Hiện trạng phát triển du lịch tại ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng Bảng2.1 Ttổng hợp số liệu khách đến Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng từ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng (Trang 58)

- Địa điểm: Khắp các huyện của tỉnh.

2.1.2.Hiện trạng phát triển du lịch tại ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng Bảng2.1 Ttổng hợp số liệu khách đến Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng từ

Bảng2.1. Ttổng hợp số liệu khách đến Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng từ

2008đến năm 2012

Nghìn lượt

Năm

Thái Nguyên Bắc Cạn Cao Bằng

Khách Nội địa Khách Quốc tế Khách Nội địa Khách Quốc tế Khách Nội địa Khách Quốc tế 2008 1.123,4 30,4 64,2 3,6 241,2 9,8 2009 1.355,5 30 61,52 2,24 273,985 12,537 2010 1.300 20 62,222 2,078 301,446 15,73 2011 1.149,1 21,5 107,272 6,028 339,5 17.89 2012 1.200 21 102,5 4,5 435,43 24,17

Nguồn: Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng và Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR).

2.1.2.1.Hiện trạng phát triển du lịch ở Thái Nguyên

Năm 2008, số cơ sở lưu trú du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế trong tỉnh được đầu tư phát triển, tăng bình quân 25%/năm, số lượt khách du lịch đến với tỉnh Thái Nguyên tăng cao trên 30%; doanh thu xã hội về du lịch tăng 20%; số cơ sở lưu trú tăng trên 20%; lao động trong lĩnh vực du lịch tăng 15%... Tuy nhiên, khách du lịch quốc tế đến với Thái Nguyên còn quá thấp, xấp xỉ 2% tổng số lượt khách hàng năm.

Tuy nhiên, du lịch Thái Nguyên vẫn còn một số hạn chế. Nhìn chung chất lượng dịch vụ kém; nhân viên không chuyên nghiệp, sự hiểu biết về lịch sử, văn hóa của các dân tộc mình và của địa phương mình còn ít; số doanh nghiệp kinh

doanh du lịch lữ hành trên địa bàn còn ít, chưa có doanh nghiệp lữ hành quốc tế, vốn và năng lực kinh doanh chưa đủ mạnh, các doanh nghiệp công ty lữ hành còn hoạt động mang tính tự phát, độc lập, ít có sự gắn kết, thiếu kinh nghiệm nên chưa tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn mang đặc trưng của vùng; các tài nguyên du lịch phần lớn chưa được đầu tư khai thác, các di tích văn hóa chưa thực sự thu hút khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài. Đó là nguyên nhân khách du lịch đến với Thái Nguyên còn ít, thời gian lưu trú ngắn, dẫn đến hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao, kết quả hàng năm tuy có tăng trưởng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của một tỉnh trung tâm vùng Việt Bắc. Ví dụ tại Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc: Tại khu chính, các công trình xây dựng bê tông hóa nhiều nên không đáp ứng yêu cầu của khu du lịch sinh thái; cơ sở hạ tầng phát triển tự do; chất lượng dịch vụ yếu kém, giá cả đắt đỏ, công tác quản lý còn nhiều hạn chế, vệ sinh môi trường chưa được quan tâm. Khu du lịch ATK Định Hóa là khu di tích lịch sử nên chủ yếu hấp dẫn khách du lịch về nguồn nên nguồn thu từ du lịch thấp, chưa hấp dẫn du khách vì các sản phẩm du lịch chưa nhiều, không đa dạng. Hay Khu hang Phượng Hoàng-suối Mỏ Gà, huyện Võ Nhai chưa được khai thác theo hướng dịch vụ du lịch, chưa tạo được nguồn thu, chưa có sự đầu tư tập trung.

Sang năm 2009, Theo số liệu thống kê của Sở VHHTT&DL tỉnh Thái Nguyên, 7 tháng đầu năm 2009, toàn tỉnh đã có 671.000 lượt khách du lịch, trong đó có 9.061 lượt khách quốc tế, đạt 81% so với cùng kỳ năm trước. Các cơ sở lưu trú du lịch phục vụ trên 241.000 lượt khách, đạt 85% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu toàn xã hội về du lịch ước đạt 380 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu về lữ hành, khách sạn đạt 48,02 tỷ đồng; công suất sử dụng buồng, phòng khách sạn đạt 65%. Trên địa bàn tỉnh có 115 cơ sở lưu trú du lịch, với gần 2.000 phòng, trong đó có khoảng 550 phòng nghỉ cao cấp, 48 khách sạn đã được thẩm định chất lượng, 46 khách sạn đạt tiêu chuẩn

