Hiệu quả hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ đánh giá qua các chỉ tiêu :

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt- Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (Trang 49)

DỊCH HOÀNG QUỐC VIỆT

2.2.3.Hiệu quả hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ đánh giá qua các chỉ tiêu :

Qua phân tích thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ ở trên cho thấy hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ của PGD Hoàng Quốc Việt đã có sự tăng trưởng rất tốt. Trong phần này, chúng ta sẽ đi đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT theo các chỉ tiêu đã nêu ra trong chương I.

2.2.3.1.Các chỉ tiêu tài chính:

Doanh số thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ:

Bảng 9 : Doanh số thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ của PGD Hoàng Quốc Việt – NH TMCP An Bình

Đơn vị: nghìn USD Ngoại tệ khác quy đổi USD

Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Doanh Số Doanh Số

Tăng giảm Doanh Số Tăng giảm Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Thanh toán L/C XK 2.531 3.984 +1.453 +57.41% 5.365 +1.381 +34.66% Thanh toán L/C NK 4.984 9.322 +4.338 +87.04% 15.793 +6.471 +69.42% Tổng 7.515 13.306 +5.791 +77.06% 21.158 +7.852 +59.01%

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của PGD Hoàng Quốc Việt – NHTMCP An Bình

Theo bảng số liệu trên ta có thể dễ dàng nhận thấy hoạt động thanh toán bằng L/C xuất nhập khẩu đều tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây và dự kiến trong năm 2012 thì vẫn giữ ở mức cao, phù hợp với sự hồi phục và phát triển của nền kinh tế nói chung. Cụ thể tổng mức thanh toán bằng L/C xuất nhập khẩu năm 2009 là 7.515 nghìn USD thì đến năm 2010 đã tăng hlên 13.306 nghìn USD tương đương với mức tăng 77,06%, và con số này đã đạt 21.158 nghìn USD vào năm 2011 và với mức tăng trưởng 59,01%. Đây là mức tăng khá cao nếu như so với các dịch vụ khác mà PGD đang cung cấp cho khách hàng

Biều đồ 3 : Doanh số thanh toán L/C xuất nhập khẩu giai đoạn 2009-2011 của PGD Hoàng Quốc Việt – NHTMCP An Bình

Đơn vị: nghìn USD

Căn cứ vào các số liệu từ bảng 8 và biểu đồ 3 thì hiện nay doanh số của L/C xuất khẩu chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với doanh số từ L/C nhập khẩu. Đây không chỉ là tình trạng nhập siêu chung của nền kinh tế mà còn do ảnh hưởng đặc thù từ hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Khi các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài thì các đối tác sẽ yêu cầu các doanh nghiệp phải mở L/C đề phòng rủi ro có thể xảy ra trong thanh toán, nhất là với người xuất khẩu, chính vì vậy thanh toán với mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hình thức thư tín dụng. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thường dễ dàng chấp nhận yêu cầu từ phía đối tác nước ngoài, một phần là tin tưởng với các đối tác uy tín nước ngoài hay là muốn áp dụng các phương thức thanh toán khác như nhờ thu, thanh toán sau giao hàng với chi phí thấp và thủ tục đơn giản hơn.

Hiện nay, trong thanh toán L/C tại PGD Hoàng Quốc Việt thì được sử dụng nhiều nhất vẫn là L/C không huỷ ngang, chiếm trên 90% tổng thanh toán bằng L/C. Ngoài ra còn một số ít khác như L/C không huỷ ngang có xác nhận, L/C chuyển

nhượng, chiếm tỷ lệ nhỏ hơn và hầu như không đáng kể. Các thị trường thanh toán lớn nhất và chủ yếu của PGD Hoàng Quốc Việt tập trung ở khu vực châu Á như: Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông, Malaxia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, và gần đây bắt đầu mở rộng ra thị trường Châu Mĩ, Châu Âu.

