Đánh giá, nhận xét việc thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Du lịch Anh Thư.DOC (Trang 56)

Công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch Anh Thư hoạt động trong nền kinh tế thị trường với mục tiêu chủ yếu và xuyên suốt đó là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, tối đa hoá lợi nhuận và thoả mãn tối ưu nhất mọi nhu cầu của khách du lịch. Để đạt được những mục tiêu đề ra, cũng giống với tất cả các công ty khác cùng hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch Anh Thư phải xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp để đạt được những mục tiêu đó. Và trong quá trình xây dựng chiến lược sẽ không tránh khỏi việc phạm phải những sai lầm và thiếu sót. Bởi vì, không phải chiến lược kinh doanh nào cũng là hoàn thiện và không có những sai lầm. Mặc dù vậy, khi thực hiện chiến lược trong quá trình kinh doanh, Công ty đã có được những thành công nhất định. Bên cạnh những thành công đó không thể không kể đến những thiếu sót trong việc xây dựng chiến lược mà Công ty cần phải khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình trong thời gian tới.

2.3.4.1. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh:

Đối với mỗi chiến lược phù hợp hoặc là tốt thì kết quả mà nó mang lại sẽ rất lớn. Nó là nền tảng cho việc tăng doanh thu, lợi nhuận, danh tiếng, uy tín cho cả Công ty. Và đặc biệt nó sẽ là điều kiện tốt để thu hút hay lôi cuốn khách du lịch, làm tăng số lượng khách đến với Công ty. Điều này được chứng minh qua việc thực hiện các chiến lược:

*Đối với chiến lược Marketing hỗn hợp: Bất cứ một công ty nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều chú trọng đến chiến lược Marketing hỗn hợp. Vì trong chiến lược này có rất nhiều chính sách quan trọng và khi thực hiện tốt các chính sách này thì hiệu quả mà nó mang lại cho công ty sẽ không nhỏ. Công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch Anh Thư trong quá trình thực hiện chiến lược Marketing hỗn hợp đã sử dụng tốt các chính sách: Giá cả, sản phẩm, quảng bá và phân phối.

Chính sách giá cả: Vì tìm hiểu, nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng

trên thị trường là luôn muốn mua sản phẩm, dịch vụ với giá rẻ nhất và đòi hỏi chất lượng tốt nhất. Và để thoả mãn tối ưu nhu cầu của người tiêu dùng mà vẫn thu được lợi nhuận mong muốn. Cùng với việc Công ty có tiềm lực lớn về tài chính cộng với việc phân tích đúng đắn thị trường, Công ty đã quyết định đưa ra bán các chương trình du lịch trên thị trường với những mức giá phù hợp được khách du lịch chấp nhận, đồng thời mức giá đó cũng đủ khả năng để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Vì có mức giá phù hợp, nên số lượng khách đến với Trung tâm qua các năm là rất lớn và doanh thu thu được từ hoạt động này là cao.

Đối với những chương trình du lịch cho khách lẻ, Công ty đã xây dựng cho từng đối tượng khách với những mức giá thích hợp để đạt mục tiêu về tăng tối đa số lượng khách. Công ty có các mức giá ưu đãi cho đoàn khách thường xuyên với số lượng đông, giảm giá, chiết giá cho trẻ em, tạo được mối quan hệ lâu dại với nhà cung cấp để hưởng mức gia ưu đãi, giá hợp tác họ dành cho công ty như với khách sạn tại Hạ Long, Hội An.

Chính sách sản phẩm: Trung tâm đã phát huy tốt các chương trình du lịch

đơn lẻ như các chương trình: City tour, Open tour. Đối với City tour, được thực hiện trong thời gian một ngày, còn đối Open tour thì tuỳ thuộc vào nhu cầu của khách mà thời gian có thể kéo dài, ngắn khác nhau.

Chính sách quảng bá: Bằng các hình thức quảng bá khác nhau trên các

phương tiện khác nhau, với mức chi phí hợp lý, mẫu mã của các mực quảng cáo đa

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Trung Hải

dạng và phong phú. Công ty đã giới thiệu được cho khách du lịch trong và ngoài nước biết đến các sản phẩm và dịch vụ của mình để từ đó khách du lịch có thể đi tham quan, du lịch ở Việt Nam thông qua sự phục vụ của công ty. Ngoài ra, từ những hoạt động quảng bá này Công ty đã tạo ra được hình ảnh của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng trên trường quốc tế, đồng thời nó cũng tạo ra được uy tín, danh tiếng của công ty trên thị trường trong và ngoài nước.

Chính sách phân phối: Công ty đã thực hiện tốt vai trò là chiếc cầu nối đưa

du khách đến tiêu dùng các sản phẩm du lịch trên mọi miền đất nước và cả nước ngoài, là nhà kết nối các sản phẩm đơn lẻ nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách du lịch. Mặc dù, hệ thống các chi nhánh, đại lý còn hạn chế và việc phân bố chưa đồng đều. Nhưng dù sao thì Công ty cũng đã có được những thuận lợi đáng kể trong việc sử dụng các kênh phân phối.

