Kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt- Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (Trang 34)

DỊCH HOÀNG QUỐC VIỆT

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt

2.1.3.1.Hoạt động huy động vốn

Nghiệp vụ huy động vốn không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng đây lại là một nhiệm vụ quan trọng góp phần quyết định sự thành công của hoạt động ngân hàng. Nếu không có nguồn vốn huy động thì ngân hàng không thể nào hoạt động được, vì nguồn vốn chủ sở hữu là rất nhỏ nó chỉ đáp ứng được nhu cầu về cơ sở vật chất của ngân hàng chứ không đủ để đáp ứng các nhiệm vụ quan trọng giúp ngân hàng duy trì và phát triển. Nó cũng cho thấy được mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.

Bảng 1 :Giá trị và tỷ trọng vốn huy động của PGD Hoàng Quốc Việt – NHTMCP An Bình 2009 2010 2011 Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Tổng vốn huy động 279.157 100 436.986 100 597.640 100 a.Theo loại tiền gửi

VNĐ 219.976 78,8 360.950 82,6 499.627 83,6

Ngoại tệ(tính theo VNĐ) 59.181 21,2 76.036 17,4 98.013 16,4 b.Cơ cấu nguồn vốn

Tiền gửi tiết kiệm 95.472 34,2 180.475 41,3 289.578 48,4 Tiền gửi của doanh nghiệp 132.320 47,4 196.207 44,9 142.238 23,8 Tiền gửi của kho bạc nhà nước 51.086 18,3 57.682 13,2 44.823 7,5 ATM và giấy tờ có giá và các

nguồn khác

279 0,09 2.442 0,6 121.001 20,3

Nguồn báo cáo kết quả HĐKD của PGD Hoàng Quốc Việt – NHTMCP An Binh

Từ bảng số liệu trên cho ta thấy tình hình huy động vốn của PGD Hoàng Quốc Việt qua các năm từ 2009-2011 luôn tăng. Cụ thể năm 2010 tăng 56,5% so với năm 2009 và trong năm 2011 huy động vốn tại PGD Hoàng Quốc Việt đã tăng 36,7% so với năm 2010. Điều này cho thấy năng lực huy động vốn của PGD Hoàng Quốc Việt là rất tốt đó cũng là nhờ những chính sách thu hút khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ đa dạng, cạnh tranh và rất tiện ích so với các ngân hàng khác.

Cơ cấu vốn luôn thiên về nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp(47,4% năm 2009 và 44,9% năm 2010) nhưng số vốn huy động được từ khu vực này đã giảm đột ngột và năm 2011 do:

"Năm 2011, NHNN điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần tăng trưởng kinh tế." Đây là một định hướng chiến lược mới, thay cho hỗ trợ tăng trưởng của chinh sách tiền tệ năm 2010 điều này đã gây sụt giảm cung tiền dẫn đến tình trạng thiếu vốn trên toàn hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn nền

kinh tế nói chung đã gây ảnh hưởng đến việc huy động những khoản tiền gửi mới của đối tượng khách hàng là doanh nghiệp. Mặt khác,năm 2011 nền kinh tế đất nước khó khăn chung đã dẫn tới sự phá sản của hơn 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ khác giảm nguồn tiền gửi để sử dụng và mục đích sản xuất kinh doanh năm 2011 cũng làm giảm nguồn vốn từ khu vực doanh nghiệp. Để bù đắp lại sự sụt giảm về vốn từ khu vực doanh nghiệp, lãnh đạo PGD đã có những nỗ lực nhằm huy động những nguồn vốn thay thế từ khu vực dân cư, từ giấy tờ có giá, từ dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ ... khiến tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2011 không giảm mà còn tăng 161 tỷ đồng so với năm 2010

Từ năm 2005 hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP An Bình nói chung có sự tăng trưởng với tốc độ cao, năm 2009 – 2011 tình hình thị trường thế giới có nhiều biến động như: sự biến động của giá dầu, giá vàng lên đến kịch trần, thay đổi lãi suất của Fed, khủng hoảng kinh tế thế giới khởi phát từ năm 2008. Điều này gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn, khi mà lãi suất VND liên tục phải chạy theo biến động của thị trường.

