Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng (Trang 79)

- Địa điểm: Khắp các huyện của tỉnh.

2.2.Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng.

Văn hoá về nguồn Công vụ

2.2.Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng.

lịch liên kết vùng Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng.

2.2.1. Khai thác tài nguyên và những tác động tới môi trường

Trong những năm gầm đây, hoạt động du lịch của ba tỉnh Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng tập trung chủ yếu ở một số điểm du lịch chính. Tại Thái Nguyên, tập trung ở hai điểm là Hồ Núi Cốc với loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng và An toàn khu Định Hoá với loại hình du lịch về nguồn, nghiên cứu lịch sử, tham quan, học tập. Tại Bắc Cạn, tập trung ở Hồ Ba Bể với loại hình du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu, cộng đồng v.v…Tại Cao Bằng, tập trung ở khu vực thác Bản Giốc, Pác Bó và hồ Thăng Hen với loại hình du lịch lịch sử, tham quan, sinh thái, học tập v.v…

Nhìn chung, hoạt động du lịch tại vùng này tập trung vào khai thác cả tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch thiên nhiên. Trong các điểm khai thác mạnh về khía cạnh tài nguyên thiên nhiên phải nói đến Hồ Núi Cốc, Hồ Ba Bể, thác Bản Giốc và hồ Thăng Hen. Tuy nhiên việc khai thác còn đơn lẻ, thiếu đồng bộ, chưa có biện pháp bảo vệ môi trường, cảnh quan nên ít nhiều có ảnh hưởng đến môi trường. Việc khai thác du lịch gây ô nhiễm môi trường xảy ra hầu hết tại các điểm du lịch qua việc xả rác, chưa có hệ thống xử lý nước thải – chất thải, phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm môi trường v.v…

Trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ du lịch, nảy sinh các vấn đề giữa du lịch và lâm nghiệp trong việc quy hoạch khu vực phục vụ, đầu tư, tôn tạo dành cho du lịch tại các khu vực các hồ Núi Cốc, Vườn quốc gia Ba Bể, Thăng Hen v.v…

Việc phát triển du lịch manh mún và tính chất mùa vụ cũng ảnh hưởng nhiều đến việc đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch vì thời gian hoàn vốn kéo dài, khả năng hoàn vốn thấp, khả năng hư hại lớn.

Từ 2007 trở lại đây, sau khi Chính phủ sáp nhập ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng cơ quan chủ quản thì tình trạng đầu tư, tôn tạo và khai thác tài nguyên phục vụ du lịch đã được thu về một mối nên lời giải cho mâu thuẫn giữa khai thác và đầu tư tôn tạo cũng đã có đáp án.

2.2.2. Phát triển các tuyến, điểm và không gian du lịch

- Nhìn chung, việc xây dựng và phát triển các tuyến, điểm và không gian du lịch tại mỗi tỉnh đều được thực hiện theo đúng định hướng và quy hoạch du lịch của mỗi tỉnh. Tuy nhiên, ở góc độ liên kết vùng thì chúng chưa được liên kết và khai thác có hiệu quả, các chương trình du lịch chưa được thiết kế và tổ chức chuyên nghiệp, khoa học và phong phú để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường khách du lịch.

- Các tuyến, điểm du lịch hầu như chưa khai thác được tính đặc trưng để tạo sức hút đối với du khách.

2..2.3. Các loại hình dịch vụ du lịch

- Các khu du lịch chưa được đầu tư đồng bộ, còn manh mún và thiếu thốn về hoạt động giải trí cũng như dịch vụ. Đối với dịch vụ lưu trú, số khách sạn được cấp sao rất ít, chủ yếu là nhà nghỉ bình dân; thậm chí tại khu du lịch thác Bản Giốc hay Pác Bó đều không có dịch vụ lưu trú mà du khách muốn nghỉ đêm phải di chuyển khoảng 30km mới có nhà nghỉ. Điều này đã gây không ít cản trở trong việc đáp ứng nhu cầu của du khách. Ông Hà Văn Hiến – Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng cho biết theo kết quả điều tra tháng 12 năm 2012 của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng đối với khách nội địa nhằm xây dựng Quy hoạch du lịch của tỉnh thì số khách đánh giá tốt dịch vụ lưu trú là 5%, số đánh giá trung bình là 35% , còn lại là đánh giá kém

60% 5% 5% 35% Tốt Trung bình Kém

Biểu đồ 2.14.Tổng hợp kết quả đánh giá dịch vụ lƣu trú của khách nội địa đến Cao Bằng (12/2012).

Nguồn: Phỏng vấn Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Cao Bằng

- Hầu hết, các dịch vụ đều đáp ứng ở mức trung bình. Có thể nói rằng đây là vùng có tiềm năng mạnh về văn hoá ẩm thực nhưng hầu như các nhà hàng đều nhỏ và khả năng đáp ứng không cao, phục vụ nhỏ lẻ, chưa chuyên nghiệp; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được đề cao, chưa khai thác được hết tiềm năng vốn có.

- Cả ba tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng và Bắc Cạn đều nghèo nàn về hoạt động vui chơi giải trí. Các điểm du lịch ở Bắc Cạn và Cao Bằng không có hoạt động vui chơi giải trí nào. Tại bản Pác Ngòi gần khu vực Hồ Ba Bể có tổ chức hoạt động hát then cho du khách xem nhưng rất thất thường và sức hấp dẫn không cao vì kén khán thính giả. Tại khu du lịch Hồ Núi Cốc thì các hoạt động vui chơi giải trí đã rất cũ, có chất lượng kém và không hấp dẫn du khách.

Dịch vụ vận chuyển kết nối ba tỉnh chủ yếu là đường bộ bằng phương tiện xe ô tô. Số lượng xe nhiều nhưng chất lượng xe chưa cao. Từ Thái Nguyên đi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng (Trang 79)