*Đối với chiến lược thị trường: Ngoài việc đi sâu vào khai thác triệt để thị trường

khách du lịch nước ngoài với mảng kinh doanh lữ hành quốc tế cùng với uy tín và danh tiếng của mình. Trung tâm còn tiến hành khai thác các mảng thị trường Châu Âu, Châu Á: Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc…( Được thể hiện qua bảng: Cơ cấu nguồn khách quốc tế đến mà Công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch Anh Thư đã phục vụ trong năm 2010).

*Đối với chiến lược cạnh tranh: Đây là chiến lược rất quan trọng đối với Công ty

trong việc chiếm giữ và tạo uy tín, danh tiếng của mình trên thị trường. Do nhìn nhận được tầm quan trọng của chiến lược này, Công ty đã nỗ lực rất nhiều trong việc thực hiện tốt chiến lược cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường. Bằng việc sử dụng chiến lược chi phí cao và hoạt động kinh doanh bằng uy tín và danh tiếng của mình, Công ty đã đạt được những thành tích đáng kể về số lượng khách, doanh thu và lợi nhuận trong những năm qua (Đã được phân tích ở phần kết quả kinh doanh của Công ty- mục 2.1.4).

2.3.4.2. Những tồn tại trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh: Đi liền với những thành công hay những thuận mà Công ty đạt được trong quá trình thực hiện chiến lược là những khó khăn còn tồn tại đòi hỏi cần phải khắc phục, giải quyết một cách nhanh chóng và kịp thời.

*Chiến lược Marketing hỗn hợp: Trong chính sách sản phẩm, do đặc điểm của sản

phẩm du lịch là dễ bắt chước và sao chép, cộng với việc để xây dựng một sản phẩm mới đưa vào phục vụ thì cần phải bỏ ra một khoản chi phí cao. Và khi đưa sản phẩm vào thực hiện thì sản phẩm này rất dễ bị bắt chước, sao chép. Vì vậy, trong quá

trình hoạt động kinh doanh, Công ty đã không xây dựng cho mình một chương trình du lịch khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Ở đây, Công ty mới chỉ lựa chọn chính sách dị biệt hoá sản phẩm ở mức thấp. Việc đánh giá sự khác biệt của sản phẩm chính là chất lượng của các chương trình du lịch mà Công ty đưa ra phục vụ khách.

Còn đối với chính sách phân phối, Công ty chưa xây dựng cho mình một mạng lưới các chi nhánh, văn phòng, đại lý lữ hành ở nhiều Tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước để có thể giúp Công ty thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện các tour du lịch.

*Chiến lược thị trường: Trong mảng lữ hành quốc tế, Trung tâm đã tập trung

nhiều vào thị trường khách Pháp, đây là thị trường được coi là có số lượng khách đông đảo nhất. Trung tâm tập trung nhiều vào thị trường khách Pháp là bởi vì hiện nay số lượng khách này sang du lịch ở Việt Nam nhiều, do có tình hình chính trị Việt Nam ổn định cũng như sự quảng bá rầm rộ của Việt Nam tại Pháp và chi phí cho một chuyến đi du lịch ở Việt Nam không cao và phù hợp với khả năng thanh toán của họ.

Ngoài ra, do Công ty rất mạnh về lữ hành quốc tế nên mảng kinh doanh lữ hành nội địa mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa được thích đáng và đúng với tầm quan trọng của nó. Số lượng nhân viên trong tổ nội địa còn ít, cơ sở vật chất kỹ thuật cho tổ nội địa còn hạn chế và điều đáng chú ý là tổ nội địa hiện nay chưa có đội ngũ hướng dẫn viên của riêng mình.

*Chiến lược cạnh tranh: Trong chiến lược này, Công ty mới chỉ sử dụng chiến lược

chi phí cao và quá thiên vào sử dụng uy tín và danh tiếng của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, nếu như du khách nào chưa biết về uy tín của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch Anh Thư thì đó là một tổn thất lớn về việc thu hút khách và tăng doanh thu cho Công ty.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Trung Hải

CHƯƠNG 3

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI & DU LỊCH ANH THƯ 3.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ ĐE DOẠ

Sau khi xem xét thực trạng hoạt động kinh doanh và môi trường kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư thương mại & du lịch Anh Thư. Ta sẽ tiến hành đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe doạ để xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Công ty cũng như đưa ra những kiến nghị với Công ty. Để xây dựng một chiến lược kinh doanh có tính khả thi thì việc đánh giá này là rất quan trọng. Nó là điều kiện để Công ty xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp.

3.1.1. Điểm mạnh:

Điểm mạnh được xem xét như những thế mạnh bên trong của Công ty ảnh hưởng đến đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của thị trường. Qua hoạt động kinh doanh của Công ty ta thấy có một số điểm mạnh sau:

+ Sau 10 năm đi vào hoạt động, Công ty đã xây dựng được hình ảnh tốt đối với khách du lịch, tạo ra được uy tín và danh tiếng của mình trên thị trường.

