Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu Ứng dụng Viễn thám và hệ thông tin địa lý trong nghiên cứu biến động sử dụng đất vùng cửa sông Mã tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1990 – 2010 (Trang 32)

Cơ cấu kinh tế: qua các thời kỳ cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tắch cực. Các ngành nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ựều tăng về giá trị và tỷ lệ trong tổng sản phẩm xã hội. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp tăng về giá trị nhưng giảm về tỷ lệ cơ cấu GDP. Tuy nhiên, thu nhập về nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, ựiều ựó cho thấy Hoằng Hoá vẫn là huyện nông nghiệp. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, dịch vụ thương mại còn chưa phát triển.

a. Nông nghiệp

Về trồng trọt: Nhìn chung cây lương thực là nhóm cây chủ lực (lúa, ngô). Ngoài ra, nhóm cây chất bột lấy củ (khoai lang, sắn...), diện tắch gieo trồng có xu hướng giảm và nhóm cây thực phẩm (rau, ựậu): diện tắch nhóm cây thực phẩm có sự tăng lên qua các năm.

Về chăn nuôi: Phát triển mô hình chăn nuôi hộ, chăn nuôi trang trại. Năm 2008, toàn huyện ựã xây dựng ựược 137 trang trại nuôi tập trung, trong ựó 16 trại bò, 75 trại lợn, 33 trại gia cầm và chăn nuôi tổng hợp 5 ựang sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

b. Lâm nghiệp

Tắch cực trồng rừng theo các dự án và trồng cây phân tán, cơ bản phủ xanh ựất trống ựồi trọc, bãi bồi, tăng diện tắch che phủ. Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng ựược quan tâm.

Huyện có rừng phòng hộ ven biển chủ yếu là cây phi lao. Trên thực tế rừng phòng hộ là một dải dọc ven biển với chiều rộng 8 Ờ 9m do dân trồng lên nhằm giảm ảnh hưởng tác ựộng của gió biển ựối với khu dân cư

Ngoài ra khu vực nút cát hiện ựã ựược phủ lớp rừng trồng (chủ yếu là thông) có ựộ tuổi 6 Ờ 7 năm. Khu vực của Hới phát triển diện tắch rừng sú vẹt và bần chua có ựộ tuổi 4 Ờ 5 năm.

c. Thủy sản

Nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản ựã có bước phát triển mới và tương ựối toàn diện cả ựánh bắt, nuôi trồng, năng lực khai thác.

Khu vực nuôi ngao của huyện tập trung khu vực cửa Lạch Trường với diện tắch ựến này là 17ha. Bên cạnh ựó diện tắch nước mặt hiện nay ựã ựược người dân sử dụng cho phục vụ nuôi trồng thâm canh thủy sản.

đánh bắt thủy sản hiện nay cũng là một trong những hình thức kinh tế chắnh của dân cư ven biển huyện. Tuy nhiên người dân ở ựây vẫn sử dụng các tàu bè loại nhỏ có công suất không lớn nên hiệu quả kinh tế không cao.

d. Công nghiệp

Khu công nghiệp và ựô thị Hoàng Long có quy mô 76ha giáp quốc lộ 1A, cách sông Mã 200m ựược bắt ựầu xây dựng cuối tháng 3 năm 2004 và ựến hiện nay ựã có trên mười công ty, doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh (Công ty thuốc phong Bà Giằng, công ty phân bón Hữu Nghị , công ty xây dựng Hoàng Tuấn, các trường trung cấp, dạy nghề, trung tâm sát hạch lái xe và các khách sạn. đặc biệt là công ty giầy Hong-Fu và Rollsport thuộc tập ựoàn Hồng Mỹ) ựang thu hút trên 10.000 lao ựộng làm việc tại công ty.

e. Du lịch

Du lịch hiện ựang dần trở thành một trong những hướng phát triển kinh tế mới trong tương lai. Khu Du lịch sinh thái biển Hải Tiến ựã ựược UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Quy hoạch chung tại Quyết ựịnh số 2750/Qđ-UBND ngày 01/8/2009 với tổng diện tắch quy hoạch hơn 400ha thuộc 5 xã (Hoằng Trường, Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh và Hoằng Phụ). Tuy nhiên hiện nay mới chỉ khai thác gần 150 ha. Còn lại diện tắch vẫn trong mục quy hoạch và sẽ ựược tiếp tục ựầu tư xây dựng trong thời gian tới.

Khu du lịch sinh thái hiện nay với mục tiêu là kết hợp với phòng hộ bờ biển và bảo vệ môi trường biển, góp phần thúc ựẩy phát triển kinh tế - xã hội tại ựây.

CHƯƠNG 3.

NGHIÊN CỨU BIẾN đỘNG SỬ DỤNG đẤT VÙNG CỬA SÔNG MÃ TỈNH THANH HÓA BẰNG DỮ LIỆU VIỄN THÁM VÀ GIS

Một phần của tài liệu Ứng dụng Viễn thám và hệ thông tin địa lý trong nghiên cứu biến động sử dụng đất vùng cửa sông Mã tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1990 – 2010 (Trang 32)