thế kỷ XVIII).
Khác với Đàng Ngoài, ở Đàng Trong có chế độ thuế ruộng đất chặt chẽ và chi tiết. Trước năm 1669, thuế ruộng đất được định hàng năm, tùy theo thu hoạch của các vụ lỳa, nờn nhiều người nơi ở xa nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước và không đóng thuế.
Năm 1669, sau khi đo đạc ruộng đất, chúa Nguyễn chính thức ban hành phép thu thuế tính theo mẫu, sào với một chế độ thuế chung cho cả ruộng công và ruộng tư và đều được chia làm ba hạng, đánh thuế ngang nhau: [38;364]
- Ruộng nhất đẳng nộp 40 thăng thóc/ mẫu. - Ruộng nhị đẳng nộp 30 thăng thóc/ mẫu. - Ruộng tam đẳng nộp 20 thăng thóc/ mẫu.
Ngoài ra mỗi mẫu ruộng còn phải nộp một số phụ thu bằng gạo và tiền (cứ 50 thăng thóc thuế phải nộp thêm 1 thăng gạo và 3 tiền ). Thêm vào đó, người nông dân cày ruộng công phải nộp các loại: phiến cót, tiền cung đốn, tiền nộp thóc vào kho, tiền trinh diện…
Đối với ruộng quan điền trang chúa Nguyễn cho nhân dân thuê cày cấy. Hàng năm đến mùa gặp, chúa cho quân lính đi thu tô thóc hoặc tiền. Tụ thúc thường là 8 hộc 5 thăng/ mẫu tức là bằng 205 thăng/ mẫu (1 hộc bằng 25 thăng). Nếu là đất trồng lúa nếp thi mức thuế nhẹ hơn khoảng 126 thăng/ mẫu, trong đó chúa Nguyễn cho phép để lại 1/4 làm thóc giống [36;166].
Ruộng quan đồn điền phần lớn phải nộp tô tiền với mức từ 1 quan trở xuống. Có nơi chúa Nguyễn cho lính đến coi gặt và thu bằng thóc và cho để lại một phần để làm giống.
Như vậy, với vùng đất thuộc sở hữu tư của mỡnh cỏc chỳa Nguyễn vẫn không có một cách thu thuế thống nhất. Đối với ruộng chưa đo đạc
được, ruộng ở vùng cực Nam việc đóng thuế khá lỏng lẻo. Nhiều nơi chưa có lệ thuế. Những nơi khác, chúa Nguyễn định mức thuế theo thửa hoặc từ 4 – 10 hộc, hoặc từ 2 – 4 hộc (mỗi hộc bằng 50 – 75 thăng) [38;364]. Định mức thuế theo thửa không thật chính xác và chưa đảm bảo công bằng giữa những người có ruộng tốt, ruộng xấu hoặc diện tích thửa lớn, nhỏ khác nhau.
Như vậy, qua chế độ tô thuế của chúa Nguyễn có thể thấy do phải liên tiếp đấu tranh với chúa Trịnh ở Đàng ngoài nên nhu cầu chi tiêu ngày càng nhiều, sự bóc lột về thuế ruộng đất của Đàng Trong ngày càng nặng nề. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, thuế ruộng tư đánh cao bằng tô thuế ruộng công. Nguyên nhân có tinh trạng này là do nhà nước nhằm giải quyết những khó khăn về tài chính và cú thờm điều kiện đầu tư vốn vào khai phá ruộng đất ở Đàng Trong.
Ở Đàng Trong, tô thuế ruộng đất nhin chung vẫn chủ yếu nộp bằng thóc, để nhà nước dễ cung cấp lương thực cho quan lại, binh lính đồng thời phù hợp với người nông dân trong vùng đất mới.