HỢP ĐỒNG KINH TẾ
ĐẠI DIỆN BÊN B: CN TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI THUỶ CHI NHÁNH HOÀ BÌNH.
HOÀ BÌNH.
- Ông: Nguyễn Danh Thắng - Chức vụ: Phó giám đốc. - Địa chỉ: Cảng Ba Cấp – Xã Thái Thịnh – TP Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình.
- Tài khoản: 4551 – 0000000 – 120 tại NH đầu tư và phát triển Tỉnh Hoà Bình. - Điện thoại: 018211019 Fax: 018 894956.
- Mã số thuế: 0100109480 – 010.
Sau khi bàn bạc, hai bên nhất trí thoả thuận ký kết hợp đồng với các điều khoản sau:
- Bên A thuê bên B bốc xếp sắt thép, xi măng tại Cảng 3 Cấp và vận chuyển bằng đường thuỷ từ Cảng 3 Cấp đến xã Chiềng Hoa – Huyên Mường La - Tỉnh Sơn La để phục vụ xây dựng Nhà máy thuỷ điện Nậm Pia.
- Thời gian thực hiện từ 05/09/2007 đến 05/06/2009.
Điều 2: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán:
* Đơn giá vận chuyển và bốc xếp hai bên thống nhất cụ thể như sau: - Bốc xếp tại Cảng 3 Cấp: 15.000đ/tấn.
- Vận chuyển bằng đường thuỷ từ Cảng 3 Cấp đến bến Chiềng Hoa:56000đ/tấn * Giá trị hợp đồng tạm tính:
TT Nội dung công việc Đ/v Khối lượng Đơn giá Thành tiền 1 Bốc xếp tại Cảng 3 Cấp tấn 22.500 15.000 337.500.000 2 Vận chuyển bằng đường
thuỷ đến Chiềng Hoa
tấn 22.500 56.000 1.260.000.000
Tổng cộng 1.597.500.000
(Bằng chữ: Một tỉ năm trăm chín bảy triệu năm trăm ngàn đồng chẵn). (Đơn giá trên đã bao gồm thuế VAT 5%).
* Hai bên thống nhất thanh toán một tháng một lần bằng 100% khối lượng đã thực hiện được. Thời gian thanh toán không quá ngày 10 tháng sau. Sau khi kết thúc công việc hai bên tiến hành nghiệm thu và thanh lý hợp đồng, bên A thanh toán nốt số giá trị còn lại cho bên B không chậm quá 30 ngày kể từ ngày nghiệm thu.
* Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng.
Điều 4: Trách nhiệm của mỗi bên:
* Trách nhiệm bên A:
- Cử cán bộ có đủ thẩm quyền để giao nhận hàng hoá với bên B và ký nhận khối lượng để làm cơ sở thanh toán.
- Chịu trách nhiệm tổ chức bốc xếp tại bến Chiềng Hoa giải phóng phương tiện nhanh nhất và chịu trách nhiệm an toàn cho người, phương tiện trong quá trình bốc xếp.
- Thanh toán cho bên B theo đúng Điều 2 ghi trong hợp đồng. * Trách nhiệm bên B:
- Chịu trách nhiệm tổ chức bốc xếp tại Cảng 3 Cấp và vận chuyển bằng đường thuỷ đảm bảo tiến độ của bên A.
- Chịu trách nhiệm về an toàn cho người, phương tiện và hàng hoá khâu bốc xếp tại Cảng 3 Cấp và vận chuyển đường thuỷ.
- Nếu để mất, hư hỏng hàng hoá thì phải bồi thường cho bên A theo giá hiện hành.
- Cung cấp hoá đơn VAT cho bên A.
Điều 5: Cam kết chung:
- Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.
- Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh những điều đã ghi trong hợp đồng. - Trong thời gian thực hiện hợp đồng nếu xảy ra tranh chấp mà hai bên không thể giải quyết được thông qua thương lượng thì kiến nghị Toà án tỉnh Hoà Bình giải quyết.
