Chế độ thuế ruộng đất ở Đàng Ngoà

Một phần của tài liệu Thuế ruộng đất triều Nguyễn từ 1802 đến 1840 (Trang 37)

Trong tinh hinh đất nước liên tiếp xảy ra chiến tranh, ngân quỹ nhà nước bị thiếu hụt, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đã tăng cường bóc lột nông dân bằng cách tăng mức thu thuế đối với các loại ruộng đất.

* Về thuế ruộng đất công: Năm 1664, nhà nước ban hành hai lệ thuế

khác nhau. Lần thứ nhất, ruộng đất công được chia thành ba loại: [36;118] - Ruộng quan (công) thu thuế 10 thăng/mẫu.

- Ruộng cấp tứ, thế nghiệp, đồn điền… nộp 40 thăng/ mẫu. - Ruộng thông cáo, chiếm xạ… nộp 20 thăng/ mẫu.

Sau khi nhà nước ban hành phép “Bỡnh lệ” lệ thuế lần hai cũng được ban hành:

- Ruộng công làng xã chịu thuế theo ba hạng: 1 quan – 8 tiền – 6 tiền/ mẫu

- Ruộng điện huy văn, quan khố: 18 thăng/ mẫu.

Bên cạnh đó theo sử cũ ghi: “lệ cũ nộp thóc, nay cho nộp tiền, cứ 100

thăng nộp 3 quan” [36;118].

Theo ghi chép của Phan Huy Chú, lệ thuế năm 1670 thi ruộng đất phải nộp cả tiền lẫn thóc: [36;119].

Loại ruộng Tô thóc Tiền

hạng nhất Tiền hạng nhì Tiền hạng ba

Ruộng công khẩu phần 30 thăng 1 quan 8 tiền 6 tiền Ruộng cấp tứ 10 thăng 1 quan 3

tiền

1 quan 1 tiền

1 quan

Ruộng thế nghiệp, ruộng nội điện 10 thăng 1 quan 3 tiền 1 quan 1 tiền 9 tiền

Ruộng miễn hoàn Không 5 tiền 4 tiền 3 tiền Ruộng thông cáo, chiếm

xạ

20 thăng 6 tiền 5 tiền 4 tiền

Quan đồn điền Không 1 quan 3 tiền

1 quan 1 tiền

9 tiền

Đất bãi dâu Không 2 quan 1 tiền

1 quan 8 tiền

1 quan 6 tiền

Năm 1722, chúa Trịnh đưa ra chính sách thuế mới, hợp các loại ruộng đất thành hai loại ruộng công và ruộng tư, xóa bỏ lệ miễn thuế cho ruộng tư tồn tại hơn 300 năm qua. Theo đó, nhà nước định rõ: [38;358].

Ruộng công (mẫu) Ruộng tư (mẫu)

1 vụ 8 tiền (1/3 là thóc) 1 vụ 2 tiền 2 vụ 8 tiền (2/3 là thóc) 2 vụ 3 tiền

Năm 1728, nhà nước định lại thuế như sau: [36;122].

Ruộng công (mẫu) Mức tô Ruộng tư (mẫu) Mức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuế

Hạng nhất 1quan (2/3 là thóc) Hạng nhất 3 tiền Hạng nhi 8 tiền (1/2 là thóc) Hạng nhi 2 tiền Hạng ba 6 tiền (1/3 là thóc) Hạng ba 1 tiền Hạng cao, khô, chua, lầy 4 tiền Hạng cao,khô, chua,

lầy

1 tiền

Đất công 4 tiền Đất tư 2 tiền

Đối với loại đất bãi nhà nước chia thành năm loại đánh thuế từ 4 tiền – 1 quan 3 tiền/ mẫu. Các hạng ruộng kỵ, ruộng hậu, ruộng tế… phải nộp thuế 2 tiền/ mẫu [2;107].

Như vậy, có thể thấy lệ thuế năm 1728 đó cú sự thay đổi nhưng không cải thiện được tinh hỡnh xã hội. Vi vậy, năm 1731 phủ Chỳa đã nhận xét:

“Dõn nghèo ngày một xiờu giạt dần, cùng khốn quá lắm, thuế thiếu tích lũy lâu năm. Chính hộ khốn đốn không chi trì nổi” [38;359].

* Ở bộ phận ruộng đất tư: Do nhu cầu tài chính tăng nhiều, ruộng

công bị thu hẹp, ruộng tư phát triển nên ruộng tư được phát canh theo chế độ tô tiền từ 1 quan 5 tiền tới 3 quan, theo chế độ tụ thúc với mức 100 thăng. Theo lời điều trần của Bùi Sĩ Tiêm năm 1730: “Người cày ruộng ấy (tư, tạm

chia lại cho nông dân không đất) chiếu số thóc thu được lấy ra 1/10 để nộp thuế, còn bao nhiêu chia đôi, một nửa đem nộp cho người chủ cũ…”

[36;124]. Qua đây có thể thấy mức thuế thông thường trong xã hội đương thời là 50% thu hoạch, nhiều nơi thuế ruộng đất tư cao hơn 50%.

Như vậy, mức tô thuế ở Đàng Ngoài không ngừng tăng lên, diện đánh thuế được mở rộng từ ruộng chõn nỳi, ruộng sâu lầy, ruộng mặn, ruộng của đền, chùa, tế tự, hậu thần, hậu phần đến ruộng đất tư. Hinh thức tô thuế bằng tiền phát triển, nhưng chủ yếu vẫn là tô hiện vật. Chớnh sách tô thuế nặng nề thêm vào đó là nạn quan lại tham lam, vơ vét nhũng nhiễu nhân dân, bọn

cường hào, địa chủ ra sức bóc lột dân nghèo nên nhân dân phải phiờu tỏn, bỏ làng mạc đi phiờu tỏn.

Một phần của tài liệu Thuế ruộng đất triều Nguyễn từ 1802 đến 1840 (Trang 37)