Bao gồm: Đối thủ cạnh tranh, sức ép từ các nhà cung cấp, sức ép từ sản phẩm thay thế, thị trường khách, sự phát triển dịch vụ môi giới.
2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Đã là
kinh tế thị trường thì dứt khoát sẽ có sự cạnh tranh. Vì nền kinh tế thị trường của Việt Nam là nền kinh tế có sự quản lý của Nhà nước, cho nên trong quá trình cạnh tranh luôn có sự điều tiết của các doanh nghiệp Nhà nước để tránh cạnh tranh độc quyền. Trên thị trường Hà Nội hiện nay, hoạt động kinh doanh lữ hành đã và đang diễn ra hết sức sôi nổi, quyết liệt và mạnh mẽ với sự hiện diện của hàng trăm, hàng nghìn công ty lữ hành kể cả quốc doanh, liên doanh lẫn tư nhân. Các công ty này hoạt động trên các lĩnh vực và các mảng lữ hành khác nhau, cả lữ hành quốc tế lẫn lữ hành nội địa. Trước tình hình này, Công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch Anh Thư sẽ phải lựa chọn cho mình đâu là đối thủ mà Công ty cần cạnh tranh. Để từ đó Công ty có các phương án, chiến lược, sách lược cạnh tranh sao cho có thể đạt
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Trung Hải
được hiệu quả cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Để xác định ai là đối thủ cạnh tranh của Công ty trên thị trường cần phải thực hiện các công việc hay đặt ra các câu hỏi để:
Xác định xem ai có cùng thị trường mục tiêu với mình. Sản phẩm, dịch vụ có khả năng thay thế hay cùng loại. Vị trí địa lý có gần kề hay không.
Tình hình trạng thái có tương tự không (sản phẩm, dịch vụ…).
Sau khi đặt ra những câu hỏi thì Công ty sẽ xác định đâu là đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường. Trên thị trường Hà Nội hiện nay có một số công ty du lịch của Nhà nước hoạt động mạnh trong mảng lữ hành quốc tế và nội địa mà Trung tâm Du lịch Hà Nội xem như là đối thủ cạnh tranh của mình: Công ty Du lịch Công đoàn, Du lịch Đường sắt, Du lịch Vận Tải Thuỷ, Star tour, Vina tour, Du lịch Bến Thành- chi nhánh tại Hà Nội… Theo tính chất của ngành, sản phẩm của các công ty này thường là giống nhau. Cho nên chúng không thể cạnh tranh với nhau về sản phẩm được, mà chúng chỉ có thể cạnh tranh với nhau về giá và chính chất lượng của sản phẩm. Công ty nào đưa ra thị trường một mức giá phù hợp mà vẫn đảm bảo chất lượng của chương trình du lịch, đảm bảo được lợi nhuận thì công ty đó sẽ chiến thắng và chiếm lĩnh được thị trường đó. Ngoài việc cạnh tranh bằng giá thì các công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào uy tín và danh tiếng của mình trên thị trường nữa thì mới thu hút được khách. Công ty có đầy đủ các điều kiện để có thể cạnh tranh với các công ty trên địa bàn Hà Nội: Mức giá bán của Trung tâm Du lịch Hà Nội cũng không cao hơn so với các công ty khác trên địa bàn. Ngoài ra, Trung tâm còn có uy tín và danh tiếng rất cao trong khu vực hoạt động cũng như trên phạm vi cả nước. Vì vậy, điều đó đã tạo điều kiện rất lớn để Trung tâm Du lịch Hà Nội có thể hoạt động một cách có hiệu quả trên thị trường Hà Nội.
2.2.2.2. Sức ép từ phía các nhà cung cấp
Đối với một doanh nghiệp lữ hành, các nhà cung cấp có vai trò đặc biệt trong quá trình kinh doanh của mình. Các nhà cung cấp đảm bảo các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp, nó quyết định chất lượng sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp này. Do đó, nó góp phần tạo nên tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lữ hành nói chung và Công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch Anh Thư nói riêng có rất nhiều các nhà cung cấp khác nhau. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là liên kết tất cả các dịch vụ mà nhà cung cấp đó thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với mức giá gộp. Các nhà cung cấp là những người cung cấp các dịch vụ về: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vé tham quan tại điểm đến cũng như tại địa bàn hoạt động của công ty. Trong số các nhà cung cấp trên, riêng về vận chuyển thì Công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch Anh Thư đã tự tổ chức cho mình một đội xe.
Vì là một công ty lữ hành hoạt động trong cả lĩnh vực gửi khách, cho nên công ty luôn tạo ra cho mình một mối quan hệ với các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn Hà Nội: Khách sạn Guoman, khách sạn Bảo Sơn… Tại những điểm đến du lịch, Trung tâm Du lịch Hà Nội cũng đặt quan hệ với một số nhà cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống.
Ở Hạ Long: Khách sạn Hạ Long 2,3; Bạch Đằng, Vườn Đào, Suối Mơ, Công Đoàn, Hoàng Lan…nhà hàng Hồng Ngọc.
