Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng Công thương Hưng Yên (Trang 32)

II. NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, SƠ ĐỒ TỔ CHỨC,CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ( NHCT) HƯNG YÊN

1.1. Lịch sử hình thành

Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ .Tỉnh có vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội đó là nằm tiếp giáp với thủ đô Hà Nội,có quốc lộ 5 chạy qua nối liền giữa Hà Nội - Hải Phòng .Đây được coi là lợi thế hết sức to lớn để thu hút các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước vào đầu tư. Với diện tích tự nhiên 890,8km2 ,dân số 1091 nghìn người. Hưng Yên được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997 theo nghị quyết của kỳ họp thứ X quốc hội khoá IX. Để phát triển kinh tế xã hội tỉnh đang phấn đấu xây dựng các trung tâm mua sắm tại các khu công nghiệp và tại thị xã Hưng Yên, để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Hiện trên địa bàn tỉnh đang triển khai xây dựng khu đô thị thương mại – dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Giang nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cũng như mua sắm cho thủ đô Hà Nội.

Về nông nghiệp: hình thành vùng chuyên canh đẩy mạnh sản xuất hàng hoá nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu của tỉnh cũng như cung cấp cho thủ đô Hà Nội.

vươn lên đưng thứ 13 trong 64 tỉnh, thành phố trong cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp. Tính đến cuối năm 2007, toàn tỉnh có 104 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 560 triệu USD và 485 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký là 23 nghìn tỷ. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 4 khu công nghiệp (KCN) tập trung là: KCN phố nối A, KCN phố nối B, Thăng Long II và KCN Minh Đức. Năm 2008 Hưng Yên có thêm 2 KCN nữa là KCN Minh Quang, KCN Vĩnh Khúc,bên cạnh đó các cụm công nghiệp làng nghề cũng được triển khai xây dựng. Kinh tế Hưng Yên đã có những bước phát triển đáng kể và đạt được những kết quả khả quan. Năm 2007 Hưng Yên tự hào với các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch: Tốc độ tăng GDP của tỉnh đạt 13,75% cao hơn mức tăng trung bình của cả nước là 8,48%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông nghiệp 25,9%; Công nghiệp-xây dựng 42,8%, dịch vụ 31,3%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 368 triệu USD tăng 42,33% so với cùng kỳ và đạt 118,83% kế hoạch. Thu ngân sách đạt 1362 tỷ đồng. Những năm qua, tỉnh và thành phố Hưng Yên tăng cường đầu tư cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng như: giao thông, cầu cảng… Đặc biệt, sự kiện cầu Yên Lệnh, cầu Triều Dương nối hai bờ sông Hồng, sông Luộc được thông xe, tuyến quốc lộ 38, 39 được nâng cấp, cải tạo đã tạo mạch nối giao thông quan trọng giữa các tỉnh thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, giúp Hưng Yên nâng cao sức hút đầu tư. Đến nay, đã có 26 dự án công nghiệp, dịch vụ đầu tư vào địa bàn thành phố, nhiều doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ, hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả khá như: Công ty cổ phần may Hưng Yên, Công ty may Phố Hiến… Giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã năm 2008 đạt 560,479 tỷ đồng. Năm 2008, giá trị thương mại - dịch vụ đạt 1.455 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ, doanh thu dịch vụ đạt 693 tỷ đồng

Cùng với thời gian tỉnh Hưng Yên được tái lập, chi nhánh ngân hàng

công thương Hưng Yên được thành lập theo quyết định số 13/NHCT/QĐ ngày 17/12/1996 của chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng công thương Việt Nam, và chi nhánh ngân hàng công thương Hưng Yên bắt đầu đi vào hoạt động từ 01/01/1997.

Chi nhánh Ngân hàng công thương Hưng Yên là một bộ phận trực thuộc của ngân hàng công thương Việt Nam (Vietinbank). Địa điểm đặt trụ sở tại 108 phố Trần Hưng Đạo – Hà Nội.

Trải qua chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển đến nay, hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương Việt Nam (NHCTVN) đã đạt sự tăng trưởng toàn diện về quy mô và chất lượng tạo được uy tín cao với khách hàng trong nước và quốc tế.

Với tổng tài sản ban đầu chỉ có 1.000 tỷ đồng, sau 20 năm hoạt động tổng tài sản của Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) đã gia tăng gấp 200 lần, đạt 194.000 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng, mỗi năm bình quân trên 25%, đến nay đã đạt số dư 160.000 tỷ đồng. Kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền kiều hối phát triển nhanh, vượt bậc, chiếm khoảng 8% đến 10% thị phần toàn ngành, tăng quy mô vốn chủ sở hữu của VietinBank từ 110 tỷ đồng ban đầu, đến nay đã đạt hơn 10.000 tỷ đồng, các chỉ số an toàn vốn (trên 11%), hệ số sinh lời (trên 15%) đều ở mức tiên tiến so với toàn ngành ngân hàng. Sự tăng trưởng nhanh về nguồn vốn đã gúp NHCTVN thực sự trở thành một kênh dẫn điều hòa vốn cho nhiều dự án trọng điểm quốc gia. Số vốn mà ngân hàng này tài trợ cho các dự án đã lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng, như các dự án thủy điện, nhiệt điện lưới điện 8.000 tỷ đồng, dự án sản xuất xi măng 4.500 tỷ đồng, dự án khai thác than, khoáng sản gần 2.000 tỷ đồng, dự án Khí điện Đạm Cà mau 50 triệu USD, dự án vệ tinh Vinasat 146 triệu USD. Tới nay, NHCTVN đã có quan hệ hợp tác chiến lược

toàn diện với hầu hết các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty lớn. Không chỉ có các dịch vụ ngân hàng nội địa, năm 1992 NHCT bắt đầu triển khai các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Hiện nay, NHCTVN đã thiết lập quan hệ đại lý với 850 ngân hàng ở 80 quốc gia trên toàn thế giới và là thành viên chính thức của Tổ chức Thanh toán liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), tổ chức thanh toánquốc tế về thẻ (VISA, MASTER). Năm 2008, VietinBank là ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt nam đưa vào hoạt động Trung tâm xử lý tập trung thanh toán xuất nhập khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế. Cùng với phát triển về quy mô, chất lượng cho vay, đầu tư của ngân hàng đã cải thiện tích cực. Hiện chất lượng cho vay và đầu tư của NHCTVN đạt mức độ lành mạnh cao nhất trong hệ thống ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu chỉ đạt 1,02%. Với mạng lưới phát triển ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong thị xã trên cả nước bao gồm 1 trụ sở chính, 2 Văn phòng Đại diện, 3 Sở giao dịch, 140 chi nhánh, trên 700 Phòng giao dịch, Điểm giao dịch, Quỹ tiết kiệm và 3 đơn vị sự nghiệp (Trung tâm công nghệ tin học, Trung tâm đào tạo, Trung tâm thẻ) VietinBank đã tạo được thương hiệu uy tín trên thị trường tài chính, ngân hàng và VietinBank đã được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 cho Hệ thống quản lý chất lượng đối với lĩnh vực cho vay, bảo lãnh, thanh toán thẻ tại Trụ sở chính, Sở Giao dịch 1 và Chi nhánh Ba Đình.

Để khẳng định và phát triển uy tín thương hiệu phù hợp với giai đoạn phát triển mới, ngày 15/4/2008 NHCTVN đã công bố hương hiệu mới VietinBank, được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo trong nước và 40 quốc gia trên thế giới. Sự kiện này đã mang ý nghĩa lịch sử đánh dấu chặng đường 20 năm phát triển kinh doanh thành công của NHCTVN. Mục tiêu mà NHCT hướng tới là trở thành một Tập đoàn tài chính đa năng và hiện đại. Đến nay NHCTVN đã có đẩy đủ điều kiện để chuyển đổi thành mô hình một Tập đoàn

tài chính ngân hàng mạnh ở Việt Nam phục vụ đắc lực cho nền kinh tế đất nước phát triển hội nhập. Là chi nhánh hạch toán phụ thuộc của ngân hàng công thương Việt Nam ,sau khi thực hiện quyết định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của chủ tịch HĐBT về việc chuyển hệ thống ngân hàng sang hạch toán kinh doanh và hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp. Chi nhánh ngân hàng công thương Hưng Yên ra đời thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ- tín dụng- dịch vụ ngân hàng với định hướng “phát triển - an toàn - hiệu quả - bền vững” và mục tiêu lợi nhuận, chi nhánh ngân hàng công thương Hưng Yên đã, đang và sẽ là thành viên quan trọng của ngân hàng công thương Việt Nam, góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển kinh tế của đất nước nói chung và của địa phương Hưng Yên nói riêng.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng Công thương Hưng Yên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w