Một vài nhận xét về thuế ruộng đất triều Nguyễn từ 1802 đến

Một phần của tài liệu Thuế ruộng đất triều Nguyễn từ 1802 đến 1840 (Trang 90)

Thông qua tim hiểu chế độ thuế ruộng đất dưới triều Gia Long và Minh Mạng đối với tất cả các bộ phận ruộng đất trong cả nước có thể thấy thuế ruộng đất nói riêng và các loại thuế khác nói chung là nguồn thu chủ yếu của nhà nước phong kiến. Thông qua chế độ thuế khóa nhà Nguyễn đã bổ sung vào công khố nhà nước, mọi chi tiêu trong nước và sự tồn tại của bộ máy nhà nước đều lấy từ nguồn thu này. Chính sách thuế ruộng đất triều Nguyễn từ 1802 đến 1840 có những điểm cơ bản như:

Nhà Nguyễn chia cả nước thành những khu vực đánh thuế với mức thuế khác nhau. Nếu nhin lại thời kỳ trước ta thấy mức thuế ở khu vực I, II thời kỳ này tương đương với mức thuế thời chúa Nguyễn. Mức thuế ở khu vực IV tương đồng với mức thuế thời Tây Sơn. Giá biểu các loại thuế mang tính đồng loạt, nhà nước đánh thuế hầu hết các loại ruộng đất trừ đất công cộng, đất ban thưởng cho các gia đinh quan lại, đất đỡnh chựa và thờ tự. Giá thuế ruộng đất nhà nước quy định theo đẳng hạng, nhưng sự phân chia đẳng hạng chỉ dựa vào cách phân chia truyền thống trước đây. Nghĩa là chỉ dựa vào khoảng cách gần hay xa chân đê làng mà không dựa vào năng suất. Điều này dẫn đến sự vô lý, bất công vi có nhiều ruộng do nhiều nguyên nhân có sự thay đổi năng suất nhưng vẫn đóng thuế theo đẳng hạng cũ.

Về phương thức thu thuế, nhà Nguyễn gần như giao hẳn cho đơn vị làng xã trưng thu mà không có biện pháp cần thiết để kiểm tra, phát hiện những gian lận của chính quyền xã. Do đó tài chính của nhà nước chủ yếu từ thuế ruộng đất không ổn định và không mở rộng được, gây nên sự nghèo nàn trong ngân sách quốc gia và hạn chế khả năng tác động của nhà nước đối với sự phát triển của sản xuất và đời sống nhân dân. Chính vi vậy mỗi lần đóng thuế nhõn dân lại bị sách nhiễu nên ruộng đất vẫn còn bỏ hoang nhiều và nạn chấp chiếm ruộng đất của quan lại ngày càng phát triển làm cho ruộng đất công của nhà nước ngày càng bị thu hẹp.

Về kỳ hạn thu thuế, để nhằm đánh thuế cho sát triều Nguyễn định lệ sổ điền mỗi năm một lần tiểu tu và 5 năm một lần đại tu. Nhà Nguyễn định kỳ hạn thu thuế như sau:

Ở Trung Kỳ, thuế bắt đầu thu từ tháng 4 đến tháng 7 phải xong. Ở Nam Kỳ, thuế bắt đầu thu từ tháng 1 đến tháng 4 phải xong.

Ở Bắc Kỳ, thu làm hai lần, kỳ mùa hạ vào tháng 5 và kỳ mùa đông vào tháng 10 [6;66].

Về hinh thức thu thuế, cả Gia Long và Minh Mạng về cơ bản đều thu thuế theo nguyên tắc thuế hiện vật. Giải thích cho việc nhà Nguyễn chủ yếu

thu thuế bằng hiện vật đã có nhà nghiên cứu cho rằng: “Nhà Nguyễn thu

thuế ruộng đất chủ yếu dưới hình thức hiện vật do nhu cầu của nhà nước rất lớn. Đó là việc nhà Nguyễn phải nuụi quõn, trả lương cho quan lại, dự trữ đề phòng chiến tranh, mất mùa và dùng để trao đổi với nước ngoài…”

