MÁY TINH BỘT SẮN INTIME
2.1. Giới thiệu về Nhà máy tinh bột sắn Intime
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển
Công ty XNK Intimex tiền thân là công ty XNK Nội thương, được thành lập từ năm 1979, chủ yếu kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản như cà phê, hồ tiêu, lạc… Trong quá trình hình thành và phát triển trải qua mấy lần thay đổi tổ chức và tên gọi, năm 2000 được đổi thành Công ty XNK Intimex, hoạt động theo điều lệ đã được Bộ Thương mại phê duyệt trong quy định số 1078/TM/TCCB ngày 01/08/2000.
Công ty có nhiều chi nhánh tại các tỉnh và thành phố lớn như TP HCM, TP Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, TP Đà Nẵng, Đồng Nai…
Nghệ An là một tỉnh miền Trung có nhiều tiềm năng về đất đai và lao động để phát triển quy mô lớn cây lương thực nói chung và cây sắn nói riêng. Cây sắn được trồng chủ yếu trên đất đồi thuộc các loại đất nương rẫy, đất trồng cây hàng năm, đất trống đồi núi trọc chưa sử dụng có độ dốc 5% -15%. Từ tập quán sản xuất tự cấp, tự túc, chưa sản xuất thành hàng hóa nên sắn chỉ được dùng trong các hộ gia đình và việc trồng sắn cũng không được chú trọng, việc chế biến sắn hết sức thô sơ và thủ công: Chủ yếu là thái lát phơi khô, xông khói sau đó nghiền lấy bột để làm lương thực hoặc thức ăn cho chăn nuôi. Trong khi đó ở những vùng có nhà máy chế biến tinh bột sắn như: Tỉnh Tây Ninh, Gia Lai, An Giang, Đồng Nai, Quảng Ngãi…từ năm 1995 cây sắn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ thực tiễn đó, Tổng giám đốc Công ty XNK Intimex đã ra quyết định số 549/INT- TCCB vào ngày 17/12/2003 thành lập Nhà máy Tinh bột sắn Intimex với
chức năng cơ bản là: Thu mua, sản xuất chế biến tinh bột sắn, chế phẩm từ tinh bột sắn và các sản phẩm phụ chế biến từ tinh bột sắn.
Nhà máy Tinh bột sắn Intimex là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty XNK Intimex. Nhà máy đặt trụ sở tại xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
2.1.2. Tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của Nhà máy tinh bột sắn Intimex
a. Tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Nhà máy tinh bột sắn Intimex
Sản phẩm sản xuất chính của Nhà máy là tinh bột sắn và các sản phẩm phụ như bã sắn, phân bón hữu cơ sinh học. Sản phẩm tinh bột sắn chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Thái Lan, Singapor..., ít tiêu thụ trên thị trường Việt Nam mà chỉ tiêu thụ qua đối tác làm thương mại. Sản phẩm bã sắn tiêu thụ ở thị trường trong nước, chủ yếu cho bà con chăn nuôi và các công ty sản xuất thức ăn gia súc... Sản phẩm phân hữu cơ sinh học Nhà máy sản xuất ra chủ yếu phục vụ đầu tư vùng nguyên liệu sắn cho bà con nông dân và bán cho các đại lý.
Nhà máy áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại của châu Âu, sử dụng thiết bị đồng bộ do hãng Thai - German cung cấp có công suất đạt 60 tấn sản phẩm/ngày (khoảng 50.000 tấn sắn nguyên liệu một năm). Sau hơn hai năm đi vào hoạt động Nhà máy vận hành hoạt động ổn định, đạt 100% công suất. Nhà máy chuẩn bị các điều kiện cần thiết cùng với sự đầu tư ban đầu và sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên, đến năm 2011 nâng công suất lên 4 lần (204 tấn sản phẩm/ngày) giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lao động trên địa bàn của huyện. Mục tiêu đề ra của Nhà máy là phát huy tiềm năng thế mạnh về đất đai và lao động của một vùng phía Tây Nghệ An, tận dụng các kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất tinh bột sắn và khai thác tối đa khả năng hiện có, bên cạnh đó còn thực hiện phương châm đa dạng hóa sản phẩm như sản xuất thêm phân hón hữu cơ sinh học. Nhà máy đang phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm để đưa
được sản phẩm vào các thị trường cao cấp như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU…để tạo thị trường đầu ra ổn định cao.
Năm đầu (2004) đi vào sản xuất kinh doanh tình hình tài chính của đơn vị tương đối khó khăn vì chưa xây dựng được lòng tin với các đối tác cũng như quan hệ với Ngân hàng để vay vốn sản xuất kinh doanh. Sang năm thứ 2 (2005), Nhà máy đã đi vào sản xuất kinh doanh ổn định, xây dựng được uy tín và thương hiệu. Nhìn chung tất cả các chỉ tiêu như sản lượng sản xuất, doanh thu, lao động, thu nhập bình quân, nộp ngân sách Nhà nước, lợi nhuận trước thuế đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Đến nay, Nhà máy đã phát triển cả về quy mô và uy tín lơn, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế của huyện Thanh Chương nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.
Để thấy rõ hơn tình tình tài chính của Nhà máy ta xem xét sự biến động sản lượng, doanh thu và tình hình tài chính của tài sản và nguồn vốn qua các năm 2009, 2010 và 2011:
Bảng: 1.1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN NĂM 2009 - 2010- 2011: