II. NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM:
2.1. Nhân tố chủ quan.
2.1.1. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Đây là một trong số các nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Các ngân hàng có thể đưa ra kế hoạch kinh doanh, các chiến lược thực hiện mục tiêu của mình qua đó cải thiện tình hình kinh doanh cũng như hiệu quả của hoạt động cho vay của mình. Tuy nhiên không phải lúc nào các chiến lược để mở rộng thị trường hay cải thiện tình hình kinh doanh cũng đạt được kết qủa tốt nhất.
2.1.2. Khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Đây là một yếu tố có tác động đến việc lựa chọn các nguồn tài trợ của doanh nghiệp, bởi vì thường thì doanh nghiệp chỉ đi vay khi mà khả năng tài chính của họ không đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động của mình. Mặt khác, khả năng tài chính của doanh nghiệp nó còn là cơ sở để ngân hàng quyết định có cho vay hay không, cho vay bao nhiêu và khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào. Điều này, có ý nghĩa đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay từ cả hai phía ngân hàng và doanh nghiệp.
2.1.3. Tổ chức hoạt động sản xuất và công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được tổ chức hợp lí sẽ nâng cao được năng suất lao động, tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm đồng thời tăng được doanh số bán hàng và tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp sẽ có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay và hiệu quả sử dụng vốn và như thế cũng chính là nâng cao được hiệu quả của
các khoản cho vay.
2.1.4. Chính sách cho vay của ngân hàng.
Để đạt được các mục tiêu trong kinh doanh các ngân hàng đều phải đưa ra các chính sách để thực hiện. Với việc cho vay cũng thế, để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay thì ngân hàng cần nghiên cứu thảo luận để có thể đưa ra các chính sách thiết thực để có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động cho vay này. Các chính sách được đưa ra phải phù hợp với tình hình hoạt động của ngân hàng, phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội.
2.1.5. Đội ngũ cán bộ tín dụng.
Đây chính là yếu tố rất quan trọng đối với chất lượng và hiệu quả của hoạt động cho vay. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp thực hiện chiến lược kinh doanh và các chính sách của ngân hàng. Chính vì thế đây là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Về cán bộ tín dụng thì có một số điều đáng lưu ý như trình độ của cán bộ tín dụng, đạo đức nghề nghiệp… Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu. Để tồn tại các doanh nghiệp phải biết nắm bắt và tận dụng các cơ hội trong kinh doanh, điều này đòi hỏi ban lãnh đạo của doanh nghiệp phải có trình độ có năng lực quản lí và ra quyết định. Khi việc kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi sẽ có tác động tích cực đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp cho ngân hàng. Ngoài ra, trình độ và đạo đức của người lãnh đạo cũng có tác động rất lớn đến việc sử dụng vốn vay cũng như mong muốn trả nợ của doanh nghiệp từ đó tác động đến hiệu quả của việc cho vay của ngân hàng..
2.1.6. Quy trình cho vay.
Đây là những trình tự, những giai đoạn, những bước, công việc cần phải thực hiện theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay bắt đầu từ việc xem xét đơn xin vay của khách hàng đến khi thu nợ nhằm bảo đảm an toàn
vốn vay. Chất lượng phụ cho vay thuộc vào việc lập ra một qui trình cho vay đảm bảo tính khoa học vừa nhanh chóng, thuận tiện, vừa đảm bảo thực hiện đầy đủ nghiêm túc các bước của qui trình. Qui trình cho vay thường gồm ba bước chính:
Xét đề nghị vay của khách hàng và thực hiện chi vay: Trong giai đoạn này hiệu quả hoạt động cho vay phụ thuộc nhiều vào công tác thẩm định khách hàng và việc chấp hành các qui định về điều kiện và thủ tục cho vay của ngân hàng.
Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và theo dõi dự báo rủi ro: việc thiết lập hệ thống kiểm tra hữu hiệu, áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng tín dụng.
Thu nợ và thanh lí: Sự linh hoạt của cán bộ tín dụng của ngân hàng trong khâu thu nợ sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro và hạn chế những khoản nợ qua hạn, bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay.
2.1.7. Vấn đề về kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Đây cũng là vấn đề quản lý về thanh tra về bản thân ngân hàng, yếu tố này cũng rất quan trọng. Kiểm tra kiểm soát về nội bộ sẽ tránh được các sai sót trong việc thực hiện các chính sách cũng như việc làm sai trái của cán bộ tín dụng. Đây có thể coi là bước cuối cùng trong các biện pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay trong ngân hàng.