Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán

Một phần của tài liệu Kế toán tiền và các khoản trích theo lương tại công ty cổ Sản xuất VLXD và Xây dựng Đức Kiệt (Trang 35)

III. Tổ chức công tác kế toán:

2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán

2.1. Trưởng phòng kế toán kiêm kế toán trưởng.

a. Chức năng: là chức danh quản lý được Hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Trưởng phòng kế toán chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, Giám đốc và Pháp luật Nhà nước về công tác kế toán của Công ty.

b. Nhiệm vụ:

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thống kê - Phụ trách chung, điều hành mọi hoạt động của phòng kế toán

- Lập kế hoạch tổ chức, phân công cho các kế toán viên thực hiện đúng nhiệm vụ, chức năng của Công ty.

- Kiểm tra tính pháp lý của các loại hợp đồng.

- Kế toán các khoản phải thanh toán với ngân sách Nhà nước.

- Tổ chức bộ máy và công tác kế toán phù hợp với mô hình hoạt động của công ty.

2.2. Bộ phận kế toán viên:

a. Kế toán tổng hợp:

- Kế toán tổng hợp chi phí giá thành sản phẩm;

- Xác định đối tượng, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Phát hiện các chi phí sản xuất không hợp lý, không hợp lệ, báo cáo lãnh đạo phòng giải quyết, xuất toán.

- Xác định chính xác giá tri sản phẩm dở dang cuối kỳ..

- Theo dõi TSCĐ, hàng tháng tính khấu hao sửa chữa lớn, và chi phí sửa chữa định kỳ cho từng loại tài sản và thực hiện kiểm kê đánh giá lại TSCĐ theo quy định. - Đôn đốc các khoản công nợ trả chậm khó đòi.

- Tập hợp theo dõi chi phí cơ bản dở dang, phát sinh theo các hạng mục này theo các quy định về kế toán, xác định và kết chuyển chi phí phát

b. Kế toán thanh toán:

- Kiểm tra tính hợp pháp chứng từ trước khi lập phiếu thu chi.

- Cùng thủ quỹ kiểm tra, đối chiếu sử dụng tồn quỹ sổ sách và thực tế.

- Giao dịch với ngân hàng về các khoản thanh toán qua ngân hàng của Doanh nghiệp.

- Kiểm tra tính hợp pháp các chứng từ trước khi thanh toán tạm ứng . - Theo dõi thu chi.

- Lập và hoàn thiện các chứng từ mua hàng để nhập kho nguyên – nhiên - vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá và các chứng từ liên quan.

- Lập đầy đủ đúng hạn các báo cáo, tờ khai về thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT hàng nhập khẩu, theo quy định của các luật thuế hiện hành.

- Hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo đúng nguyên tắc sau:

+ Phản ánh kịp thời tình hình, tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm của từng loại và các khoản phải thu, các khoản thuế GTGT đầu ra phát sinh.

+ Xác định giá vốn hàng bán liên quan đến doanh thu thực hiện và các chi phí liên quan đến tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá.

+ Hạch toán các khoản phải thu, theo từng đối tượng khách hàng, thời hạn thanh toán theo các phương thức bán hàng.

c. Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT.

- Thanh toán tiền lương, thưởng, phụ cấp cho đơn vị theo lệnh của Giám đốc. - Thanh toán BHXH, BHYT, cho người lao động theo quy định.

- Theo dõi việc trích lập và sử dụng quỹ tiền lương của Công ty. - Theo dõi các khoản thu chi của công đoàn.

d. Kế toán kho

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

- Hạch toán kế toán chính xác, kịp thời các nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá, thành phẩm…

- Phản ánh chính xác kịp thời tình hình biến động của từng loại vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá, thành phẩm…

- Kết hợp với nhân viên mua hàng, nhân viên giao nhận thực hiện các thủ tục nhập kho, xuất kho, kiểm kê tồn kho.

e. Thủ quỹ

+ Thu, chi các khoản tiền mặt theo đúng các mặt gồm: nghiệp vụ; đối tượng; chứng từ; giá trị ghi trên chứng từ.

+ Chi trả theo đúng chứng từ, đúng thời hạn và đúng đối tượng đã được lãnh đạo có thẩm quyền duyệt chi

+ Lập sổ theo dõi thu chi quỹ tiền mặt, báo cáo trung thực với lãnh đạo phòng. + Thường xuyên kiểm tra, kiểm kê quỹ.

Một phần của tài liệu Kế toán tiền và các khoản trích theo lương tại công ty cổ Sản xuất VLXD và Xây dựng Đức Kiệt (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w