Nhân tố khách quan.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng Công thương Hưng Yên (Trang 28)

II. NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

2.2.Nhân tố khách quan.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM:

2.2.Nhân tố khách quan.

2.2.1. Các nhân tố từ phía khách hàng.

Khoản cho vay ở ngân hàng chỉ được gọi là đạt hiệu quả khi khách hàng sử dụng đúng mục đích và tạo lợi nhuận từ khoản vay đó để có thể hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng đúng như cam kết, mà việc đó lại phụ thuộc vào các nhân tố về năng lực, kinh nghiệm quản lý của khách hàng trong kinh doanh.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay các yếu tố kinh doanh thường xuyên biến động như nhu cầu thị trường, giá cả và nguồn cung cấp nguyên vật liệu …các yếu tố này dẫn đến sự sai lệch trong tính toán của doanh nghiệp về tiến độ sản xuất kinh doanh hay thời gian thu hồi vốn.

Nhân tố liên quan đến uy tín và đạo đức của người đi vay: đây được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến hiệu quả của các ngân hàng. Trên thực tế đã chứng minh đạo đức và khả năng chi trả của khách hàng có thể thay đổi sau khi thực hiện kế hoạch sử dụng vốn. Nhiều trường hợp khách hàng mạo hiểm với nguồn vốn vay được để kì vọng thu lại lợi nhuận cao hơn, chính vì thế mà họ sẵn sàng làm sai với kế hoạch ban đầu đã được ngân hàng chấp nhận, để thực hiện điều này họ đã sử dụng rất nhiều cách để ứng phó với việc kiểm tra giám sát của ngân hàng như: cung cấp thông tin sai, mua chuộc cán bộ ngân hàng… Như thế ta có thể thấy uy tín và đạo đức của khách hàng là rất quan trọng đối với ngân hàng, nó có thể là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng hợp tác làm việc tiếp tục của khách hàng đó với ngân hàng.

2.2.2. Tỉ giá.

Khi tỉ giá hối đoái không ổn định. Chẳng hạn giảm đi thì các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn trả khoản vay bằng ngoại tệ trước đó, vì cần phải có nhiều tiền vốn nội tệ hơn mới mua đủ số ngoại tệ cần để trả. Do vậy, các doanh nghiệp hoặc là sẽ hạn chế sử dụng vốn vay hoặc sẽ không trả được nợ cho ngân hàng điều này làm cho hoạt động cho vay giảm cả về qui mô và hiệu quả.

2.2.3. Nhân tố lãi suất

Mức độ phù hợp giữa lãi suất trên thị trường với mức lợi nhuận của ngân hàng trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của các ngân hàng. Lợi nhuận ngân hàng thu được bị giới hạn bởi lợi nhuận của doanh

nghiệp sử dụng vốn vay nên với mức lãi suất cao, các doanh nghiệp không trả được nợ, hoặc sẽ có ý định không muốn trả nợ, từ đó hoạt động cho vay của ngân hàng không còn là đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tất nhiên hiệu quả hoạt động cho vay cũng giảm sút.

2.2.4. Lạm phát

Lạm phát có tác động mạnh lên nhiều mặt như khả năng tiêu thụ hàng hoá, giá cả thị trường, hiệu quả kinh doanh... Do vậy, nó tác động mạnh đến không chỉ hoạt động tín dụng mà còn cả nền kinh tế. Chẳng hạn trong thời kì lạm phát cao sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm, nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Ngoài ra còn phải kể đến việc công chúng không muốn gửi tiền vào ngân hàng để đề phòng việc mất giá tiền tệ. Như thế việc đạt được chất lượng trong hoạt động tín dụng hầu như không thể.

2.2.5. Môi trường pháp lý.

Môi trường pháp lý thống nhất và ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp, vì thế nó cũng tác động đến hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Các chính sách kinh tế có tác động trực tiếp và rất lớn đến lĩnh vực tài chính ngân hàng : chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá… Chỉ một sự thay đổi nhỏ trong chính sách của Nhà nước cũng dẫn đến sự chuyển hướng của các hoạt động kinh tế ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng lớn vì ngân hàng là trung gian tài chính trong nền kinh tế. Trên thực tế thì tại Việt Nam môi trường pháp lý vẫn chưa ổn định, pháp luật vẫn phải sửa đổi để phù hợp với đường lối phát triển chính vì vậy ngành tài chính ngân hàng vẫn chịu rất nhiều tác động không tốt từ những việc trên.

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các ngân hàng phát triển. Bên cạnh đó môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ tạo áp lực khiến ngân hàng phải hoàn thiện, nâng cao khả năng làm việc, uy tín của mình để mở rộng thị trường và thu hút thêm khách hàng mới. Không chỉ môi trường kinh tế trong nước có tác động đến hiệu quả hoạt động cho vay mà sự thay đổi của nền kinh tế thế giới cũng có ảnh hưởng không nhỏ. Môi trường chính trị xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện tốt cho hệ thống ngân hàng hoạt động cũng như các doanh nghiệp cũng sẽ yên tâm và mạnh dạn đưa ra các kế hoạch kinh doanh mới có hiệu quả cao hơn. Nếu tình hình chính trị xã hội có nhiều bất ổn sẽ mang lại nhiều rủi ro cho các hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp chính vì thế sẽ ảnh hưởng đến cả nền kinh tế.

Tóm lại, có rất nhiều nhân tố tác động đến hiệu quả của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Song điều quan trọng không phải là biết tên các nhân tố đó mà cần phải hiểu rõ sự tác động của chúng, hiểu được mối quan hệ giữa hoạt động cho vay và hiệu quả của hoạt động cho vay và vận dụng sáng tạo trong điều kiện thực tế của ngân hàng sao cho sự vận dụng đó đem lại hiệu quả làm tăng được hiệu quả của hoạt động cho vay ở các ngân hàng thương mại.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng Công thương Hưng Yên (Trang 28)