Ảnh hưởng của crom

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng sắt nano xử lý nước ô nhiễm crôm và chì (Trang 30)

Với sinh vật

- Crom đi vào chuỗi thức ăn thông qua việc tiêu thụ nguyên liệu thực vật. Khi nồng độ Cr trong thực vật tăng, nó gây ảnh hƣởng xấu đến một số chỉ số sinh học. Triệu chứng của việc nhiễm độc Cr bao gồm: ức chế hạt nảy mầm hoặc cây giống phát triển sớm, giảm sự phát triển của rễ cây, làm úa lá và làm suy giảm sinh khối, làm hoại tử ở thực vật.

- Crom cũng đƣợc cho là tác nhân làm giảm hoạt động của nội bào, gây đột

biến gen, tác động trực tiếp lên AND. Tôm rằn Penaeus semisulcatus đực hấp thu Cr(VI)

cao hơn con cái, cao nhất ở mang, kế đến là gan tụy và ít nhất đƣợc tìm thấy trong cơ. LC50 96h của Cr(VI) trên cá lóc là 41,75 ppm [8].

- Thử nghiệm độ độc hại của Cr lên sự sống của cá chép bằng cách ngâm trứng cá sau khi đã thụ tinh vào nƣớc có chứa Cr(VI). Khi nồng độ Cr từ 3,9 – 9,6mmol/l với pH = 8, Crom không ảnh hƣởng đến tỷ lệ trứng nở nhƣng sau khi nồng độ Cr đạt đến 9,6 mmol/l ở pH = 6,3 tỉ lệ các mắc bệnh khác nhau về da và tử vong tăng. Nếu ngâm trứng vào dung dịch Cr(VI) có nồng độ 3,9 mmol/l ở pH = 6,3 thì tỷ lệ cá mắc bệnh tủy sống tăng lên, mang và vây khô hơn, khả năng chịu lạnh kém hơn. Khi bị ảnh hƣởng Cr(VI), cá bị lờ đờ, không bơi lội do bị biến đổi tế bào mô của mang, thận và gan.

- Gần đây, ngƣời ta nhận thấy rằng chất bổ sung ăn kiêng phổ biến là phức

chất của picolinat crom sinh ra các tổn thƣơng nhiễm sắc thể ở các tế bào của chuột đồng (phân họ Cricetinae).

Luận văn Thạc sĩ khoa học 31

- Nƣớc thải sinh hoạt có thể chứa lƣợng Cr tới 0,7µg/ml mà chủ yếu ở dạng

Cr(VI) có độc tính cao với nhiều động vật có vú.

Với con người

- Các kết quả nghiên cứu cho thấy Cr chỉ với một liều lƣợng nhỏ cũng là nguyên nhân chính gây các tác hại nghề nghiệp. Độc tính của Cr(VI) cao gấp 100 lần so với Cr(III). Cr(III) là nguyên tố vi lƣợng, đóng góp cho quá trình trao đổi chất của đƣờng trong cơ thể ngƣời và sự thiếu hụt nó có thể sinh ra bệnh là thiếu hụt Cr. Ngƣợc lại crom(VI) rất độc hại và gây đột biến gen khi hít phải, gây viêm da tiếp xúc dị ứng.

- Cơ quan nghiên cứu ung thƣ quốc tế (IARC) đã phân các chất hóa học theo

4 nhóm có khả năng gây ung thƣ.

 Nhóm 1: Tác nhân là chất gây ung thƣ ở ngƣời  Nhóm 2A: Tác nhân có thể gây ung thƣ ở ngƣời  Nhóm 2B: Tác nhân có lẽ gây ung thƣ ở ngƣời  Nhóm 3: Tác nhân không thể phân loại

 Nhóm 4: Tác nhân có lẽ không gây ung thƣ ở ngƣời

IARC xếp Cr(VI) vào nhóm 1 (tác nhân là chất gây ung thƣ ở ngƣời) và Cr(III) vào nhóm 3 (tác nhân không thể phân loại dựa trên tính gây ung thƣ ở ngƣời)

- Trong nƣớc, Cr tồn tại chủ yếu ở 2 dạng Cr(III) và Cr(VI). Nhìn chung, sự

hấp thụ của Cr vào cơ thể con ngƣời tùy thuộc vào trạng thái oxi hóa của nó. Cr(VI) hấp thụ qua dạ dày, ruột nhiều hơn Cr(III) (mức độ hấp thụ qua đƣờng ruột phụ thuộc vào dạng hợp chất mà nó sẽ hấp thu) và còn có thể thấm qua màng tế bào. Nếu Cr(III) chỉ hấp thu 1% thì lƣợng hấp thu của Cr(VI) lên tới 50%. Tỷ lệ hấp thu qua phổi không xác định đƣợc, mặc dù một lƣợng đáng kể đọng lại trong phổi và phổi là một trong những bộ phận chứa nhiều crom nhất. Crom xâm nhập vào cơ thể theo ba con đƣờng: hô hấp, tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp qua da.

+ Khi Cr xâm nhập theo đƣờng hô hấp dễ dẫn tới bệnh viêm yết hầu, viêm phế quản, viêm thanh quản do nêm mạc bị kích thích (sinh ngứa mũi, hắt hơi, chảy nƣớc

Luận văn Thạc sĩ khoa học 32

mũi). Khi ở dạng CrO3 hơi hóa chất này gây bỏng nghiêm trọng cho hệ thống hô hấp của

ngƣời bị thấm nhiễm.

+ Cr(VI) đi vào cơ thể dễ gây biến chứng, tác động lên tế bào, lên mô tạo ra sự phát triển tế bào không nhân, gây ung thƣ, tuy nhiên với hàm lƣợng cao Cr sẽ làm kết tủa các protein, các axit nucleic và ức chế hệ thống men cơ bản.

+ Khi da tiếp xúc trực tiếp vào dung dịch Cr(VI), chỗ tiếp xúc dễ bị nổi phồng và loét sâu, có thể bị loét đến xƣơng. Khi Cr(VI) xâm nhập vào cơ thể qua da, nó kết hợp với protein tạo thành phản ứng kháng nguyên. Kháng thể gây hiện tƣợng dị ứng, bệnh tái phát khi tiếp xúc trở lại, bệnh sẽ tiến triển nếu không đƣợc cách ly và sẽ thành tràm hóa.

Hình 3: Viêm da tiếp xúc do Cr

- Dù xâm nhập vào cơ thể theo bất kì con đƣờng nào Cr cũng đƣợc hòa tan

vào trong máu ở nồng độ 0,001mg/l, sau đó chúng chuyển vào hồng cầu và hòa tan nhanh trong hồng cầu, từ hồng cầu Cr chuyển vào các tổ chức phủ tạng, đƣợc giữ lại ở phổi, xƣơng, thận, gan, phần còn lại chuyển qua nƣớc tiểu. Từ các cơ quan phủ tạng Cr hòa tan dần vào máu, rồi đào thải qua nƣớc tiểu từ vài tháng đến vài năm.

- Nhiễm độc Cr có thể bị ung thƣ phổi, ung thƣ gan, loét da, viêm da tiếp xúc, xuất hiện mụn cơm, viêm gan, thủng vách ngăn giữa hai lá mía, ung thƣ phổi, viêm thận, đau răng, tiêu hóa kém, gây độc cho hệ thần kinh và tim, …

Luận văn Thạc sĩ khoa học 33

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng sắt nano xử lý nước ô nhiễm crôm và chì (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)