Ở Hải Phòng: Khách sạn Hướng Dương, Các Hoàng Tử, Viễn Đông, Vân Anh, Nam Dương…
Ở Trà Cổ: Khách sạn Phương Linh, Hoàng Long, Biển Xanh, Trà Long… Ngoài ra, Trung tâm Du lịch Hà Nội còn có quan hệ với rất nhiều khách sạn khác ở một số tỉnh, thành phố giàu tài nguyên du lịch: Huế, Đà Nẵng, Hội An…
Hiện nay, để giảm bớt sức ép và sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp, Công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch Anh Thư đã tiến hành mở rộng các mối quan hệ với rất nhiều nhà cung cấp khác nhau để giảm tránh sự ràng buộc một cách quá mức vào các nhà cung cấp. Tạo ra môi trường cạnh tranh hoàn hảo giữa các nhà cung cấp với nhau và đồng thời cũng là để tạo ra sự lựa chọn phù hợp đối với các nhà cung cấp. Do đó, trong chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch Anh Thư là phải bằng cách nào đó để có thể mở rộng mối quan hệ với càng nhiều nhà cung cấp thì càng tốt. Nó sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty một cách có hiệu quả.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Trung Hải
2.2.2.3. Sức ép từ phía các sản phẩm thay thế: Trong tương lai sản phẩm thay thế của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch Anh Thư sẽ có xu hướng gia tăng. Với nhiều hình thức tổ chức các chương trình du lịch mới do các doanh nghiệp lữ hành khác tiến hành như các chương trình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng… sẽ tạo nên một sức ép rất lớn đối với sản phẩm du lịch hiện thời của Trung tâm. Điều này đòi hỏi Trung tâm phải tích cực nghiên cứu triển khai các loại sản phẩm mới của mình. Đồng thời tích cực nâng cấp bổ sung và hoàn thiên những sản phẩm đang lưu hành trên thị trường của Công ty. Chỉ có vậy mới có thể giảm thiểu được sức ép của các sản phẩm thay thế đối với những sản phẩm của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch Anh Thư.
2.2.2.4. Thị trường khách du lịch: Thị trường khách du lịch là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội. Bởi vì, mức độ tăng trưởng của thị trường khách quy định mức độ hấp dẫn của thị trường. Khi thị trường đó là hấp dẫn thì Công ty sẽ xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể thâm nhập, phát triển và mở rộng thị trường. Trung tâm sẽ sử dụng tất cả mọi nguồn lực của mình để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất tại thị trường đó.
Đối với Công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch Anh Thư, trong mảng lữ hành quốc tế, Trung tâm chưa thực sự đi sâu váo khám phá, khai thác một số thị trường mới như: Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc… mà Trung tâm mới chỉ chú ý đến thị trường khách Pháp. Trong năm 2010, mặc dù Trung tâm đón được số lượng lớn khách quốc tế nhưng hiệu quả kinh tế mà Trung tâm đạt được không cao. Đó là vì cơ cấu khách mà Trung tâm đón tiếp chưa phong phú, chủ yếu là khách Pháp. Trong một vài năm gần đây, Trung tâm lữ hành quốc tế đã chú trọng nhiều đến việc mở rộng và phát triển thị trường khách du lịch nội địa. Vì nhu cầu đi du lịch của người Việt Nam tăng hơn so với thời gian trước là do điều kiện kinh tế cao hơn, quỹ thời gian nhàn rỗi dài hơn. Về phía Trung tâm, Trung tâm lữ hành Quốc tế đã chú trọng hơn rất nhiều đến nguồn khách nội địa, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá cho sản phẩm du lịch. Tạo ra các chương trình độc đáo, hấp dẫn phù hợp với khả năng thành toán, sở thích của khách.
Hiện nay, Trung tâm đã phân khách ra làm hai loại chính: Thị trường khách có nhu cầu đi du lịch với chất lượng phục vụ cao và thị trường khách không chú ý nhiều đến chất lượng phục vụ mà đơn giản là được tham gia vào các chuyến đi.
Với mỗi loại thị trường, trung tâm sẽ đưa ra các chương trình du lịch với giá cả phù hợp để mỗi đối tượng khách hài lòng với chất lượng, hình thức du lịch mà họ đã lựa chọn, để lần sau họ lại chọn Công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch Anh Thư đi du lịch chứ không lựa chọn một công ty khác. Nhưng phần lớn khách du lịch đến với Công ty thường có khả năng thanh toán cao, thường là khách công sở, các gia đình giàu có ở Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Với đối tượng khách là sinh viên, hầu như rất ít. Đối tượng khách này Công ty thường phục vụ với mục đích quảng cáo là chính.
Trong thời gian này Công ty nên tích cực tìm hiểu, khám phá và khai thác triệt để thị trường khách Nhật và Trung Quốc. Do đặc điểm tâm lý của người Nhật là thích đi một cách nhanh chóng, không muốn bị chờ đợi. Cho nên việc mở đường bay trực tiếp giữa hai nước tạo ra điều kiện rất lớn để các công ty lữ hành Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch Anh Thư nói riêng sẽ có cơ hội được đón tiếp một số lượng lớn khách du lịch Nhật đến du lịch tại Việt Nam.
2.2.2.5. Sự phát triển của dịch vụ môi giới: Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế càng phát triển bao thì hoạt động môi giới lại càng có vai trò quan trọng bấy nhiêu. Và trong hoạt động kinh doanh du lịch thì dịch vụ môi giới cũng không kém phần quan trọng. Bởi lẽ, thị trường du lịch là vô cùng rộng lớn và không phải bất cứ một người khách nào cũng có thể biết hết được mọi thông tin về nó. Để thoả mãn sự tò mò muốn tìm hiểu về thị trường du lịch thì du khách sẽ phải tìm đến dịch vụ môi giới để có thể tìm kiếm được những thông tin cần thiết phục vụ cho chuyến đi du lịch sắp tới của mình. Chính từ đó mà hoạt động môi giới đã thực sự sôi động trên thị trường, nó là chiếc cầu nối giữa du khách với các công ty du lịch trong việc thực hiện các chương trình du lịch cho du khách.