Đánh giá khả năng tái hydrat hóa của bột rong sản xuất từ nguyên liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất bột rong nho khô (Trang 52)

liệu xử lý sorbitol với nồng độ khác nhau

Tiến hành 3 mẫu sản xuất bột rong khô từ nguyên liệu rong tƣơi xử lý sorbitol với nồng độ khác nhau: 15%, 20% và 25%. Sau khi sản xuất bột rong theo các thông số tối ƣu đã tìm đƣợc ở trên, tiến hành đánh giá năng tái hydrat hóa của bột rong khô sản xuất. Theo khảo sát đánh giá sơ bộ thì sản phẩm bột rong sản xuất từ nguyên liệu rong ngâm sorbitol 25% không thể xay đƣợc do rong rất dai. Vì vậy chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá khả năng tái hydrat của bột rong (sản xuất từ rong ngâm sorbitol 15% và sorbitol 20%) khi ngâm nƣớc. Các mẫu bột rong ngâm nƣớc đều sử dụng 2g bột rong, ngâm nƣớc ở nhiệt độ phòng. Sau khi ngâm nƣớc tiến hành cân trên cân điện tử, các bƣớc tiến hành: (1) Cho 2g mẫu vào nƣớc, cân rây (m1); (2) Sau 1 phút, dùng rây gạn nƣớc; (3) Cân rây và mẫu (m2); (4): Tính khối lƣợng mẫu: m2 - m1. Kết quả đánh giá thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Độ hút nƣớc phục hồi của bột rong khô sản xuất từ rong xử lý bằng sorbitol nồng độ khác nhau Mẫu thí nghiệm Thời gian (phút) 0 1 2 3 4 5 Bột rong sản xuất từ rong ngâm sorbitol 15% 2 20,32 20,87 21,12 23,7 Bột rong sản xuất từ rong ngâm sorbitol 20% 2 21,16 21,93 24,51 26,29 26,48 Nhân xét:

Ta thấy đánh giá khả năng tái hydrat hóa của bột rong ở bảng 3.2 cho thấy các mẫu rong ngâm sorbitol sau sấy có khả năng phục hồi rất lớn và nhanh. Đặc biệt mẫu rong ngâm sorbitol 20%.

Mặt khác ta thấy mẫu ngâm sorbitol 20% trƣơng nở nhanh hơn và hoàn toàn hơn so với mẫu ngâm sorbitol 15%. Điều này đƣợc lý giải là do tác dụng của sorbitol có thể giữ nƣớc nên làm bền cấu trúc của rong. Nhƣ vậy bột rong sản xuất từ rong đƣợc xử lý bằng dung dịch sorbitol 20% có khả năng tái hydrat hóa tốt và đáp ứng đƣợc mục đích đặt ra của đề tài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất bột rong nho khô (Trang 52)