0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Cơng tác khảo nghiệm và đánh giá một số giống ngơ lai mớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI TRIỂN VỌNG VỤ HÈ THU VÀ THU ĐÔNG TẠI ĐẮK LẮK (Trang 38 -38 )

Giống cây trồng là một nhân tố quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nơng nghiệp (575 giống cây trồng nơng nghiệp mới, 2005) [41]. Giống tốt và hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng cĩ thể làm tăng năng suất từ 10 - 30% và cĩ thể cịn hơn. Với tính chất quan trọng của giống đối với sản xuất nên các giống mới sau khi chọn tạo, cần phải thơng qua cơng tác khảo sát, đánh giá nhằm xác định khả năng thích ứng của giống trước khi đưa vào sản xuất đại trà.

Mục đích của cơng tác so sánh và khảo nghiệm giống là nhằm phân tích, đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, tính thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau và khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống. Cơng tác này cũng gĩp phần bổ sung, hồn thiện quy trình trồng trọt đối với các giống trước khi đưa ra sản xuất rộng rãị

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã cĩ những thành tựu đáng kể về ngơ laị So với các giống ngơ của các Cơng ty nước ngồi thì năng suất, chất lượng các giống ngơ lai của chúng ta khơng thua kém, trong khi giá thành hạt

giống lại thấp hơn rất nhiềụ Vì thế, để ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu ngơ giống cũng như ngơ thương phẩm thì cơng tác chọn tạo, khảo nghiệm, đánh giá giống là rất quan trọng và cần được tiến hành thường xuyên, nhằm mục đích chọn tạo ra những giống ngơ phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhaụ

Theo tài liệu của Võ Văn Thắng (2005) [26], Bùi Phúc Khánh và cộng sự (1993) đã tiến hành khảo nghiệm các giống ngơ trong vụ đơng tại Vĩnh Phúc và đưa ra kết luận: Nên đưa các giống ngơ lai vào sản xuất đại trà, như giống P11 vừa cĩ năng suất ổn định, trung ngày, vừa cĩ phạm vi thích ứng rộng. Tiến hành thử nghiệm sản xuất với các giống LVN6, LVN11, LVN12, VN1 cho thấy, để ngơ đơng cĩ năng suất cao thì nhĩm chín muộn nên trồng trước 15/9 và nhĩm trung bình nên trồng trước 20/9.

Theo kết quả khảo nghiệm vụ xuân tại Gia Lâm (Hà Nội) của Phùng Quốc Tuấn và Nguyễn Thế Hùng (1995) [10]: Các giống ngơ LVN10, LVN18, LVN20, DK888 cĩ thời gian sinh trưởng thuộc nhĩm chín trung bình, năng suất cao, thích hợp cho luân canh vụ xuân đồng bằng Bắc bộ.

Năm 2003, tại các tỉnh phía Bắc đã tiến hành khảo nghiệm 54 giống ngơ và đưa ra kết luận: Các giống LVN35, DK5253, DK414, DK171, NMH2002, CPA888 đã qua khảo nghiệm 2 - 5 vụ, thuộc nhĩm chín trung bình, cĩ triển vọng năng suất caọ Các giống cĩ triển vọng sau một vụ khảo nghiệm được đánh giá là sinh trưởng phát triển khá, cĩ hình dạng đẹp và cho năng suất khá cao là: SX2010, SC16161, SC1617, SC65, SC1614, NK66, 30D55.

Tại khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, đã tiến hành khảo nghiệm 59 giống ngơ và kết luận một số giống như: A8864, NK46, T.9, T.5, DK171, 30P95, 30A65, SC7114 thuộc nhĩm chín trung ngày cĩ triển vọng, năng suất cao và khả năng chống chịu khá (Kết quả khảo nghiệm và kiểm nghiệm giống cây trồng 2003-2004).

Theo Phạm Thị Tài (2004) tại các tỉnh phía Bắc đã tiến hành khảo nghiệm 58 giống ngơ lai mới, trong đĩ các giống khảo nghiệm 3 vụ cĩ triển vọng là SX2010, SC16161, SC1614, NT6650 với năng suất ổn định từ 5 - 7 tấn/ha và khả năng chống chịu ở mức khá. Cịn các giống qua khảo nghiệm 1 - 2 vụ cĩ triển vọng là DB5, LVN45, CN4, NHM 117,... với năng suất đạt từ 6 - 7 tấn/hạ

Vụ xuân 2005, Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng Quốc gia đã tiến hành khảo nghiệm cơ bản 34 giống ngơ lai tại khu vực phía Bắc và chọn ra được một số giống cĩ triển vọng là LVN184, LVN145, HK4, VX2546 (nhĩm chín sớm) và SC164, DP5 (nhĩm chín trung bình)…

Vụ đơng xuân 2004 - 2005, tại khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên đã tiến hành khảo nghiệm 50 giống ngơ mới, trong đĩ cĩ 38 giống ngơ lai trong và ngồi nước. Kết quả cho thấy, 4 giống ngơ gồm SC164, SX2010, HQ2004, NT6650 đã được khảo nghiệm 3 - 4 vụ cho năng suất từ 7,5 - 8,5 tấn/ha, hiện đang tiếp tục khảo nghiệm thêm 1 - 2 vụ để cĩ thể nhanh chĩng đưa vào sản xuất đại trà.

