Kiến nghị đối với Chi cục Thuế huyện Thới La

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình thu thuế công thương nghiệp khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Thới Lai TP. Cần Thơ (Trang 57)

+ Về công tác kê khai Thuế

Thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh để đề xuất phân loại hộ, phân loại doanh nghiệp theo đúng quy định của luật thuế và thường xuyên kiểm tra để phân loại doanh nghiệp theo đúng quy định của luật thuế và thường xuyên kiểm tra để phân loại khi có sự thay đổi. Riêng đối với cơ sở kinh doanh hộ cá thế thực hiện kê khai cần phổ biến thực hiện ghi chép sổ sách kế toán thường xuyên cho hộ nắm thông qua buổi đối thoại giữa cơ quan thuế và người nộp thuế.

Quản lý tốt giá bán hàng hóa, dịch vụ và giá mua nguyên liệu đầu vào để tránh ghi sai lệch so với thực tế bằng cách thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, buộc các cơ sở kinh doanh phải ghi rõ từng mặt hàng cụ thể trong sổ

sách dù là hộ kinh doanh nhỏ, hoặc niêm yết giá cả tại nơi dễ trông thấy nhất là cửa hiệu, cửa hàng.

+ Về công tác thanh tra, kiểm tra

Hiện nay tình hình kiểm tra đối tượng nộp thuế tại Chi cục Thuế còn nhiều hạn chế. Do đó cần tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra, cần chú ý các doanh nghiệp và hộ cá thể có quy mô lớn, có doanh số cao và số thuế phải nộp lớn, các doanh nghiệp và hộ cá thể có doanh thu, số thuế tăng đột biến, có nhiều dấu hiệu bất thường như: kê khai luôn khai báo lỗ, luôn kê khai thuế GTGT âm,… nhằm chặn đứng các hành vi gian lận thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ nộp thuế và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Đẩy mạnh công tác xác minh hóa đơn nhằm kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm xuất bán hóa đơn khống vi phạm luật thuế GTGT. Công việc kiểm tra không chỉ dừng lại ở khâu hóa đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán mà còn phải kiểm tra sự hiện hữu thực tế của hàng hóa, nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, chủ sở hữu thực của hàng hóa, có như vậy mới đảm bảo giảm tối thiểu các hành vi gian lận của các cơ sở kinh doanh.

+ Về công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Các hành vi sai phạm về thuế còn nhiều phổ biến vừa làm thất thu cho NSNN, vừa không đảm bảo công bằng xã hội,…Nguyên nhân trước hết là do người nộp thuế chưa hiểu sâu sắc về nghĩa vụ nộp thuế và đặc biệt chưa hiểu được quyền thụ hưởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp, chưa hiểu rõ nội dung chính sách và nghiệp vụ tính thuế, kê khai thuế và nộp thuế. Vì vậy tính tuân thủ về thuế tự nguyện chưa cao. Do đó cần chủ động đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của đối tượng nộp thuế, Chi cục Thuế cần:

Giúp các đối tượng nộp thuế nắm vững chính sách, quy trình, thủ tục thu nộp thuế, trên cơ sở đó thực hiện đúng, đủ kịp thời vào NSNN. Tạo điều kiện để đối tượng nộp thuế thực hiện tự khai, tự tính, tự nộp thuế giảm dần những sai phạm mà đối tượng nộp thuế mắc phải.

Mở một cuộc tuyên truyền sâu rộng về chế độ quản lý và sử dụng hóa đơn để mọi người thấy rõ việc thực hiện nghiêm chỉnh hóa đơn không chỉ nhằm chống thất thu ngân sách có hiệu quả mà còn mang lại nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội gắn với lợi ích của người mua hàng, của các đơn vị kinh doanh, của các cơ quan xí nghiệp góp phần chống lãng phí, chống tham nhũng. Đồng thời giới thiệu kỹ lưỡng về các hình thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm nhằm phát huy tác dụng, đưa dần việc thực hiện hóa đơn vào kỷ cương, khi mua bán đều phải có hóa đơn hợp lệ.

+ Công tác quản lý hóa đơn

Tăng cường công tác quản lý hóa đơn nhằm giảm thiểu các sai phạm, gian lận về hóa đơn.

Hướng dẫn đối tượng thuế sử dụng hóa đơn phải tận tình, rõ ràng để tránh nhiều trường hợp đối tượng ghi chép có những sai sót không đáng có, làm ảnh hưởng đến kết quả kê khai thuế gây phiền hà cho đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế.

Thực hiện công tác lưu sổ theo dõi các đối tượng sử dụng hóa đơn. Cung cấp các thông tin về hóa đơn như: những doanh nghiệp không có thật, doanh nghiệp ngừng hoạt động các hóa đơn đều không có giá trị lưu hành.

Với những trường hợp vi phạm hóa đơn mang tính chất điển hình cần phải giải thích công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, lên án rộng rãi các vụ vi phạm nhằm phát huy tính giáo dục, răng đe, từng bước đưa việc thực hiện hóa đơn vào nề nếp, tạo điều kiện cho việc thu thuế hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật quản lý thuế số 78/2006/QH 11 ngày 29/11/2006 2. Luật thuế GTGT số 13/2008/QH 12 ngày 03/06/2008 3. Luật thuế TNDN số 14/2008/QH 12 ngày 03/06/2008

4. Nghị quyết số 200NQ/TVQH ngày 18/01/1966 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

5. Pháp lệnh sửa đổi một số điều về thuế CTN số 10-LCT/HĐNN7 ngày 26/02/1983 của hội đồng Nhà nước.

6. Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế.

7. Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục Thuế.

8. Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và Nghị định số 124/2008/NĐ-CP. 9. Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 và Nghị định số 123/2008/NĐ-CP. 10.Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Nghị định số 85/2007/NĐ-CP. 11. Trương Đông Lộc, 2010. Bài giảng thuế. Đại học Cần Thơ.

12. Đặng Minh Hiển, 2009. Công tác quản lý thu thuế khu vực ngoài

quốc doanh tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ. Luận

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình thu thuế công thương nghiệp khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Thới Lai TP. Cần Thơ (Trang 57)