 Doanh thu từ hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ:

Bảng 10 : Phí thu được từ hoat động tín dụng chứng từ của PGD Hoàng Quốc Việt – NHTMCP An Bình Đơn vị : nghìn USD Năm 2009 2010 2011 Tăng giảm Tăng giảm

Phí thu từ L/C xuất khẩu 2,15 2,58 0,43 3,07 0,49

Phí thu từ L/C nhập khẩu 10,91 19,06 8,15 26,08 7,02

Tổng phí thu được 13,06 21,64 8,58 29,15 7,51

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của PGD Hoàng Quốc Việt – NHTMCP An Bình

Qua bảng trên ta thấy:

-Do sự tăng lên của doanh số L/C xuất nhập khẩu trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011 nên trong giai đoạn này nên mức phí mà PGD thu được từ hoạt động thanh toán L/C trong giai đoạn này cũng có xu hướng tăng: :

-Mức phí thu được từ L/C xuất khẩu tăng từ 2,15 nghìn USD năm 2009 lên 2,58 nghìn USD năm 2010 , tức tăng 0,43 nghìn USD , tương ứng với 20% , sang năm 2011 mức phí thu được từ L/C xuất khẩu đạt 3,07 nghìn USD , tăng 0,49 nghìn USD tương ứng với 18,99 %.

-Mức phí thu được từ L/C nhập khẩu cũng tăng từ 10,91 nghìn USD năm 2009 lên 19,06 nghìn USD năm 2010 , tăng 8,15 nghìn USD hay 74,7 % , năm 2011 đạt 26,08 nghìn USD , tăng thêm 7,02 nghìn USD hay 36,83 % so với năm 2010

-Do sự tăng lên của mức phí thu được từ L/C xuất khẩu và nhập khẩu nên tổng mức phí cũng tăng thêm từ 13,06 nghìn USD năm 2009 lên 21,64 nghìn USD năm 2010 , tăng 65,7 % và lên 29,15 nghìn USD tăng 34,70 % so với năm 2010

-Trong tổng mức phí thu được từ hoạt động thanh toán L/C thì mức phí thu được từ L/C nhập khẩu đóng vai trò quan trọng nhất, luôn chiếm trên 80% tổng mức phí thu được

Chi phí do rủi ro phát sinh mà ngân hàng phải bồi thường:

Tính tới thời điểm hết năm 2011, tại PGD Hoàng Quốc Việt –NHTMCP An Bình chưa phát sinh rủi ro vể thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Một phần vì các nghiệp vụ phát sinh chưa nhiều và mới chỉ là các nghiệp vụ đơn giản: L/C trả ngay, L/C trả chậm… một mặt là do sự cẩn trọng trong quy trình thanh toán tín dụng chứng từ của cán bộ và nhân viên thanh toán quốc tế của PGD

2.2.3.2. Các chỉ tiêu phi tài chính

Số món thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ qua ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 11 : Số món thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ qua PGD Hoàng Quốc Việt – NHTMCP An Bình

Năm

Số món 2009 2010 2011

L/C xuất 4 7 11

L/C nhập 23 56 85

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của PGD Hoàng Quốc Việt – NHTMCP An Bình

- Số món L/C nhập khẩu tăng trưởng ổn định, từ 23 món năm 2009 lên đến 56 món năm 2010 và đã tăng lên 85 món trong năm 2011, tức từ 2009 đến 2011 đã tăng lên 3,7 lần. Tuy nhiên phải thấy rằng số lượng L/C xuất khẩu còn rất thấp, và tăng không đáng kể, từ 4 món năm 2009 lên 7 món năm 2010 và 11 món vào năm 2011, sự tăng trưởng không đáng kể này một phần do đặc thù thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hoạt động ngoại thương, các doanh nghiệp Việt Nam thường dễ dàng chấp nhận các hình thức thanh toán của đối tác nước ngoài mà không yêu cầu mở L/C.