- Hợp đồng này được lập thành 06 bản, mỗi bên giữ 03 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Trong 3 tháng đầu năm để đáp ứng nhu cầu đi thăm quan, lễ hội của du khách trên lòng hồ Thuỷ điện Hoà Bình Chi nhánh thường xuyên ký kết các hợp đồng vận
chuyển hành khách bằng đường thuỷ. Hiện nay tàu du lịch của Chi nhánh gồm 4 chiếc thay phiên chở khách. Theo thống kê số lượng hợp đồng vận chuyển hành khách Chi nhánh đã ký kết trong mùa vụ kinh doanh 2006 là 60 chuyến, còn trong năm 2007 là 80 chuyến. (Theo nguồn của phòng kinh doanh).
Bên cạnh đó trong thời gian hoạt động kinh doanh vừa qua dựa trên lợi thế môi trường hoạt động, Chi nhánh cũng tiến hành kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa để phục vụ nhu cầu xây dựng thuỷ điện Nậm Pia và thủy điện Sơn La. Số lượng hợp đồng vận chuyển hàng hoá của Chi nhánh ký kết trong năm 2006 là 15 hợp đồng, trong năm 2007 là 20 hợp đồng.
Từ những số liệu thực tiễn trên có thể phân tích việc ký kết, thực hiện hợp đồng cũng như vấn đề giải quyết tranh chấp như sau:
2.2.1.Ký kết hợp đồng:
2.2.1.1. Căn cứ và nguyên tắc ký kết hợp đồng vận chuyển của Chi nhánh Hoà Bình:
* Căn cứ pháp lý:
Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động vận chuyển hành, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ vận chuyển hàng hoá. Tuy nhiên hoạt động vận chuyển hàng hoá có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức và có đối tượng khác nhau nên việc lựa chọn đúng nguồn luật điều chỉnh từng quan hệ cụ thể có giá trị thực tiễn to lớn.
Từ thực tiễn hoạt động kinh doanh những năm qua của Chi nhánh Hoà Bình với số lượng hợp đồng vận chuyển bằng đường thuỷ nội địa (mà cụ thể là việc vận chuyển này được tiến hành trên lưu vực Lòng hồ sông Đà) được ký kết và thực hiện ngày càng tăng theo nhu cầu phục vụ mùa lễ hội và cung cấp lương thực khô (ngô, khoai, sắn..), đặc biệt là nhu cầu phục vụ xây dựng hai thuỷ điện lớn tại Sơn La là Thuỷ
điện Nậm Pia và thủy điện Sơn La. Tất cả các hợp đồng vận chuyển của Chi nhánh Hoà Bình đều được thực hiện trên lưu vực Lòng hồ sông Đà nên việc ký kết hợp đồng vận chuyển của Chi nhánh trong những năm qua đều dựa trên các căn cứ pháp lý sau:
+ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế của Hội đồng nhà nước ban hành ngày 25.9.1989 Chính phủ) quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
+ Nghị định số 17/ HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
* Căn cứ thực tiễn:
Bên cạnh căn cứ pháp lý trên thì hợp đồng vận chuyển giữa Chi nhánh, với tư cách là người kinh doanh vận chuyển và người thuê vận chuyển được ký kết trên nhu cầu thực tiễn của hai bên. Đối với Chi nhánh Hoà Bình thì nhu cầu vận chuyển nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ, thu về nguồn lợi kinh tế, đem lại thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà Tổng công ty đã giao cho Chi nhánh. Đối với người thuê vận chuyển thì việc ký kết hợp đồng vận chuyển với Chi nhánh Hoà Bình nhằm thực hiện nhu cầu đi lễ hội, thăm quan của họ, nhu cầu cung cấp nguyên vật liệu cho các công trình xây dựng. * Nguyên tắc ký kết:
Ký kết hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo những nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập với nhau các quyền, nghĩa vụ. Hợp đồng vận chuyển bằng đường thuỷ nội địa được ký kết trên cơ sở là sự thoả thuận của các bên. Trên thực tế quá trình ký kết hợp đồng của Chi nhánh Hoà Bình với các bên đối tác được thực hiện dựa trên các nguyên tắc:
+ Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội. + Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
2.2.1.2. Hình thức của hợp đồng do Chi nhánh ký kết:
* Hình thức của hợp đồng vận chuyển hành khách của Chi nhánh:
Do điều kiện kinh doanh theo mùa vụ, việc vận chuyển hành khách của Chi nhánh diễn ra vào 3 tháng đầu năm và việc vận chuyển chỉ tiến hành trong phạm vi một ngày nên hình thức của hợp đồng vận chuyển hành khách của Chi nhánh đều là tự thoả thuận giữa các bên, tức là việc giao kết hợp đồng là bằng miệng. Điều này cũng không trái với quy định tại Điều 81.1 Luật giao thông đường thuỷ nội địa 2004 và Điều 401 BLDS 2005 2005 bởi các hợp đồng vận chuyển hành khách của Chi nhánh được thực hiện và chấm dứt ngay sau khi ký kết.
