Tình hình hoạt động của chợ Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực thi các quy định về an toàn thực phẩm và khả năng lây nhiễm chéo trong quá trính xử lý nghiên liệu hải sản tại các chợ ở Nha Trang (Trang 25)

Chợ là loại hình thương nghiệp truyền thống đã và đang được phát triển khá phổ biến ở nước ta hiện nay.Trong xu hướng tiêu dùng hiện đại, người tiêu dùng có thêm lựa chọn mua hàng từ các siêu thị và trung tâm thương mại. Tuy nhiên, các chợ truyền thống vẫn đóng vai trò phục vụ rất lớn trong đời sống hàng ngày của người dân, nhất là tại các vùng nông thôn, miền núi, vì sức mua thấp hơn các thành phố, trong khi đó hàng hóa cung cấp ở các chợ thường rẻ hơn do chi phí tổ chức quản lý chợ thấp hơn so với siêu thị và trung tâm thương mại.

Theo nghị định Số: 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 về phát triển và quản lý chợ, đã xếp hạng chợ Việt Nam theo các loại sau đây [2]:

- Chợ loại I: là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch; được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên; có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các hoạt động tại chợ: Trông giữ xe,

bốc xếp hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.

- Chợ loại II: là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên; có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường.

- Chợ loại III: Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã phường và địa bàn phụ cận.

Chợ loại I do tỉnh (thành phố) trực tiếp quản lý, chợ loại II do cấp quận/huyện quản lý và chợ loại III do xã/phường quản lý.

Chợ trên địa bàn cả nước thường tập trung kinh doanh bán lẻ các mặt hàng nông sản, thực phẩm tươi sống. Các mặt hàng này không được chú trọng đến khâu bao gói, bảo quản sản phẩm trước khi bán hàng và việc sơ chế các sản phẩm này thường diễn ra ngay trong chợ. Do vậy các chợ thải ra một lượng rác thải khá lớn, dễ gây mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến môi trường và ATTP đối với các sản phẩm được lưu thông qua chợ.

Mặc dù những năm gần đây vấn đề ATTP đã được chú trọng nhưng tình hình vẫn không cải thiện, hầu hết các chợ ở Việt Nam đều có nguy cơ mất ATTP cao. Đặc biệt khu vực bán thủy sản tươi sống là khu vực có nguy cơ cao nhất.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực thi các quy định về an toàn thực phẩm và khả năng lây nhiễm chéo trong quá trính xử lý nghiên liệu hải sản tại các chợ ở Nha Trang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)