Dựa vào những biến động trên thì phòng giao dịch có kế hoạch cụ thể như bám sát thị trường và nắm vững địa bàn hoạt động trên khu vực mình quản lí, qua thời gian khảo sát đã biết được thói quen giao dịch tài chính của người dân. Bên cạnh đó cũng là nhờ chính sách lãi suất phù hợp kèm một đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình và năng động.

Phòng đã triển khai các chương trình quảng bá hình ảnh, giới thiệu các dịch vụ ưu đãi để thu hút khách hàng và luôn mở rộng duy trì mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lí và vùng lân cận, chú trọng vào các dịch vụ chăm sóc khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng TMCP An Bình, đây được coi như nhân tố quyết định để nâng cao hiệu quả huy động vốn. Nhờ đó mà nguồn vốn tiết kiệm từ khu vực dân cư liên tục tăng mạnh qua 3 năm từ 95.472(trđ) năm 2009 lên mức 180.475(trđ) năm 2010 và tăng lên 289.578(trđ) năm 2011 tức từ 2009 đến 2011 thì nguồn này tăng 194.106(trđ) tức 203,31% đây là thành quả to lớn với một phòng giao dịch mới thành lập và đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế khó khăn trong giai đoạn này.

Trong giai đoạng từ 2009 đến 2011 thì có 1 sự giảm về tiền gửi của kho bạc nhà nước tại ngân hàng, từ 51,086 tỉ năm 2009 xuống còn 44,823 tỷ năm 2011, điều

đó cũng có tác động xấu đến lượng vốn huy động được tại ngân hàng năm 2011.Tuy nhiên,nguồn vốn huy động từ ATM, giấy tờ có giá và các nguồn khác lại tăng mạnh đó là kết quả của chương trình phát hành thẻ ATM quốc tế từ 2009 của ngân hàng An Bình và các chương trình marketing, khuyến mại với quy mô lớn của PGD trong giai đoạn này

- Lãi suất huy động bình quân của PGD từ 2009 đến 2011 có xu hướng tăng lên từ 8,45% năm 2009 lên mức 11,54% năm 2010 và tăng lên 13,63% năm 2011 do kết quả của sự gia tăng lạm phát của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này. Lãi suất đô la bình quân cũng tăng từ mức 2,24% năm 2009 lên mức 3,78% năm 2010.

2.1.3.2.Hoạt động tín dụng:

Hiện nay PGD Hoàng Quốc Việt tập trung tín dụng bán lẻ khách hàng chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ bên cạnh đó các khoản vay chủ yếu là cho vay ngắn hạn, kết hợp cho vay trung và dài hạn hợp lí nhằm duy trì dư nợ ổn định kiểm soát tốt rủi ro. Phát triển tín dụng tiêu dùng và hệ thống bán lẻ, thực hiện công tác đánh giá phân loại khách hàng, an toàn trong hoạt động tín dụng.

Bảng 2 : Kết quả hoạt động tín dụng giai đoạn 2009 - 2011 của PGD Hoàng Quốc Việt – NHTMCP An Bình

Đvt: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch (2010/2009) Chênh lệch (2011/2010) Tuyệt đối Tươngđ

ối Tuyệt đối Tươngđối

Cho vay 156 270 512 +114 +73% +242 +89% Khách hàng CN 96 168 258 +72 +75% +90 +54% Khách hàng DN 60 102 254 +42 +70% +150 +147% Thu nợ 112 196 321 +84 +75% +125 +63% Dư nợ 54 95 201 +41 +76% +106 +115% Quá hạn 1 1,5 2 +0,5 +50% +0.5 +33%

Nguồn báo cáo kết quả HĐKD của PGD Hoàng Quốc Việt – NHTMCP An Binh

Nhìn vào số liệu trên cho ta thấy tình hình tín dụng của PGD nhìn chung là tăng trưởng. Doanh số cho vay tương đối cao phù hợp với chính sách mà nhà nước

cũng như ngân hàng đề ra, nới lỏng tín dụng. Mức tín dụng tăng cao qua các năm, năm 2010 so với năm 2009 tăng 73%, đến năm 2011 đã tăng so với 2010 là 89%, điều này chứng tỏ được rằng ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến PGD Hoàng Quốc Việt nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của mình. Nâng cao tầm quan trọng cũng như chất lượng phục vụ của ngân hàng đã thu hút lượng khách hàng lớn giao dịch với PGD hơn mặt khác khả năng tiếp thị của cán bộ tín dụng cũng như thái độ phục vụ của họ tạo cảm giác thân thiện đối với khách hàng, thủ tục vay vốn nhanh gọn ít tốn thời gian, lãi suất thấp hơn các tổ chức tín dụng khác. Chính những điều này đã góp phần tạo lượng khách hàng ngày càng đông đến vay tiền tại PGD.