Việc giao kết hợp đồng giữa người vận chuyển là Chi nhánh và hành khách được thoả thuận bằng miệng nhưng cũng vẫn tuân theo những quy định của pháp luật về bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, thông qua việc lập Danh sách hành khách vận chuyển. Danh sách này có ghi đầy đủ : Danh sách thuyền viên vận chuyển, ghi rõ chức vụ thuyền trưởng, thuyền viên; Số đăng ký của phương tiện; Tên cảng, bến nơi đi; Tên cảng, bến nơi đến; Ngày, giờ thuyền rời cảng, bến; Giá vé; Danh sách hành khách mỗi chuyến.
* Hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hoá :
Theo Điều 86.1 Luật giao thông đường thuỷ nội địa 2004 thì hợp đồng vận chuyển hàng hoá được lập thành văn bản hoặc theo các hình thức khác mà hai bên thoả thuận. Theo thoả thuận của các bên thì có thể ký kết hợp đồng bằng lời nói hoặc vận đơn (giấy gửi hàng hoá). Trong đó, giấy gửi hàng là bộ phận của hợp đồng vận chuyển do người thuê vận chuyển lập và gửi cho người kinh doanh vận chuyển trước khi giao hàng. Giấy gửi hàng hoá có thể lập cho cả khối lượng hàng hoá thuê vận chuyển hoặc theo từng chuyến do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.
Giấy gửi hàng hoá phải ghi rõ loại hàng hoá; ký hiệu, mã hiệu hàng hoá; số lượng, trọng lượng hàng hoá; nơi giao hàng, nơi nhận hàng; tên và địa chỉ người gửi hàng; tên và địa chỉ người nhận hàng; những yêu cầu khi xếp, dỡ, vận tải hàng hoá.
2.2.1.3. Chủ thể của hợp đồng:
* Chi nhánh Hoà Bình - Người kinh doanh vận chuyển
Từ thực tiễn hoạt động kinh doanh thấy rằng các hợp đồng vận chuyển thì chủ thể hợp đồng vận chuyển của Chi nhánh Hoà Bình gồm: Bên vận chuyển, bên thuê vận chuyển. Đối với quan hệ hợp đồng vận chuyển hàng hoá của Chi nhánh không có sự tham gia của bên nhận tài sản, trong các hợp đồng vận chuyển hàng hoá này bên nhận tài sản đồng thời là bên thuê vận chuyển.
- Bên vận chuyển là Chi nhánh Hoà Bình thuộc TCT vận tải thuỷ. Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Tổng công ty vận tải thuỷ tại Hoà Bình ban hành kèm theo Quyết định số 499/2007/QĐ – HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng công ty vận tải thuỷ về tổ chức và hoạt động của Chi nhánh thì Chi nhánh Hoà Bình thuộc TCT vận tải thuỷ là công ty nhà nước hoạt động dưới hình thức hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ - TCT vận tải thuỷ và hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005. Chi nhánh có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam tại các ngân hàng trong nước theo quy định của pháp luật.
Nhìn chung các hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh là hoạt động theo uỷ quyền của Tổng công ty vận tải thuỷ được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2516000016 của Chi nhánh.
Theo Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa số 2032/GPBTNĐ do Cục đường sông Việt Nam - Cảng vụ đường thuỷ nội địa khu vực II cấp theo Quyết định số 07/2005/QĐ – BGTVT về quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thuỷ nội địa
cấp năm 2007 thì Chi nhánh Hoà Bình được phép hoạt động bến thuỷ nội địa theo vùng hoạt động với mục đích sử dụng như sau:
• Loại bến: Bến thông thường.
• Mục đích sử dụng: Bốc xếp hàng hoá và đón trả hành khách.
