C. Củng cố, dặn dò
1. Kiểm tra bài cũ 2 Day học bài mớ
3.1.2.1. Ngắt, nghỉ hơi khi đọc truyện
Trong khi đọc, phát âm sai sẽ làm cho văn bản mất đi tính hấp dẫn, nhng nếu phát âm chuẩn mà ngắt, nghỉ không đúng chỗ cũng giảm đi cái hay của bài văn, bài thơ. Có khi còn gây nên sự hiểu lầm về ý nghĩa trong ngôn từ văn bản đó. Trong bài “Chú sẻ và bông hoa bằng lăng” (TV3, T1, 26) của Phạm Hổ có câu: “Mùa hoa này,/ bằng lăng nở hoa mà không vui/ vì bé Thơ,/ bạn của cây phải nằm viện//”. Nếu ta không nghỉ ở trớc chỗ “vì bé Thơ” thì nghĩa của câu sẽ bị hiểu sai lệch: cây bằng lăng nở hoa mà không vui vì cô bé Thơ này chứ không phải vì bé Thơ phải nằm viện.
Hay trong câu: “Bỗng/ từ trên cây cao gần đó,/ một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống nh hòn đá/ rơi trớc mõm con chó// . ”
(Con sẻ- TV4, T2, 90)
Cách ngắt nhịp đúng sẽ diễn tả đúng sự đột ngột khi con sẻ mẹ lao xuống để cứu sẻ con khi ngắt nhịp sau từ “bỗng” và ngắt nhịp trớc từ rơi tăng thêm giáo trị sự so sánh sức mạnh, sức nhanh của sẻ già khi xuống cứu con nếu không ngắt, nghỉ đúng nh vậy thì sẽ hiểu nghĩa của câu trên sự so sánh hành động lao xuống, so sánh một con sẻ già lao xuống giống nh “hòn đá rơi” trớc mõm con chó làm giảm đi sự cao cả trong hành động của sẻ mẹ xả thân vì sẻ con. Cần đọc câu văn với giọng hồi hộp diễn tả sự bất ngờ của hành động. nhấn giọng vào các từ gợi tả hình ảnh “đen nhánh”, “lao xuống”.
Khi đọc bài “Chú đất nung” của Nguyễn Kiên thì lại khác, cần đọc lời dẫn chuyện với giọng nhẹ nhàng, hồn nhiên phân biệt rõ lời các nhân vật, cần luyện
đọc đúng các câu “Chắt còn một đồ chơi nữa/ là chú bé bằng đất/ em nặn lúc đi chăn trâu.||” Đọc với giọng kể tự nhiên của trẻ ngắt nghỉ đúng chỗ để thể hiện trò chơi mới của bé là một chú bé bằng đất mà Chắt đã làm ra khi đi chăn trâu.
Với giọng đọc của chàng kị sĩ đọc kéo dài, tỏ ý phàn nàn: “cu đất thật đoảng,/ mới chơi với nó một tí/ mà chúng mình đã bẩn hết quần áo đẹp//”. Giáo viên cần hớng cho học sinh đọc đúng giọng, ngắt nghỉ đúng chỗ, có thể cho học sinh đọc phân vai đoạn đối thoại của các nhân vật để có thể hiểu đợc tính cách nhân vật, thể hiện tính cách qua giọng đọc.
Trong bài “Điều ớc của vua Mi-đát” (TV4, T1) đọc để phân biệt rõ hai lời thỉnh cầu của vua Mi-đát nhằm lột tả hai tâm trạng khác nhau của ông ta lần thứ nhất cầu xin vì lòng tham, nên giọng nói sẽ gấp gáp, đọc nhanh; lần thứ hai cầu xin trong van nài, hốt hoảng; đọc cao giọng lời phán của thần Đi - ô- ni - dốt nên đọc dõng dạc, trang trọng. Đọc đúng câu: “Mi-đat làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trớc đây ông hằng mong ớc/ lúc ấy,/ nhà vua mới hiểu rằng/ hạnh phúc không thể xây dựng bằng ớc muốn tham lam.//” để thể hiện nh một lời khuyên một bài học, mọi sự tham lam không làm cho ngời ta hạnh phúc.
Trong chơng trình Tập đọc ở tiểu học, ở mỗi chủ điểm sau một truyện kể, một tác phẩm văn xuôi là một bài thơ. Cụ thể: ở lớp 2, có 60 văn bản văn học thì có 45 bài văn xuôi và 15 bài thơ. Sang lớp 3, có 62 bài văn xuôi và 31 bài thơ. Đến lớp 4, văn xuôi có 46 bài và 17 bài thơ; lớp 5, số bài thơ cũng là 17 bài, còn số bài văn xuôi là 34 bài.
Khi đọc các văn bản truyện cần ngắt nhịp đúng chỗ dựa theo ý hiểu trong ngôn từ văn bản. Riêng với văn bản là thơ, mỗi thể thơ có cách ngắt nhịp đặc trng riêng.