Đi đôi với việc cho vay thì đồng thời tình hình thu nợ của ngân hàng là khá tốt. Năm 2010 so với 2009 tăng 75%, năm 2011 tăng 63% so với 2010. Chứng tỏ khách hàng giao dịch với ngân hàng là những khách hàng uy tín. Đồng thời khẳng định quy trình thẩm định năng lực tài chính cũng như tài sản đảm bảo của PGD Hoàng Quốc Việt là hết sức chính xác, giúp cho việc đánh giá và ra quyết định cho vay đúng đối tượng, vừa tạo lợi nhuận cho chi nhánh đồng thời tạo vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh.

Bảng 3 :Cơ cấu dư nợ giai đoạn 2009-2011 của PGD Hoàng Quốc Việt – NHTM CP An Bình

2009 2010 2011

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %

Tổng dư nợ 54 100 95 100 201 100

a.Theo loại tiền

VNĐ 78,7 82,8 152,3 75,8 Ngoại tệ (tính theo VNĐ) 16,3 17,2 48,7 24,2 b.Theo kì hạn Ngắn hạn 35,1 65 58,9 62 120,6 60 Trung và dài hạn 17,4 32,3 35,8 37,7 77,4 38,5 Khác 1,5 2,7 0,3 0,3 3 1,5

c.Cơ cấu dư nợ

Doanh nghiệp lớn 10,6 11,2 33,6 16,7

Doanh nghiệp nhỏ và vừa 75,2 79,2 131,1 65,2

Khác 9,2 9,6 36,3 18,1

Nguồn báo cáo kết quả HĐKD của PGD Hoàng Quốc Việt – NHTMCP An Binh

-Bên cạnh sự sụt giảm về dư nợ của khu vực doanh nghiệp là đà tăng của dư nợ khu vưc cá nhân. Trong đà bất ổn của thị trường, chi nhánh đã tìm hiểu tập trung vào

tiêu dùng cá nhân ở những ngành mà lao động có thu nhập ổn định, ít chịu ảnh hưởng bởi doanh số qua đó ít chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế và các bất ổn trong hệ thống tài chính giai đoạn vừa rồi. Việc làm này không những giúp chi nhánh tăng doanh số cho vay mà còn giúp chi nhánh hạn chế nhiều rủi ro, và là một hướng đi đúng đắn

-Xét đến cơ cấu kì hạn những khoản vay, PGD các khoản vay chủ yếu là cho vay ngắn hạn (chiếm trên 60%), kết hợp cho vay trung và dài hạn hợp lí nhằm duy trì dư nợ ổn định kiểm soát tốt rủi ro. Ngoài ra là các khoản dư nợ khác không có kì hạn nhất định, các khoản này chiếm 1 tỷ trong nhỏ trong tổng dư nợ ở mức 0.3% năm 2010 và 1.5 % năm 2011.

-Xét đến cơ cấu theo loại tiền trong tổng dư nợ cho thấy chi nhánh có cho vay ngoại tệ phục vụ xuất nhập khẩu tuy nhiên không chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ , chỉ chiếm 17% năm 2010 và khoảng 24 % năm 2011. Mặt khác tỷ lệ dư nợ năm 2011 của ngoại tệ tăng một mạnh 7,9 tỷ tương đương 48% so với năm 2010 trong khi tỷ lệ dư nợ bằng VNĐ giảm nhẹ từ 82,8% năm 2011 xuống 75,8% năm 2010, điều này cho thấy xu hướng vay ngoại tệ nhiều hơn của các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế lạm phát tăng cao khiến lãi suất VNĐ chênh lệch lớn so với vay ngoại tệ mà đặc biệt là USD

-Tình hình quá hạn của PGD trong năm 2010 tăng 50%, nhưng đến 2011 lại chỉ tăng đến 33%, đây là kết quả của sự khủng hoảng kinh tế nói chung. Nền kinh tế bị suy thoái nghiêm trọng kéo theo một loạt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên không có khả năng thanh toán cho ngân hàng. Cần phải có biện pháp đảm bảo an toàn hơn khi cho vay.

