Tiến hành lấy 3 mẫu thí nghiệm, mỗi mẫu 20g rong tươi, ngâm trong dung dịch muối 33%. Mỗi mẫu được ngâm với các tỷ lệ dung dịch muối/rong khác nhau: mẫu 1: tỷ lệ dung dịch muối/rong là 3/1, mẫu 2: tỷ lệ dung dịch muối/rong là 4/1 và mẫu 3: tỷ lệ dung dịch muối/rong là 5/1. Sau khi ngâm 3 giờ, tiến hành lấy mẫu rong đánh giá cảm quan. Kết quả thể hiện ở hình 3.1.
Hình 3.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ dung dịch nước muối/rong
đến chất lượng rong muối Nhận xét:
Từ kết quả phân tích ở trên cho thấy tỷ lệ dung dịch muối/rong có ảnh hưởng lớn đến trạng thái và màu sắc rong sau khi ướp muối. Khi tăng tỷ lệ dung dịch muối/rong thì rong càng bị mất nước, trạng thái và màu sắc của rong tốt thể
hiện qua tổng điểm cảm quan tăng lên. Nguyên nhân là do khi tăng tỷ lệ dung dịch muối/rong làm cho môi trường có áp suất thẩm thấu lớn hơn trong rong dẫn đến nước bị tách ra khỏi rong và muối khuếch tán vào rong làm rong nhanh chóng bị giảm thể tích. Khi nước tách khỏi rong và muối đi vào trong rong sẽ làm giảm hoạt độ nước, ức chế hoạt động của enzyme và hạn chế sự phát triển của vi sinh vật nên thời gian bảo quản rong nho kéo dài hơn.
Kết quả phân tích ở trên cũng cho thấy ở tỷ lệ dung dịch nước muối so với rong là 5/1 thì tổng điểm trung bình cảm quan của rong muối tốt nhất. Vì vậy, em chọn tỷ lệ dung dịch muối so với rong là 5/1.