mặt căng thẳng, đồng tử mở to hoặc thu nhỏ, nháy mắt liên tục. Nói xong kiếm cớ bỏ đi ngay.

Thứ sáu: Thối độ lảng tránh, vò tai, bứt tóc hoặc có những hành vi và cách xử sự bất bình thuời khác.

Trong giao dịch nói dối không có ác ý và nhận biết đối phương nói dôi đều có công hiệu như nhau.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO-GIAO TIẾP VÀ ĐẢN NHẬN TRONG KINH DOANH (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)