[40;50]. Thuế ruộng đều phải nộp bằng hiện vật kể cả một bộ phận thuế đất, đây là một kiểu thu thuế đó cú từ những thế kỷ trước. Việc thu thuế bằng hiện vật phù hợp với ý muốn của các vua triều Nguyễn vi như vậy sẽ có tác dụng ngăn cản sự phát triển của quan hệ tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp và hạn chế sự mua bán ruộng đất. Trong một số trường hợp, nhà Nguyễn cho phép nộp tiền thay thóc vào những trường hợp như vận chuyển khó khăn và lâu, mất mùa không đủ thóc nộp…Trong một số trường hợp nhà nước cho phép nộp thay cả bằng tiền, khi thi một nửa hoặc hai phần ba… Tuy nhiên, những quyết định đó của nhà nước chỉ lẻ tẻ và mang tính tạm thời chứ không phải là một lệ chung nhất định.

Trong chính sách thuế ruộng đất của nhà Nguyễn (1802 - 1840) trong mọi trường hợp nhà nước đều thu thuế ruộng công ngang bằng với thuế ruộng tư hoặc cao hơn chứ không thấy thuế ruộng đất công thấp hơn thuế ruộng tư. Hơn nữa trong nhiều trường hợp, thuế ruộng đất công nhiều hơn thuế ruộng đất tư từ 1,5 đến 3 lần (thuế ruộng công, tư ở khu vực II, III thời Gia Long). Có thể thấy việc đánh thuế của nhà Nguyễn với từng loại ruộng đất với mức thuế khác nhau không phải là ngẫu nhiên mà đều xuất phát từ lợi ích thiết thân của nhà nước phong kiến quan liêu.

Tóm lại, thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mạng đó cú sự hoàn chỉnh và cụ thể hơn so với các thời kỳ trước. Tô thuế luôn là nguồn tài chính chủ yếu của nhà nước dựa trên quyền sở hữu về ruộng đất. Tuy nhiên, vào nửa đầu thế kỷ XIX do ruộng đất công làng xã bị thu hẹp nghiêm trọng nên triều Nguyễn đặc biệt quan tâm đến nguồn thu từ thuế ruộng đất. Thuế ruộng đất dưới thời Gia Long và Minh Mạng đã đặt nền tảng cho chế độ thuế khóa của nhà Nguyễn trong suốt thời gian vương triều tồn tại.

Tiểu kết chương 2:

Ngay từ buổi đầu mới thành lập các vị vua khởi nghiệp nhà Nguyễn đã đứng trước nhiều khó khăn, thử thách về kinh tế, chính trị, xã hội. Gia Long lên ngôi (1802 - 1820) đã nhanh chóng thực thi những biện pháp về kinh tế nhằm khôi phục và phát triển đất nước. Sau khi vua Minh Mạng lên ngôi cũng đưa ra nhiều quyết sách trong nông nghiệp như chiêu mộ dân nghèo khai hoang, phục hóa ruộng đất bỏ hoang, thực hiện chính sách quân điền, thành lập sổ địa bạ trong cả nước…

Trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp dần đi vào ổn định, nhà Nguyễn tiến hành thu thuế đối với từng loại ruộng đất khác nhau. Thuế ruộng đất thời kỳ này đã được phân chia rõ ràng theo khu vực và đẳng hạng khác nhau. Gia Long đã đặt nền móng cho chế độ thuế khóa của nhà Nguyễn và Minh Mạng đã hoàn chỉnh hệ thống thuế khóa trong suốt gần 30 năm đến tận đầu thời Tự Đức.

Thuế ruộng đất thời kỳ này có sự khác nhau, chênh lệch giữa các khu vực, khá phức tạp và có sự biến đổi theo địa phương cũng như theo từng triều vua.

Thuế ruộng đất triều Nguyễn về cơ bản vẫn đánh vào bộ phận tầng lớp dân nghèo, nông dân lĩnh canh. Chính sách thuế khóa nặng nề dưới thời kỳ này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tinh trạng bần cùng hóa của người nông dân. Vậy chính sách thuế ruộng đất của nhà Nguyễn (1802 – 1840) có ảnh hưởng và tác động như thế nào đối với kinh tế, xã hội Đại Việt chúng ta sẽ tim hiểu ở chương sau.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Thuế ruộng đất triều Nguyễn từ 1802 đến 1840 (Trang 90)