T T Chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Kiêm toán chu trình hàng tồn kho tai nhà máy tinh bột sắn intimex (Trang 37)

MÁY TINH BỘT SẮN INTIME

T T Chỉ tiêu

T Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Sản lượng TBS (tấn) 49.316 57.787 67.281

2 Doanh thu (triệu đồng) 197.267 231.148 269.125

3 Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng) 4.834 5.347 6.825

4 Số lao động bình quân (người) 304 356 370

5 Thu nhập bình quân (tr.đ/người/tháng) 2,450 2,854 3,956

6 Nộp Ngân sách Nhà nước (triệu đồng) 5.459 6.482 8.228

7 Tài sản (triệu đồng) 56.569 71.598 86.256

8 Tài sản ngắn hạn (triệu đồng) 45.750 55.342 71.998

9 Tài sản dài hạn (triệu đồng) 10.819 16.256 14.258

10 Nguồn vốn (triệu đồng) 56.569 71.598 86.256

11 Nợ phải trả (triệu đồng) 39.308 54.757 66.459

12 Vốn chủ sở hữu (triệu đồng) 17.261 16.841 19.797

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tất cả các chỉ tiêu đều tăng, năm sau cao hơn năm trước như: Sản lượng TBS năm 2009 đạt 49.316 tấn thì năm 2010 đạt 57.787 tấn (tăng lên 8.471 tấn), doanh thu năm 2009 đạt 197.267 triệu thì năm 2010 đạt 231.148 triệu (tăng 33.881 triệu về số tuyệt đối và tăng 17,18% về số tương đối), lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 5.347 triệu đồng thì năm 2011 đạt 6.825 triệu đồng (tăng 1.478 triệu đồng tuyệt đối và tăng 27,64% về tương đối). Thu nhập của người lao động không ngừng tăng cao. Từ số liệu tính toán ở bảng trên ta thấy Tài sản ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (khoảng 80% tổng tài sản)

Nhìn chung cả Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn đều tăng chứng tỏ tình hình Tài sản của Nhà máy là khá tốt, tuy nhiên Tài sản ngắn hạn tăng nhanh hơn Tài sản dài hạn chứng tỏ Nhà máy đầu tư vào Tài sản ngắn hạn nhiều hơn là Tài sản dài hạn. Như vậy tình hình Tài sản và Nguồn vốn của Nhà máy hiện nay là khá thuận lợi.

Từ đội ngũ công nhân viên trong Nhà máy năm 2011 là 306 người, trong đó: Trình độ Đại học và Cao đẳng là 86 người, tốt nghiệp Trung cấp và dạy nghề là 94 người, đến nay Nhà máy có biên chế lao động là 225 người, trong đó trình độ Đại học là 39 người, trình độ Cao đẳng là 32 người, trình độ Trung cấp là 35 người, công nhân lành nghề 119 người.

Căn cứ vào tính chất và yêu cầu kỹ thuật, quy trình sản xuất, chế biến tinh bột sắn được chia thành năm công đoạn, khái quát như sau:

Nguyễn Thị Lệ Thủy – K42 Kế toán Kiểm toán

38

Kho Nguyên liệu Băng tải 1

Loại bỏ đất cát và bóc vở

Chiết tách tinh bột từ bột nhão Băng tải 2

Cô đặc

Sấy nhanh bằng khí nóng

Loại bỏ nước khỏi bột nhão

Bã sợi Sấy khí nóng

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến Tinh bột sắn

- Công đoạn 1: Nạp liệu- Bóc vỏ- Rửa sạch

Nguyên liệu sắn củ tươi thu hoạch, tối đa trong vòng 3 ngày (72 giờ), phải được đưa vào sản xuất chế biến. Sắn củ được đưa vào phễu nạp nguyên liệu có hệ thống sàng rung nhằm loại bỏ đất cát, cặn bã và các tạp chất khác. Sau đó sắn củ được băng chuyền chuyển đến thiết bị bóc vỏ, bóc xong sắn củ được chuyển đến thiết bị rửa sạch trước khi chuyển đến công đoạn 2.

- Công đoạn 2: Nghiền nhỏ, tách mủ sắn

Sắn củ sau khi rửa sạch được băng chuyền chuyển đến hệ thống máy nghiền, nghiền nhỏ sàng lọc để loại bỏ tạp chất lần cuối và sau đó được bơm vào sạch vào quấy đều và khuấy trộn để tách mủ sắn để tạo thành một hỗn hợp bã- bột- nước trước khi chuyển đến công đoạn 3.

- Công đoạn 3: Qua máy ly tâm tách nước và tinh bột ẩm, bã trở thành bã sắn còn sữa bột qua máy tách nước và tách chiết thì chiết xuất thành bột ẩm và nước còn chứa tinh bột được thu hồi để tái sản xuất vào công đoạn 4. Tinh bột ẩm được chuyển đến công

đoạn 5. Để làm trắng tinh bột, trong quá trình chiết tách và trích ly tâm người ta đưa vào một lượng dung dịch SO2, lưu huỳnh để tẩy trắng từ lò sản xuất.