Hiện nay, PGD Hoàng Quốc Việt luôn duy trì, mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới,PGD đã có quan hệ đại lý với hơn 467 ngân hàng đại lý tại 67 nước trên thế giới được mở rộng ra khắp các châu lục trên thế giới

Bảng 12 : Quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài của PGD Hoàng Quốc Việt – NHTMCP An Bình

Năm Số ngân hàng quan hệ đại lý Số nước quan hệ đại lý

2009 150 24

2010 250 36

2011 467 67

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của PGD Hoàng Quốc Việt – NHTMCP An Bình

Trong năm 2008, do khi đó mới đi vào hoạt động nên số ngân hàng đại lý có quan hệ với PGD Hoàng Quốc Việt chỉ là 50 ngân hàng ở 10 quốc gia, trong đó tập chung chủ yếu là ở các nước ở châu Á. Năm 2009, số ngân hàng đã tăn lên 150 ngân hàng, đây thực sự là một con số ấn tượng nếu so với năm 2008 và diện mở rộng dần ra 24 quốc gia trên các châu lục khác nhau. Đến năm 2010, PGD Hoàng Quốc Việt nâng số ngân hàng đại lý lên 250 ngân hàng, phủ một diện rộng khắp trên 36 quốc gia trên thế giới.Trong năm 2011, PGD đã đẩy mạnh quan hệ với các ngân hàng đại lý nâng số ngân hàng đại lý và số nước quan hệ đại lý tăng lên gần gấp 2 lần so với năm 2010. Điều đó thể hiện hoạt động thanh toán quốc tế của PGD đã được mở rộng lên đáng kể, phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, đóng góp 1 phần quan trọng vào lợi nhuận và góp phần nâng cao uy tín của PGD

Số vụ tranh chấp trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

Tính tới thời điểm cuối năm 2011, tại PGD Hoàng Quốc Việt chưa phát sinh vụ tranh chấp nào về thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

2.2.4..Đánh giá kết quả đạt được,những hạn chế và nguyên nhân hạn chế:

2.2.4..1. Kết quả đạt được.

Sau hơn năm 4 năm thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại PGD đã thu được những kết quả đáng khích lệ, mở rộng và phát triển dịch vụ cả chiều rộng lẫn chiều sâu:

- Hoạt động thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của hoạt động thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu tại PGD Hoàng Quốc Việt và so với các hình thức thanh toán quốc tế khác đang được áp dụng tại PGD Hoàng Quốc Việt

Bảng 13:Các phương thức thanh toán quốc tế giai đoạn 2009-2011 tại PGD

( Đơn vị: triệu USD)

Phương thức thanh 2009 2010 2011 Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Chuyển tiền và Nhờ thu 6,59 46,74 8,91 40,12 12,63 37,39 Tín dụng chứng từ 7,51 53,26 13,3 59,88 21,15 62,61

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của PGD Hoàng Quốc Việt – NHTMCP An Bình

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tăng trưởng đều và ổn định qua các năm, và luôn là phương thức chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế của phòng giao dịch.

-Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ những năm qua đạt được những kết quả khả quan so với vị thế là một PGD mới đi vào hoạt động, lại nằm ở vị trí có rất nhiều ngân hàng khác phải cạnh tranh. Doanh số thanh toán tăng, điều đó chứng tỏ hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ những năm qua được nâng lên đáng kể

- Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ còn góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng và kéo theo các hoạt động khác trong ngân hàng cũng được nâng lên như cho vay hỗ trợ xuất nhập khẩu, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán hối phiếu, séc.

Để có được những kết quả như vậy đó là cả một sự cố gắng của cả PGD trong nghiệp vụ như thanh toán ngày càng được rút ngắn về thời gian, độ chính xác an toàn cao, đạt được sự tín nhiệm của khách hàng:

quốc tế đều có trình độ đại học, trình độ tiếng Anh, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin. Phong cách giao dịch với khách hàng tận tình, văn minh, lịch sự, sẵn sàng hướng dẫn khách hàng giải quyết mọi vướng mắc trong khâu dự thảo, ký hợp đồng hay tư vấn cho khách hàng về các điều khoản trong thư tín dụng sao cho có lợi cho khách hàng nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ thì PGD đã từng bước thâm nhập vào thị trường quốc tế, xúc tiến tăng cường mối quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới, do đó quan hệ thanh toán được mở rộng hơn nhiều.