-Nhìn chung thì tình hình tín dụng là tốt. Tuy nợ quá hạn tăng nhưng so với mức doanh số cho vay thì không tăng đáng kể.

Bảng 4 : Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009 – 2011 của PGD Hoàng Quốc Việt – NHTMCP An Bình Đơn vị: triệu đồng Năm 2009 2010 2011 Chênh lệch (2010/2009) Chênh lệch (2011/2010) Tương đối Tuyệt đối (%) Tương đối Tuyệt đối (%) Doanh thu 12.367 23.659 42.369 +11.292 +91% +18,71 +79% Chi phí 7.985 9.235 15.628 +1.250 +16% +6,393 +69% Lợi nhuận trước thuế 4.382 14.424 26.741 +10.042 +229% +12,317 +85%

Nguồn báo cáo kết quả HĐKD của PGD Hoàng Quốc Việt – NHTMCP An Binh

Doanh thu của phòng giao dịch tăng rất nhanh và tăng dần qua từng năm từ 2009 đến 2010 tăng 91%, từ 2010 đến 2011 tăng 79%. Doanh thu của PGD Hoàng Quốc Việt chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, doanh thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu chiếm đến 74% năm 2010 và 80% năm 2011 cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng là tốt.

Đồng thời chi phí cũng tăng do mở rộng quy mô hoạt động, mở rộng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Chi phí tăng dần qua các năm từ 2009 đến 2010 tăng 16%, từ năm 2010 đến 2011 cũng tăng lên 69%. Nhưng ta thấy tốc độ tăng của chi phí không cao bằng tốc độ tăng của doanh thu chứng tỏ ngân hàng làm ăn có tiến triển, biết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Đồng thời ta thấy lợi nhuận của PGD cũng tăng dần qua các năm từ 2009 đến 2010 tăng +229%, từ năm 2010 đến 2011 tăng lên 85% ứng với sự tăng lên của doanh thu là hợp lý. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho ta thấy tuy chi phí có tăng lên nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận vẫn cao hơn chứng tỏ PGD kinh doanh có hiệu quả. Điều này chứng tỏ các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng đã đem lại kết quả.

Đây là sự nỗ lực cải tiến quy trình cũng như cách thức cho vay và các nghiệp vụ khác của ngân hàng, làm cho kết quả kinh doanh của PGD Hoàng Quốc Việt nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng An Bình nói chung được nâng lên rõ rệt.

2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt

2.2.1.Các quy định và thủ tục trong thanh toán tín dụng chứng từ của phòng giao dịch

2.2.1.1. Điều kiện phát hành thư tín dụng tại phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt

* Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng thường xuyên với ngân hàng An Bình và đã được cấp hạn mức tín dụng:

• Phương thức thanh toán quy định trong hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu, cung cấp dịch vụ hoặc hợp đồng nhập khẩu ủy thác là phương thức tín dụng chứng từ.

• Đủ điều kiện kinh doanh mặt hàng nhập khẩu: có chứng chỉ, giấy phép hành nghề nếu hàng nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành. Hàng hóa không nằm trong danh mục bị cấm.

• Được phép nhập khẩu (đối với L/C nhập khẩu), được phép kinh doanh mặt hàng nhập khâu theo qui định của pháp luật (theo đăng ký kinh doanh, giấy phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu theo qui định phải có).

•Đủ điều kiện kinh doanh mặt hàng nhập khẩu: có chứng chỉ, giấy phép hành nghề nếu hàng nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành (theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa từng thời kỳ). Hàng hóa không nằm trong danh mục hạn chế hay cấm nhập khẩu theo quy định của nhà nước trong từng thời kỳ.

•Khách hàng không có nợ xấu tại (nhóm 3,4,5) ngân hàng TMCP An Bình hay các tổ chức tín dụng khác.

•Có dự án phương án hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi. Có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán L/C trong thời hạn cam kết.

•Có bảo đảm hợp pháp (bằng một hoặc nhiều hình thức nhu ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản hoặc được bên thứ 3 bảo lãnh) cho việc phát hành L/C.

•Đối với L/C trả chậm, khách hàng cần đáp ứng thêm các điều kiện sau: Khách hàng phải có dự án kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi đảm bảo khả năng thanh toán L/C đúng thời hạn cam kết; phù hợp với thời hạn trả chậm, phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương.

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt- Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w