- Công đoạn 4: Máy phân ly nằm ngang:

Dung dịch sữa bột ở công đoạn 3 chuyển vào phân ly nằm ngang để thu hồi tinh bột chuyển sang công đoạn 5.

- Công đoạn 5: Sấy và đóng gói:

Tinh bột ẩm được chuyền đến thiết bị làm tơi, sau đó được đưa vào hệ thống sấy bằng dầu dẫn nhiệt, hệ thống ống sấy nhanh bằng khí nóng, khí nóng được cung cấp từ hệ thống khí xoáy nóng. Bột sau khi sấy khô trong hệ thống ống sấy, không khí nóng tiếp tục đẩy bột khô vào hệ thống có bộ phận không khí làm mát nhằm hạ nhiệt độ bột để đưa vào bồn tồn trữ, ở đây tinh bột tiếp tục được làm nguội một lần nữa rồi đưa vào thiết bị rây và đóng gói theo định lượng yêu cầu.

b. Tổ chức quản lý của Nhà máy tinh bột sắn Intimex

Nhà máy Tinh bột sắn Intimex là một đơn vị sản xuất kinh doanh và hạch toán độc lập, chịu sự quản lý của Nhà nước, trực thuộc Công ty XNK Intimex, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại Ngân hàng và sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước. Nhà máy chuyên chế biến tinh bột sắn và các chế phẩm từ sắn.

Nhà máy Tinh bột sắn Intimex có hệ thống tổ chức tương đối gọn nhẹ và có quan hệ gắn bó với nhau, khái quát theo sơ đồ sau:

Nguyễn Thị Lệ Thủy – K42 Kế toán Kiểm toán

40 Giám đốc Nhà máy Phó Giám đốc kỹ thuật Phòng Kế hoạch nông Phó Giám đốc kinh doanh Phòng Kinh doanh Phòng Tổ chức Phòng Tài chính kế Phân xưởng sản ấ Phòng Kỹ thuật

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ bộ máy quản lý của Nhà máy Tinh bột sắn Intimex

- Giám đốc Nhà máy: là người đứng đầu Nhà máy, chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ quá trình sản xuất và kinh doanh, là người đại diện ký kết hợp đồng kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệm chính trước Nhà nước và Pháp luật.

- Phó giám đốc kỹ thuật: Là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách sản xuất và điều hành các công tác kỹ thuật, điều hành văn phòng sản xuất, chỉ đạo các phân xưởng, báo cáo với Giám đốc về tình hình vật tư, tiền vốn, tình hình về trang bị máy móc thiết bị cũng như trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong quá trình sản xuất. Phó giám đốc kỹ thuật còn phải có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về tình hình quản lý và sử dụng vật tư, cũng như tình hình máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

- Phó giám đốc kinh doanh: Là người giúp việc cho Giám đốc, phụ trách về vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, cũng như việc tổ chức hoạt động kinh doanh của Nhà máy, đồng thời có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn, trung và dài hạn, việc ký kết hợp đồng kinh tế, cung ứng vật tư, thiết bị cho sản xuất, quản lý kho hàng bến bãi và việc tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy.

- Phòng kế hoạch nông vụ: Có trách nhiệm tham mưu cho BGĐ về công tác thu mua nguyên liệu sắn củ tươi, đầu tư trồng mới mở rộng vùng nguyên liệu, thu hồi công nợ đầu tư trồng mới, bán phân bón cho bà con nông dân và có kế hoạnh phát triển vùng nguyên liệu trong tương lai.

- Phòng kinh doanh: Có trách nhiệm tham mưu cho BGĐ về tồn trữ hàng tinh bột sắn, tìm kiếm thị trường xuất khẩu tinh bột sắn và bán nội địa, có chiến lược đầu tư mở rộng Nhà máy.

- Phòng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, quản lý về lao động, tuyển sinh đào tạo kỹ thuật, giải quyết các chính sách chế độ và tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt do vi phạm nội quy cho công nhân, đảm bảo đời sống cho người lao động và bố trí lao động sao cho phù hợp với trình độ và tình hình lao động sản xuất.

- Phòng Tài chính- Kế toán: Thực hiện hạch toán chi tiết và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Nhà máy, phản ánh một cách chính xác và toàn diện kết quả sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế mà Nhà máy đạt được, cung cấp những thông tin cần thiết cho lãnh đạo, các bộ phận có liên quan, giúp cho các nhà quản lý đề ra biện pháp tổ chức sản xuất kinh doanh thích hợp.

- Phân xưởng sản xuất: Chịu trách nhiệm hoàn thành tốt công việc được giao, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao. Đây là bộ phận nòng cốt trong công đoạn tạo ra sản phẩm.

- Phòng Kỹ thuật-KCS: Kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm, chất lượng nguyên liệu, phụ tùng vật tư thay thế, kiểm tra quy trình sản xuất, nước thải của Nhà máy.

Một phần của tài liệu Kiêm toán chu trình hàng tồn kho tai nhà máy tinh bột sắn intimex (Trang 37)