+ Là một Công ty lữ hành mạnh và được sự đánh giá cao của du khách quốc tế.

+ Là một doanh nghiệp Nhà nước, chịu sự quản lý Nhà nước về du lịch của Tổng cục Du lịch Việt Nam và Sở Du lịch Hà Nội nên trong quá trình hoạt động Công ty sẽ được ưu đãi hơn về các chính sách, nắm bắt được các chủ trương, đường lối của Nhà nước về chương trình hành động một cách nhanh chóng và chính xác.

+ Giá cả của các chương trình du lịch rẻ hơn so với một số công ty khác nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng.

+ Đội ngũ nhân viên trong Công ty làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, và luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao phó.

3.1.2. Điểm yếu:

Được xem như là những khuyết điểm, yếu kém đang tồn tại ở Công ty. Có thể rút ra một số điểm yếu của Công ty cổ phần đầu tư thương mại & du lịch Anh Thư:

+ Chưa xây dựng được cho mình những chương trình du lịch mang tính dị biệt hoá so với các đối thủ cạnh tranh.

+ Hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng nhưng hiệu quả đạt được lại chưa cao.

+ Vào những thời điểm chính vụ thường hay xảy ra tình trạng thiếu hướng dẫn viên. Vì vậy, đôi khi Công ty phải sử dụng thêm đội ngũ cộng tác viên.

3.1.3. Cơ hội:

Là những điều kiện tốt diễn ra trong môi trường kinh doanh có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Có thể đưa ra một số cơ hội sau:

+ Nhu cầu đi du lịch ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu và quan trọng đối với mọi người dân trong nước và trên thế giới. Đối với người dân Việt Nam, cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế , thu nhập trong mọi tầng lớp dân cư cũng tăng. Và khi đó khả năng thanh toán của họ tăng, nhu cầu đi du lịch sẽ được đáp ứng.

+ Ngành du lịch được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam trong những năm tiếp theo. Trong năm 2011, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ hoàn thành “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020- tầm nhìn 2030” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Được biết, trong Dự thảo “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030” của Tổng Cục Du lịch, Việt Nam sẽ đón được 7-8 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 32-35 triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 10- 11 tỷ USD, đóng góp 5,5-6% GDP của cả nước. Năm 2020 sẽ đón được 11-12 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 45-48 triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5 – 7% GDP của cả nước. Dự tính đến năm 2030, doanh thu từ du lịch đạt gấp 2 lần năm 2020. Du lịch cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, đạt đẳng cấp trong khu vực vào năm 2020 và đẳng cấp quốc tế vào năm 2030

+ Với vai trò và vị trí là Thủ đô của cả nước, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn trong chiến lược phát triển quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội, các nhà lãnh đạo có chủ trương đầu tư xây dựng để Hà Nội sẽ là một trung tâm du lịch lớn của cả nước và đẩy mạnh việc phát triển du lịch ở Hà Nội.

+ Các làng nghề truyền thống, những nét đẹp trong đời sống văn hoá, tinh thần, những lễ hội, món ăn dân tộc cũng đang được khôi phục và khai thác phục vụ khách du lịch.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Trung Hải

+ Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Du lịch-Hàng không-Ngoại giao-Văn hóa, hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam xuất hiện liên tục các tháng trong năm trên hầu hết các thị trường du lịch trọng điểm như: Đức, Bỉ, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật, Mỹ…thông qua việc tham gia hội chợ, hội thảo, diễn đàn và tổ chức các sự kiện xúc tiến.

+ Mối quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch ngày càng được mở rộng vả trong và ngoài khu vực, cả song phương và đa phương, ở cấp quốc gia, địa phương và doanh nghiệp. Du lịch Việt Nam đã tham gia tích cực và đầy đủ hơn các nội dung hợp tác, chủ động thực hiện nghĩa vụ và khai thác tốt quyền lợi thành viên trong các tổ chức quốc tế và khu vực. Du lịch Việt Nam đã tham gia tích cực diễn đàn du lịch ASEAN, trong Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), Hiệp hội Du lịch Châu á-Thái Bình Dương (PATA), hợp tác APEC và ASEM, hợp tác du lịch tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng… Chính phủ 6 nước nằm trong tiểu vùng sông Mê Kông đã ký định về việc nới lỏng các thủ tục hành chính cho du khách. Khách du lịch chỉ cần được cấp một giấy phép thông hành là có thể đi du lịch ở cả 6 nước. Điều này sẽ tiết kiệm được thời gian và tránh được các thủ tục rườm rà cho du khách khi đi du lịch. Vì vậy, trong thời gian tới việc đi du lịch ở 6 nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông sẽ rất dễ dàng và thuận tiện.

+ Việt Nam có môi trường chính trị ổn định.

3.1.4. Đe doạ

Là những cản trở của môi trường kinh doanh bên ngoài có tác động xấu đến

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Du lịch Anh Thư.DOC (Trang 56)