Xét hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp:

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY GIÀY CẨM BÌNH HẢI DƯƠNG (Trang 31 - 37)

- Số ngày luân chuyển bình quân 1 vòng quay =

2.1.3.Xét hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp:

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = x 100

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu năm 2002 =6395/73500 x 100 = 8,7% Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu năm 2003 =6400/85995 x 100 = 7,44% Nhìn chung tỷ lệ lợi nhuận trong doanh thu là cao. Song qua chỉ tiêu trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu năm 2003 bị giảm sút.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu:

Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu = x 100 Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu năm 2002 là: = 6395/10453.43 x 100 = 61,2%

Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu năm 2003 là: = 6400/12929.53 x 100 = 49,5%

Qua các chỉ tiêu trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu là khá cao so với các doanh nghiệp sản xuất nói chung.

Sở dĩ Công ty có tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ cao là do nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh.

Như vậy, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2003 thấp hơn tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ năm 2002. Nguyên dân dẫn đến tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ giảm là do nguồn vốn chủ sở hữu năm 2003 tăng lên (72,72% so với 58,8% của năm 2002). Hệ số vòng quay của vốn chủ năm 2003 giảm xuống. Từ đây chúng ta phải xác định nguyên nhân và từ đó tìm ra các biện pháp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất: Tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất = x 100

+ Tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất năm 2002 là: = 6395/17778.86x 100 = 35,96%

+ Tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất năm 2003 là: =6400/20198.72 x 100 = 31,69%

- Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí = x 100

+ Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí năm 2002là: = 6395/66030 x 100 = 9,69%

+ Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí năm 2003 là: = 6400/77395 x 100 = 8,27%

- Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí: =

+ Doanh thu trên một đồng chi phí năm 2002 = 73500/66030 = 1,113 đ/đ + Doanh thu trên một đồng chi phí năm 2003 = 85995/77396 = 1,111 đ/đ Ta có thể tổng hợp các chỉ tiêu tính được theo biểu sau:

Biểu 11. Biểu tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh.

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2002 Năm 2003

1 Năng suất lao động bình quân Triệu đồng 43,39 50,61 2 Lợi nhuận bình quân 1 lao

động

Triệu đồng 3,78 3,77

3 Sức sản xuất vốn cố định đ/đ 1,22 1,18

4 Mức sinh lợi của vốn cố định đ/đ 0,11 0,88

5 Sức sản xuất vốn lưu động đ/đ 6,6 6,9

6 Mức sinh lợi vốn lưu động đ/đ 0,57 0,51

7 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu

% 8,7 7,44

8 Tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất

% 35,96 31,69

9 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí % 9,69 8,27 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10 Doanh thu trên một đồng chi phí

đ/đ 1,113 1,111

Qua các chỉ tiêu trên ta có thể rút ra nhận xét sau: Xét về mặt lượng nói chung thì trong năm qua Công ty làm ăn có hiệu quả, nhưng xét về mặt định tính chỉ có một số chỉ tiêu về vốn là tăng còn các chỉ tiêu còn lại đều giảm so với năm 2002. Điều này chứng tỏ trong năm 2003 Công ty mới chỉ mở rộng quy mô sản xuất còn vấn đề hiệu quả vẫn chưa đạt được.

Đi sâu vào phân tích ta thấy các chỉ tiêu mức sinh lợi vốn, quay vòng của vốn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn... trong năm 2003 tăng hơn so với năm 2002. Điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đã có. Nhưng các chỉ tiêu về năng suất lao động bình quân, lợi nhuận bình quân, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí, doanh thu trên một đồng chi phí... Các chỉ tiêu này đều thấp hơn so với năm 2002. Như vậy, nguyên nhân dẫn đến trong năm 2003 hiệu quả kinh doanh giảm sút có thể là do mức năng suất lao động giảm sút, chi phí tăng nhanh, doanh thu tăng chậm hơn... Vì vậy để hoạt động có hiệu quả hơn nữa Công ty cần phải tìm ra các biện pháp để

tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận.

Để tăng năng suất lao động, đòi hỏi Công ty phải có sự đầu tư cho chất lượng công nghệ sản xuất, chất lượng nguyên vật liệu sử dụng cho sản phẩm sản xuất, chất lượng lao động, khả năng tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty phải được nâng cao. Công ty cần phải đẩy mạnh hơn công tác nghiên cứu, mở rộng thị trường đồng thời với các chiến lược về sản phẩm thích hợp như đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm... nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tăng hiệu quả kinh doanh. Các biện pháp này có thể thực hiện được trong tầm tay của Công ty, Công ty có thể áp dụng tổng hợp các biện pháp này để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

Nhìn vào biểu 10 ta thấy về mặt tuyệt đối, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, kim ngạch xuất khẩu, giá trị sản xuất... của Công ty năm 2003 đều tăng hơn so với năm 2002 về con số tuyệt đối.

Xét về mặt lượng thì doanh thu năm 2003 cao hơn năm 2002 là 12,495 tỷ đồng và lợi nhuận năm 2003 cao hơn năm 2002 là 5 triệu đồng (tăng 0,078%) cả hai chỉ tiêu đều tăng chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả.