Trong tập đồn giống ngơ lai được tiến hành khảo nghiệm trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, đã hình thành nhiều giống ngơ tốt cĩ năng suất, chất lượng cao, phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất như: LVN4, LVN23, LVN24, LVN10, LVN9, LVN99, VN98, LVN25, LVN20, T.9, B9999, CPDK888, HQ2000,…

Theo Nguyễn Hồng Hạnh [8], trong giai đoạn 2001 - 2005, Bộ Nơng nghiệp và PTNT đã cơng nhận chính thức 25 giống ngơ lai như: LVN24, LNS222, VN25-99, HQ2000, VN8960, B9698, CP989, NK54, DK414, C191... và cơng nhận tạm thời 10 giống là: LVN98, LCH9, LVN45, LVN145, V2002, B9797, T.9, T.7, NMH2ơ2, CP3Q. Các giống này đều cĩ tiềm năng năng suất cao, khả năng thích ứng rộng và chống chịu sâu bệnh, ngoại cảnh khá tốt.

Giống ngơ lai LVN4 là giống lai đơn do tác giả Trần Hồng Uy, Phan Xuân Hào và cộng sự tạo ra đã được khu vực hĩa vào tháng 1/1998. Giống thuộc nhĩm chín trung bình ở phía Bắc, năng suất đạt 5 - 7 tấn/ha, chịu hạn khá, chịu rét tốt, nhiễm sâu bệnh nhẹ, cĩ thể trồng ở các vụ của miền Bắc và miền Trung.

Giống ngơ lai LVN22 do Viện Nghiên cứu ngơ tạo ra và được khu vực hĩa năm 2002. Đây là giống lai đơn, thuộc nhĩm chín trung bình, năng suất đạt 5 - 5,5 tấn/ha (nếu thâm canh tốt cĩ thể đạt 8 tấn/ha), khả năng chống đổ khá, ít nhiễm sâu bệnh, thích ứng rộng, cĩ thể trồng ở hầu hết vùng trong cả nước.

Giống V98-1 là giống ngơ lai đơn do các tác giả Phạm Thị Rịn, Trần Kim Đính, Nguyễn Thế Hùng, Trần Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Canh Vinh, Phan Thượng Trinh thuộc Viện Khoa học và KTNN miền Nam lai tạo, được cơng nhận tháng 8/2002. Giống cĩ thời gian sinh trưởng 90 - 92 ngày, năng suất bình quân đạt 7,1 tấn/ha, chịu thâm canh, ít nhiễm sâu bệnh, hạt bán răng ngựạ

Giống VN25-29 là giống ngơ lai đơn do tác giả La Đức Vực, Hồng Kim, Phạm Văn Ngọc thuộc Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nơng nghiệp Hưng Lộc lai tạo, được khu vực hĩa ở phía Nam tháng 8/2002. Giống cĩ thời gian sinh trưởng 93 - 98 ngày, năng suất đạt 62,3 - 72,9 tạ/ha, chịu thâm canh, phù hợp với điều kiện sinh thái phía Nam, chủ động sản xuất được hạt giống.

Giống PAC963 là giống ngơ lai đơn của Cơng ty Pacific (Thái Lan) do Cơng ty giống cây trồng miền Nam nhập, được khu vực hĩa tháng 8/2002. Giống cĩ thời gian sinh trưởng 90 - 93 ngày (phía Nam) và 108 - 115 ngày (phía Bắc), năng suất bình quân ở các tỉnh phía Bắc đạt 58,7 tạ/ha, chịu thâm canh, khả năng thích ứng rộng với nhiều điều kiện sinh thái khác nhaụ

Giống ngơ lai đơn B9999 của Xí nghiệp sản xuất hạt giống Bioseed lai tạo tại Việt Nam, được khu vực hĩa ở Đơng Nam bộ tháng 8/2002. Giống thuộc nhĩm chín trung bình, năng suất đạt 70 - 90 tạ/ha, độ đồng đều cao, chịu thâm canh, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất ổn định và khả năng thích ứng rộng.

Chương II

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI TRIỂN VỌNG VỤ HÈ THU VÀ THU ĐÔNG TẠI ĐẮK LẮK (Trang 38 -38 )

×