• Phạm vi vùng nước được hoạt động: - Chiều dài: 450m dọc theo bờ
- Chiều rộng: 430m từ mép bờ trở ra. Ngoài Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa thì với mỗi phương tiện vận chuyển hành khách của Chi nhánh đều phải có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa của cơ quan đăng kiểm (Theo Điều 77.3 Luật giao thông đường thuỷ nội địa 2004). Hiện nay thì Chi nhánh có 4 thuyền vận chuyển hành khách, cả 4 thuyền này đều đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa do cơ quan đăng kiểm Hoà Bình cấp năm 2007 bao gồm các Giấy chứng nhận có ký hiệu sau: VR – SII; VB – SII; HD – SIII; HT – SIII . Giấy chứng nhận được cấp cho các thuyền có vùng hoạt động lần lượt là: SII và SIII, với số lượng khách từ 30 – 35 khách/chuyến. Lượng hàng được phép chuyên chở từ 1 – 2 tấn.
Đối với việc bố trí thuyền viên trên thuyền vận chuyển thì Chi nhánh tổ chức trên mỗi thuyền chuyên chở khách có 2 thuyền viên làm việc trên phương tiện bao gồm: Thuyền trưởng và thuyền viên.
• Đối với thuyền trưởng gồm những người:
+ Tuổi từ đủ 16 trở lên, không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam + Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm. + Có bằng thuyền trưởng hạng ba làm việc trên thuyền có trọng tải từ 1 – 2 tấn.
+ Tuổi từ đủ 16 trở lên, không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam + Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm. * Ngư ời thuê vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hành khách:
Trong hoạt động của mình, Chi nhánh thực hiện vận chuyển hành khách là các cá nhân đi riêng lẻ hoặc tập thể cá nhân tổ chức đi theo đoàn . Theo quy định của pháp luật, Chi nhánh không đáp ứng nhu cầu vận chuyển với những người bị thần kinh, bệnh nhân hoặc trẻ em dưới 6 tuổi. Điều này được ghi rõ trong nội quy hoạt động chuyên chở của Chi nhánh. Những hành khách do Chi nhánh vận chuyển trong mỗi chuyến sẽ được ghi đầy đủ trong Danh sách hành khách vận chuyển do Chi nhánh cấp cho mỗi thuyền chở khách.
* Ngư ời thuê vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá:
Trong những năm qua, khách hàng của Chi nhánh trong những hợp đồng vận chuyển hàng hoá rất đa dạng: Đối với các hợp đồng vận chuyển lương thực (như: ngô, khoai, sắn..) thì khách hàng chủ yếu là những người làm ăn buôn bán theo hình thức tư nhân hoặc hộ gia đình, những khách hàng này hầu như đã có mối quen biết lâu dài trong những năm hoạt động của Chi nhánh như: Đại lý ngô Tâm Dũng, Quân Trường,... Chủ thể trực tiếp ký kết các hợp đồng này là chính các nhân hoặc người uỷ quyền của cá nhân theo Giấy uỷ quyền.
Đối với các hợp đồng vận chuyển nguyên vật liệu thì khách hàng là các công ty tư nhân, công ty TNHH có đăng ký kinh doanh tại Hoà Bình hoặc Sơn La như: Doanh nghiệp tư nhân Kim Chất, Công ty TNHH Hoa Quang… Những công ty này ký kết hợp đồng với Chi nhánh theo thời gian xây dựng của các công trình kiến trúc hoặc công trình thuỷ điện. Việc ký kết hợp đồng với Chi nhánh được thực hiện bởi người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp, điều này được chỉ rõ trong từng bản hợp đồng giữa các bên.
Ví dụ về bên thuê vận chuyển, như ở hợp đồng cụ thể trên thì bên thuê vận chuyển là Doanh nghiệp tư nhân KIM CHẤT, có:
+ Địa chỉ trụ sở tại: Phường Chiềng Lề - Thị xã Sơn La
+ Tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La số: 421104 00048.
+ Mã số thuế: 5500285264
+ Điện thoại: 022241550 Fax: 022858320.
+ Việc ký kết hợp đồng dịch vụ được thực hiện bởi chủ doanh nghiệp là ông Nguyễn Kim Chất.
* Người nhận hàng trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá:
Trong các hợp đồng vận chuyển hàng hoá của Chi nhánh thì bên thuê vận chuyển (khách hàng) đều là người nhận tài sản. Do vậy trong phần thực tiễn ký kết và thực