Xét về mặt định tính phản ánh chất lượng kinh doanh (hiệu quả tương đối) thì doanh thu tăng 17% so với năm 2002 trong khi đó lợi nhuận của năm 2003chỉ tăng hơn so với năm 2002 là 15%. Trong năm 2002 doanh thu tăng 31,02 so với 2001, lợi nhuận năm 2002 tăng 31,09% so với năm 2001. Điều này chứng tỏ về quy mô sản xuất thì năm 2003 tăng hơn so với năm 2002. Nhưng về mặt hiệu quả thì thấp hơn năm 2002.

Ta có thể xét hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng chi phí của Công ty.

- Tốc độ tăng doanh thu: Vdt = DT 2003/DT 2002 = 85995/73500 = 1,170 lần - Tốc độ tăng chi phí:

Vcp =77396/66030 = 1,1721 lần

Như vậy, tốc độ tăng doanh thu năm 2003 nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí, điều này chứng tỏ Công ty hoạt động trong năm 2003 không bằng năm 2002 so về hiệu quả. Nhưng tốc độ tăng chi phí cao hơn không đáng kể so với tốc độ tăng doanh thu. Đây là một yếu tố để ta có thể tăng hiệu quả cao hơn nữa.

Nguyên nhân trong năm 2002 chi phí của công ty tăng nhanh là do trong năm công ty đã cố gắng thâm nhập vào một số thị trường mới như là thị trường úc, Bắc Mỹ .. và công ty liên tục đổi mới mở rộng đầu tư trang thiết bị công nghệ, máy móc, nhà xưởng dẫn đến chi phí tăng lên đáng kể. Như vậy với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện tại, công ty chưa sử dụng hết năng lực, công suất máy móc thiết bị là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí, giảm sức sinh lời cũng như sức sản xuất của vốn cố định làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.

Việc tăng chi phí này có thể do ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như chi phí sản xuất, chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng... do biến động của thị trường mà những chi phí này tăng lên cho nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.

2.3.Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

Để sản xuất kinh doanh ngày một không ngừng phát triển đi lên, ngoài các yếu tố: đơn giá định mức, tiết kiệm vật tư nguyên liệu,bố trí sắp xếp bộ máy, lao động hợp lý, bảo quản máy móc thiết bị, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phát huy sáng kiến kỹ thuật …thì công tác chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho CBCNV-LĐ cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vì có đời sống vật chất, tinh thần tốt người lao động mới yên tâm lao động sản xuất. Có thể thấy rằng công ty giầy Cẩm Bình đã có rất nhiều cố gắng trong việc tổ chức đời sống vật chất tinh thần cho CBCNV-LĐ trong toàn công ty như:

-Giải quyết tốt bữa ăn giữa ca, bồi dưỡng ca đêm , bồi dưỡng độc hại, thường xuyên làm tốt kịp thời công tác thăm hỏi cán bộ công nhân viên khi ốm đau, hiếu hỷ, tai nạn rủi ro, trợ cấp khó khăn đột xuất, chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho người lao động.

-Điều kiện, môi trường làm việc của người lao động không ngừng được nâng lên: nhà xưởng có trần chống nóng, mở rộng nâng cao mặt bằng nhà xưởng, đường xá, hệ thống hút nóng, hút bụi, trang bị thêm quạt, điện chiếu sáng, bổ xung thêm dây chuyền thiết bị,…nhằm tạo điều kiện để CBCNV làm việc tốt tronh mùa hè.

-Đầu tư mua sắm những trang thiết bị hiện đại cho khu làm việc của CBCNV văn phòng như:bộ đàm, điện thoại, máy vi tính, máy fax, máy phô tô coppy…

-chăm lo và duy trì các phong trào hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trong công ty. Công ty đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động phong trào: xây dựng sân cầu lông, sân vận động,câu lạc bộ bóng bàn…

Ngoài ra công ty còn áp dụng một số biện pháp khác như:

-Áp dụng phương thức khoán trả công, lương cho người lao động phù hợp với sức lao động, gắn với chất lượng sản phẩm , thực tế đã khích lệ được người lao động hăng say, nhiệt tình hoàn thành nhiệm vụ được giao.

-Tập trung cơ bản vào đào tạo tay nghề người lao động, hàng năm đều tổ chức tốt việc thi nâng bậc công nhân kỹ thuật, đảm bảo chế độ quyền lợi cho ngườ lao động.

-Quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, nghiệp vụ, đã cử đi học (cao đẳng, đại học tại chức, đại học mở, đại học từ xa,…):57 người

-Hàng năm, đều tiến hành mở các lớp đào tạo và đào tạo lại về những kiến thức cơ bản trong phương pháp quản lý điều hành sản xất cho các cán bộ từ tổ phó sản xuất trở lên.

-Tích cực đôn đốc, kiểm tra thường xuyên việc áp dụng các quy trình, quy phạm ,tiêu chuẩn kỹ thuật Nhà nước quy định

-kiên quyết sử lý những biểu hiện vi phạm kỹ thuật .

-Động viên khuyến khích kịp thời bằng hiện vật với những cá nhân, tập thể trong lao động sản xuất có những phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY GIÀY CẨM BÌNH HẢI DƯƠNG (Trang 31 - 37)