Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý:

Một phần của tài liệu Kế toán tiền và các khoản trích theo lương tại công ty cổ Sản xuất VLXD và Xây dựng Đức Kiệt (Trang 29)

II. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

2.Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý:

2.1. Chủ tịch HĐQT:

- Chủ tịch HĐQT Công ty: là người có quyền và trách nhiệm cao nhất, quyết định đến phương hướng, kế hoạch của hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động đầu tư của Công ty.

2.2. Ban giám đốc:

* Giám đốc:

- Giám đốc công ty là do Hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị công ty về mọi hoạt động của công ty. Tổng giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty GIÁM ĐỐC Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc Kinh doanh Phòng kế hoạch sản xuất Phòng KCS Tổ chức Phòng Hành chính Phòng Tài chính Kế toán Phòng Thương mại Tổng hợp Phòng Kinh doanh BAN KIỂM SOÁT Phân xưởng khai thác Phân xưởng chế biến Phân xưởng cơ khí và điện

* Phó giám đốc sản xuất:

- Là người giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các lĩnh vực sau:

+ Phụ trách các phòng, bộ phận chức năng: Phân xưởng khai thác; phân xưởng chế biến (1,2,3); phân xưởng cơ khí và điện.

+ Tổ chức khai thác sản xuất, quản lý vật liệu nổ công nghiệp. + An toàn lao động trên công trường

+ Xây dựng các định mức lao động, chi phí, giá thành sản phẩm. + Kiểm tra chất lượng sản phẩm.

+ Đề xuất khen thưởng, kỷ luật.

* Phó giám đốc kinh doanh: :

- là người giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các lĩnh vực sau:

+ Phụ trách các phòng, bộ phận chức năng: Phân xưởng khai thác; phân xưởng chế biến (1,2,3); phân xưởng cơ khí và điện.

+ Thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch tháng, quý, năm như: Doanh số, chi phí quản lý, bán hàng, lợi nhuận. Được ủy quyền thay mặt Giám đốc ký các hợp đồng có giá trị dưới 50 triệu đồng.

+ Duy trì và khai thác thị trường mới.

+ Tổ chức công tác Marketing, PR, xây dựng thương hiệu và hội nghị khách hàng.

+ Đề xuất khen thưởng, kỷ luật.

2.3 Các phòng chức năng

- Phụ trách phòng chức năng là Trưởng phòng do Giám đốc bổ nhiệm, thực hiện công tác quản lý, điều hành toàn bộ công việc chung của phòng dưới sự lãnh đạo chung của Giám đốc và được điều hành trực tiếp của Phó giám đốc về công tác chuyên môn.

- Trong công tác, các phòng chức năng tuân thủ các quy định của Pháp luật, các quy chế quản lý nội bộ và Nội quy lao động của Công ty, các quyết định và chỉ thị của Giám đốc và Phó giám đốc.

- Phòng TCKT có chức năng là đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc và phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong việc quản lý, điều hành và giải quyết toàn bộ các công việc thuộc lĩnh vực tài chính kế toán của công ty trong quá trình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh gồm:

+ Công tác tài chính và quản lý vốn đầu tư

+ Công tác kế toán, thống kê, hạch toán của Công ty + Quản lý tài sản, vật tư, hàng hóa

+ Công tác thu chi, thanh toán + Các công việc liên quan.

b. Phòng Tổ chức Hành chính ( TCHC):

- Phòng TCHC có chức năng là đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc và phó Giám đốc phụ trách thực hiện việc quản lý, điều hành và giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực: Tổ chức, nhân sự, lao động, tiền lương, hành chính văn thư và hành chính quản trị của Công ty bao gồm:

+ Công tác tổ chức, nhân sự, lao động, tiền lương và giải quyết chế độ chính sách cho người lao động;

+ Công tác thanh tra, thi đua, khen thưởng và kỷ luật;

+ Công tác hành chính văn thư: bao gồm công tác văn thư, lưu trữ, bảo mật; + Công tác hành chính quản trị: bao gồm các công tác quản lý tài sản, văn phòng phẩm, lễ tân, khánh tiết, đối nội, đối ngoại, công tác bảo vệ, y tế , tạp vụ, nhà ở, đời sống và xã hội;

+ Các công việc liên quan khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Phòng Thương mại Tổng hợp (TMTH):

- Phòng TMTH có chức năng là đầu mối tham mưu và giúp việc cho Giám đốc và phó giám đốc phụ trách trong việc quản lý, điều hành, tổ chức và giải quyết các công tác việc thuộc lĩnh vực sau:

+ Công tác lập, quản lý và theo dõi thực hiện kế hoạch; + Công tác lập dự toán chi phí hoạt động của Công ty; + Công tác thương mại, quản lý các hợp đồng kinh tế

+ Công tác bảo hiểm rủi ro các tài sản cố định, bảo hiểm con người của Công ty;

+ Tổng hợp và lập các báo cáo về kết quả công tác của Công ty; + Các công việc liên quan khác.

c. Phòng kinh doanh:

- Phòng Kinh doanh có chức năng là đầu mối tham mưu và giúp việc cho Giám đốc và phó giám đốc phụ trách trong việc quản lý, điều hành, tổ chức và giải quyết các công tác việc thuộc lĩnh vực sau:

+ Tổ chức các hoạt động khai thác phát triển thị trường, + Các hoạt động sau bán hàng, chăm sóc khách hàng; + Theo dõi các hợp đồng kinh tế, thu nợ;

+ Thực hiện các chương trìn hoạt động marketing, PR, Quảng cáo; + Các công việc liên quan khác.

d. Phòng sản xuất: có chức năng là đầu mối tham mưu và giúp việc cho Giám đốc và phó giám đốc phụ trách trong việc quản lý, điều hành, tổ chức và giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực sau:

+ Quản lý, điều hành trực tiếp các phân xưởng khai thác, phân xưởng chế biến, phân xưởng cơ điện.

+ Sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng về khối lượng và chất lượng sản phẩm theo đúng kế hoạch sản xuất.

+ Chế biến các sản phẩm đá nguyên liệu, tạo nên các sản phẩm đá thương phẩm theo đúng yêu cầu về chất lượng.

+ Chịu trách nhiệm về an toàn của vận hành của máy móc thiết bị tại công trường được liên tục, hiệu quả.

+ Chịu trách nhiệm tổ chức lao động sản xuất trên công trường đảm bảo các quy định và điều kiện an toàn.

+ Quản lý cấp phát vật liệu nổ công nghiệp theo đúng quy định của Nhà nước.

+ Lập kế hoạch mua sắm, sử dụng máy móc, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ sản xuất.

+ Quản lý kho và thực hiện việc cấp phát nguyên – nhiên vật liêu, vật tư, thiết bị, công cụ, dụng cụ và phụ tùng thay thế cho sản xuất.

+ Các công việc liên quan khác.

e. Phòng quản lý chất lượng sản phẩm (KCS): có chức năng là đầu mối tham mưu và giúp việc cho Giám đốc và phó giám đốc phụ trách trong việc quản lý, điều hành, tổ chức và giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực sau:

+ Theo dõi và kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất ra; + Theo dõi và lập các định mức sản xuất, định mức

Một phần của tài liệu Kế toán tiền và các khoản trích theo lương tại công ty cổ Sản xuất VLXD và Xây dựng Đức Kiệt (Trang 29)