-Biểu phí thanh toán tương đối thấp hơn so với các ngân hàng khác cũng là ưu thế để thu hút khách hàng của ngân hàng.

2.2.4.2.Hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua thì PGD vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng của hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

- Thứ nhất : Chính sách khách hàng còn nhiều điểm chưa hợp lý: Chưa có chính sách thu hút khách hàng đến giao dịch tại PGD một cách có hiệu quả, các hoạt động Maketing chưa được chú trọng đầu tư. Hoạt động TTQT tuy đã phát triển và có nhiều tiềm năng, song hoạt động quảng cáo, tiếp thị vẫn chưa nhiều. Do PGD mới được thành lập trong thời gian ngắn nên lượng khách hàng đến với PGD để thanh toán chưa nhiều và quy mô của các thanh toán không lớn.

- Thứ hai : Chưa đa dạng các hình thức L/C, mới sử dụng chủ yếu là L/C không hủy ngang, và L/C không hủy ngang có xác nhận. Chưa phát sinh giao dịch đối với L/C dự phòng, L/C giáp lưng. Đây là một yếu tố hạn chế đến việc mở rộng và thu hút thêm khách hàng tham gia phương thức thanh toán L/C tại PGD

- Thứ ba : Mất cân đối giữa doanh số từ L/C nhập khẩu so với L/C xuất khẩu, các khách hàng của PGD chủ yếu là các doanh nghiệp mở L/C nhập khẩu. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc cân đối ngoại tệ và nhất là nguồn ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu thanh toán hàng hóa nhập khẩu, hạn chế tính chủ động trong việc thanh toán, đồng thời PGD phải chịu thêm chi phí để trả phí mua bán nội bộ.

- Thứ tư : Mặc dù PGD đã chú trọng tới việc đầu tư vào trang bị công nghệ và máy móc tiên tiến phục vụ cho quy trình thanh toán tuy nhiên vẫn chưa tiến kịp tới công nghệ ngân hàng hiện đại trên thế giới.

- Thứ năm : Nhân viên ngân hàng có sự nhiệt tình,năng động, trẻ trung tuy nhiên phần lớn là còn thiếu kinh nghiệm về nghiệp vụ, chuyên môn nên trong nhiều thương vụ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

- Thứ sáu : Trong quan hệ với các NHĐL nước ngoài thì việc xây dựng và phát triển mối quan hệ với hệ thống NHĐL mới chỉ chú trọng ở chiều rộng mà chưa thực sự coi trọng quan hệ về chiều sâu, chưa có những thỏa thuận hợp tác toàn diện, đầy đủ với những NHĐL tại những quốc gia là thị trường XNK chủ lực của Việt Nam.

2.2.4.3.Nguyên nhân của những hạn chế:

* Nguyên nhân chủ quan:

- Thứ nhất, Công tác Marketing chưa được chú trọng đầu tư để tiếp thị và quảng bá về các dịch vụ của PGD nói chung và dịch vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng số lượng khách hàng mà phòng Thanh toán quốc tế thu hút chưa nhiều. Ngân hàng chưa có chương trình công tác cụ thể theo đuổi các mục tiêu chung trong chiến lược khách hàng tại ngân hàng. Mặt khác, do mới được thành lập trong vài năm gần đây, với qui mô còn nhỏ nên hiện nay tại PGD vẫn chưa có phòng marketing riêng.

- Thứ hai, Chưa đa dạng hóa các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ: tại PGD hiện nay thì loại hình phổ biến và chủ yếu là cho vay ký quĩ và bảo lãnh còn các hình thức khác như: cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở, chiết khấu bộ chứng từ…vẫn chưa được áp dụng, đây cũng là một trong nhưng nguyên nhân khiến cho doanh số từ thanh toán hàng xuất khẩu còn rất ít. Còn hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu như cho vay dựa trên bộ hồ sơ L/C để giúp nhà xuất khẩu sản xuất hàng, thì được áp dụng không phổ biến và rất ít.

- Thứ ba, Do đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng còn rất trẻ (trung bình là

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt- Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (Trang 49)