Bước 1: Lựa chọn bài học thích hợp
Vì đặc thù bộ môn là thực hành nhiều hơn lí thuyết do vậy không phải bài học nào cũng cần tới BĐTD. Chủ đề, nội dung dạy - học thích hợp với BĐTD là những bài lí thuyết nên khi thiết kế bài giảng giáo viên cần chú ý cân nhắc những bài học, nội dung học phù hợp để có thể phát huy tốt nhất các tính năng của BĐTD.
Bước 2: Xây dựng giáo án
* Xây dựng mô hình thể hiện các thành tố của nội dung dạy học (cấu trúc bài giảng)
* Mô hình hoá tiến trình dạy học, thể hiện các yếu tố và các đối tượng khác trong môi trường tương tác, hoạt động tương tác trong từng nội dung dạy học.
* Hình dung (hoặc phác thảo) việc thể hiện BĐTD, tìm ra phương án tối ưu nhất cho các nhánh, các nội dung, kí tự hay hình ảnh cần thể hiện trên BĐTD.
* Triển khai thành giáo án hoàn chỉnh theo trật tự logic của bài.
Bước 3: Tham khảo ý kiến
Tham khảo ý kiến bạn bè đồng nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Trên cơ sở ý kiến mà ta có thể điều chỉnh kịch bản sư phạm (giáo án), điều chỉnh tiến trình hay phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung bài học.
Bước này hết sức cần thiết đối với những giáo viên mới ứng dụng BĐTD vào dạy học.
Bước 4: Chuẩn bị đồ dùng:
Việc chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy có ứng dụng BĐTD là vô cùng quan trọng. Ngoài những thiết bị dạy học khác, nhất định giáo viên phải chuẩn bị bảng phụ có vẽ sẵn BĐTD theo nội dung đã định trước (nếu có thể ta nên kết hợp với CNTT và bài giảng điện tử để tiết dạy đạt hiệu quả tốt nhất).
Bước 5: Thực nghiệm trên lớp học
Tổ chức giảng dạy với lớp học cụ thể, tiết học cụ thể. Đảm bảo các nội dung bài học được thực hiện theo đúng dự kiến. Việc đánh giá hiệu quả của các tiết học này sẽ là cơ sở quan trọng để rút kinh nghiệm cho việc ứng dụng trong các bài học khác.