Chương III: Kiến nghị.
3.1.1. Một số nhận xét đối với việc ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách của Chi nhánh Hoà Bình:
chuyển hành khách của Chi nhánh Hoà Bình:
3.1.1. Một số nhận xét đối với việc ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyểnhành khách của Chi nhánh Hoà Bình: hành khách của Chi nhánh Hoà Bình:
- Đối với việc ký kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa Chi nhánh với hành khách trong thời gian hoạt động vừa qua có thể thấy rằng: Từ thực tiễn đã nói đến ở Chương II thì mặc dù các hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên đều bằng hình thức thoả thuận miệng do tính chất hoạt động vận chuyển là trong thời gian ngắn (chỉ trong 1 ngày) và quãng đường đi ngắn (khoảng 3h cả đi và về). Tuy nhiên Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo các điều để có thể thực hiện các hợp đồng đúng quy định của pháp luật hiện hành là Luật giao thông đường thuỷ nội địa 2004 và các luật liên quan khác như: Bộ luật dân sự 2005, Luật thương mại 2005.
Theo đó, trong việc ký kết hợp đồng trên thực tiễn Chi nhánh đã đảm bảo được các điều kiện mà pháp luật quy định đối với người kinh doanh dịch vụ vận chuyển bao gồm: Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với mỗi phương tiện vận chuyển đường thuỷ nội địa; Giấy
chứng nhận đăng ký phương tiện; Giấy chứng nhận bảo hiểm tàu sông đối với phương tiện vận chuyển đường thuỷ nội địa. Ngoài ra việc bố trí các chức danh đảm nhiệm các vị trí trên phương tiện chở khách cũng được Chi nhánh thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật về các điều kiện đối với thuyền trưởng và thuyền viên bao gồm các điều kiện về: Độ tuổi; Sức khoẻ; Trình độ chuyên môn phù hợp để đảm nhận chức danh trên phương tiện chuyên chở.
Về hình thức của hợp đồng thì tuy các hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường thuỷ nội địa của Chi nhánh đều được ký kết theo hình thức thoả thuận bằng miệng, hình thức ký kết này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật và đã được Chi nhánh thực hiện khá tốt với việc lập ra bản Danh sách vận chuyển hành khách. Trong danh sách này có ghi rõ những thông tin gồm: Tên, số đăng ký của phương tiện vận chuyển; Tên cảng, bến nơi đi; Tên cảng, bến nơi đến; Ngày, giờ phương tiện rời bến; Cước phí vận chuyển; Danh sách những thuyền viên và chức vụ của họ trên phương tiện vận chuyển của Chi nhánh; Danh sách những hành khách của từng chuyến vận chuyển. Với việc lập Danh sách vận chuyển hành khách thì Chi nhánh cũng đảm bảo việc thông báo cho hành khách biết được về địa điểm, thời gian thực hiện hợp đồng vận chuyển, cước phí vận chuyển.
Tuy nhiên việc ký kết hợp đồng này cũng có một vài điểm còn thiếu sót như:
Mặc dù Chi nhánh có lập bản Danh sách vận chuyển hành khách nhằm thay cho vé hành khách, như vậy về mặt pháp lý thì có thể coi Danh sách vận chuyển này như là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách của Chi nhánh . Tuy nhiên Danh sách vận chuyển này có ghi danh sách hành khách vận chuyển nhưng lại không có chữ ký của họ, mặt khác cũng không đề cập đến vấn đề miễn, giảm vé, ưu tiên mua vé và hoàn trả vé hành khách trong những trường hợp đặc
biệt có thể xảy ra theo quy định pháp luật. Việc thanh toán trước khi vận chuyển cũng có thể dẫn đến xảy ra những vấn đề phức tạp trong việc thực hiện hợp đồng. - Đối với việc thực hiện hợp đồng thì Chi nhánh cũng đã có nhiều tích cực trong việc chấp hành những quy định của pháp luật khi đưa ra bản nội quy vận chuyển. Trong bản nội quy này đã đề cập rõ ràng những quyền và nghĩa vụ của các bên thuê vận chuyển và bên kinh doanh vận chuyển để cho hành khách được biết. Tuy nhiên trên thực tế việc thoả thuận giao kết hợp đồng vận chuyển của Chi nhánh và hành khách diễn ra chủ yếu tại bến cảng nên trong nhiều trường hợp hành khách không hoàn toàn nắm rõ được những quyền của mình trong những trường hợp như được hoàn trả lại vé hoặc những hành lý không được mang theo…Trên các phương tiện của Chi nhánh cũng chỉ ghi về một số nghĩa vụ của hành khách khi đi trên phương tiện vận chuyển.
- Đối với việc giải quyết tranh chấp trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa Chi nhánh với hành khách thì từ hoạt động thực tiễn của Chi nhánh, với nhiều cố gắng và nỗ lực phục vụ chu đáo, tận tình với những nhu cầu của hành khách thì đến nay Chi nhánh chưa phải giải quyết những tranh chấp xảy ra trong quá trình vận chuyển hành khách. Tuy nhiên trong Quy chế tổ chức và hoạt động, Chi nhánh đã ghi rõ những cách thức giải quyết tranh chấp, nếu có bằng các hình thức như: tự thương lượng hoà giải giữa các bên, khởi kiện ra toà hoặc ra trọng tài thương mại trong trường hợp thương lượng không thành. Như vậy có thể thấy rằng Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc tuân theo những quy định của pháp luật để hoàn thiện trách nhiệm và hợp pháp hoá dịch vụ mà mình cung cấp.
Nhưng bên cạnh đó cũng thấy rằng mặc dù việc đưa ra cách thức giải quyết tranh chấp trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh là hoạt động tích cực trong việc áp dụng pháp luật đối với các hoạt động của Chi nhánh. Tuy nhiên trên thực tế
do việc thoả thuận giao kết hợp đồng giữa Chi nhánh với hành khách là cá nhân cũng như tập thể khách đi theo đoàn hầu hết là tại bến và hợp đồng được thực hiện trong ngày nên các cách thức giải quyết tranh chấp này không được thông báo với hành khách. Vì vậy mặc dù đến này chưa xảy ra vụ tranh chấp nào từ hoạt động vận chuyển hành khách của Chi nhánh nhưng trong trường hợp có xảy ra thì sẽ có những khó khăn về mặt pháp lý trong việc giải quyết giữa các bên nếu như thương lượng trực tiếp không thành, bởi thực tế là giữa các bên không có thoả thuận nào về cách thức giải quyết tranh chấp trong trường hợp có xảy ra tranh chấp. Mặt khác theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh thì việc giải quyết bằng con đường toà án cũng không chỉ rõ là giải quyết tại toà án nào.