Phát triển chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Cổ Phần Phát triển Bàn Tay Việt (Trang 42)

PHẦN PHÁT TRIỂN BÀN TAY VIỆT

3.2.2. Phát triển chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Nam và các nước. Tuy vậy, công ty vẫn cần phải tính toán sao cho việc tham dự có hiệu quả nhất như lựa chọn hội chợ mà công ty đã có vị trí tương đối thu hút khách hàng, mặt hàng giới thiệu phải được lựa chọn kỹ càng về mẫu mốt và chất lượng sản phẩm, việc thuê và thiết kế gian hàng để trưng bày sao cho rẻ, đẹp và phù hợp…

Ngoài ra, công ty cũng cần phải tiến tới thành lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài, các văn phòng này sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về thị trường tiêu thụ, thị trường giá cả và dự báo những thông tin về nhu cầu thị trường để công ty có những bước xử lý chính xác và ra quyết định kịp thời. Nó còn có nhiệm vụ thay mặt công ty đàm phán, giao dịch, chào hàng, giới thiệu mặt hàng xuất khẩu của công ty tới các khách hàng, các công ty nước ngoài để làm cơ sở cho Tổng Giám đốc ký kết các hợp đồng xuất khẩu có hiệu quả.

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nếu quan tâm đúng mức và chú trọng thích đáng chắc chắn công ty sẽ cải thiện được những yếu kém về công tác nghiên cứu và tiếp cận thị trường như hiện nay góp phần đưa Công ty CP Phát triển Bàn Tay Việt trở thành một doanh nghiệp có kinh nghiệm trên thương trường từ đó đẩy mạnh quá trình xuất khẩu của công ty.

3.2.2. Phát triển chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu hàng thủcông mỹ nghệ công mỹ nghệ

Mô hình phát triển chiếm lược thâm nhập thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đề xuất gồm 3 bước:

- Bước 1: Phân tích tình thế chiến lược hiện tại của công ty: hoàn thiện công tác phân tích và nghiên cứu thị trường.

- Bước 2: Nghiên cứu, lựa chọn và tổ chức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường mới:

+ Phát triển chiến lược Marketing thâm nhập thị trường;

+ Phát triển nguồn ngân sách và sử dụng nguồn lực trong chiến lược thâm nhập thị trường.

- Bước 3: Kiểm tra, đánh giá chiến lược thâm nhập thị trường mới.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ phát triển chiến lược thâm nhập thị trường 3.2.3. Hoàn thiện công tác phân tích và nghiên cứu thị trường

Công tác phân tích và nghiên cứu thị trường cho phép doanh nghiệp có thể đánh giá được quy mô và tiềm năng của thị trường xuất khẩu và là cơ sở để lựa chọn thị trường xuất khẩu tức là lựa chọn đối tác và tìm ra phương hướng kinh doanh đạt hiểu qua cao nhất. Thị trường luôn biến động và tạo ra những rủi ro cũng như những thách thức đối với doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế như Công ty Cổ Phần Phát triển Bàn Tay Việt. Chính vì vậy, công ty cần phải thường xuyên tiếp cận thị trường, nắm bắt những thay đổi của thị trường một cách nhạy bén từ đó có thể đưa ra những chiến lược thích hợp, tận dụng được các cơ hội và tránh được các rủi ro, thách thức để thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Trước hết, công ty cần khai thác thông tin phản hồi từ phía khách hàng và đối tác. Đây là nguồn thông tin quan trọng, đánh giá thực trạng khả năng hoạt động kinh doanh của công ty. Khách hàng là người tiêu dùng trực tiếp vì thế họ phản ánh thực tế chất lượng sản phẩm. Nếu khách hàng hài lòng với sản phẩm của công ty thì công ty có thể phát triển sản phẩm đó, giới thiệu rộng rãi với những khách hàng khác, còn đối với những sản phẩm khách hàng chưa hài

Phân tích tình thế chiến lược hiện tại của công ty

Nghiên cứu, lựa chọn và tổ chức thực hiện chiến lược thâm nhập

thị trường mới

Kiểm tra, đánh giá chiến lược thâm nhập thị trường mới

lòng hoặc không muốn tiêu dùng thì công ty cần đưa ra các chiến lược sản phẩm mới thay thế.

Công ty cần phải tổ chức thu thập và xử lý thông tin cho riêng mình. Vì quy mô của Bàn Tay Việt còn nhỏ nên khó có thể trực tiếp khảo sát tại các nước nhập khẩu, công ty có thể nhờ những mối quen biết tin cậy tại các nước nhập khẩu khảo sát thị trường nhập khẩu, tìm hiểu phản ứng của người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm của công ty, tìm hiểu xem các nhà nhập khẩu có thực hiện đúng cam kết nhập khẩu không, logo và mẫu mã sản phẩm xuất khẩu của công ty phải còn nguyên vẹn không thay đổi.

Công ty cần tham gia nhiều hơn vào các cuộc hội chợ triển lãm, trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ về đồ thủ công mỹ nghệ, từ đó có thể học hỏi được những kinh nghiệm của các công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ khác, giới thiệu về sản phẩm của công ty, từ đó thu hút được nhiều bạn hàng hơn. Ngoài ra, công ty có thể tham gia những gian hàng trực tuyến tại các website của nước ngoài như ebay.com, amazon.com,….tìm kiếm thêm các nhà nhập khẩu, tại các website bán hàng trực tuyến đó công ty có thể giới thiệu trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Cổ Phần Phát triển Bàn Tay Việt (Trang 42)