theo quy định của Tổng cục Du lịch, trong đó có 2 khách sạn xếp hạng tiêu chuẩn 3 sao; 6 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 4 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, có 38/58 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn của Tổng cục Du lịch. Theo số liệu thăm dò, khách đến du lịch tại Thái Nguyên chủ yếu lựa chọn các điểm tham quan như: khu du lịch Hồ Núi Cốc, khu du lịch ATK Định Hóa, hang Phượng Hoàng-suối Mỏ Gà, bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Theo số liệu thống kê ước tháng 12/2009, tổng số lượt khách du lịch đến tỉnh Thái Nguyên năm 2009 ước đạt 1.355.500 lượt, bằng 101% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách quốc tế đạt 31.000 lượt, bằng 92% so với cùng kỳ năm trước; khách do các cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 653.000 lượt, bằng 90% so với cùng kỳ năm trước; khách quốc tế ước đạt 18.500 lượt, đạt 100% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2009, do ảnh hưởng của nhiều dịch bệnh thế giới lây lan, do khó khăn chung của nền kinh tế thế giới có tác động đến kinh tế trong nước và khu vực nên lượng khách du lịch đến tỉnh Thái Nguyên không tăng, kể cả khách du lịch nước ngoài. Song, do thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh nên tỉnh đã thu hút nhiều nhà đầu tư, thương gia vào tìm kiếm, khảo sát thị trường. Tổng doanh thu toàn xã hội về các dịch vụ du lịch ước đạt 800 tỷ VNĐ, tăng 17% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu về du lịch, lữ hành, khách sạn đạt gần 100 tỷ VNĐ, bằng 100% so với cùng kỳ; công suất sử dụng phòng buồng ước đạt 65%. Các doanh nghiệp, khu, điểm du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử có số lượt khách cao như: công ty Cổ phần khách sạn du lịch Công Đoàn Hồ Núi Cốc (300.000 lượt, tăng 20% cùng kỳ); khu du lịch ATK Định Hóa (450.000 lượt); hang Phượng Hoàng- suối Mỏ Gà (17.000 lượt); bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (65.000 lượt, trong đó có 1.000 lượt khách quốc tế).

Khách du lịch quốc tế đến Thái Nguyên chủ yếu thông qua tour du lịch đường bộ từ Hà Nội theo hai mục đích: Thăm khu ATK Định Hoá – Thái nguyên; dừng thăm Thái Nguyên trên đường đi Hồ Ba Bể (Bắc Cạn).

Khách du lịch nội địa đến Thái Nguyên chủ yếu ở hai khu du lịch là Hồ Núi Cốc và ATK Định Hoá theo tour đường bộ thăm Thái Nguyên hoặc nghỉ chân trên đường đi Bắc Cạn, Cao Bằng.

- Khách thuần tuý tham quan, nghĩ dưỡng, về nguồn: 60% - Khách công vụ: 30% -Khác: 10% Sales Công vụ Thuần tuý khác

Biểu đồ 2.4. Thị trƣờng khách nội địa đến Thái Nguyên

Nguồn: Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thái Nguyên

Năm 2010, Thái Nguyên có 14 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ một đến ba sao, trong đó có hai khách sạn có tiêu chuẩn ba sao là Khách sạn Dạ Hương II và Khách sạn Thái Dương. Số cơ sở lưu trú, nhà hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trong tỉnh tăng bình quân 15%/năm, hiện có 135 cơ sở, đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng từ bình dân đến cao cấp với công suất phục vụ trên 3.000 lượt

Riêng 9 tháng đầu năm 2011, tổng số lượt khách đến Thái Nguyên đạt 1.149.100 lượt người, trong đó khách quốc tế đạt 18.360 lượt người, đạt 109% so với cùng kỳ năm trước, khách lưu trú đạt 481.800 lượt người, tổng doanh thu toàn xã hội về du lịch đạt 768 tỷ đồng, công suất sử dụng buồng phòng đạt 67%

Bảng 2.2. Thống kê số lƣợt khách quốc tế đến Thái Nguyên 2008 - 2012

Nghìn người STT Năm Số lƣợt khách quốc tế 1 2008 30.400 2 2009 30.000 3 2010 20.000 4 2011 21.500 5 2012 21.000

Nguồn: Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thái Nguyên

30.4 30 20 21.5 21 0 5 10 15 20 25 30 35 2008 2009 2010 2011 2012

Biểu 2.5. Số lƣợt khách quốc tế đến Thái Nguyên 2008 – 2012

Bảng 2.3. Thống kê số lƣợt khách nội địa đến Thái Nguyên 2008 – 2012

Nghìn người

STT Năm Số lƣợt khách nội địa

1 2008 1.123.400

2 2009 1.355.500

3 2010 1.300.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 2011 1.149.100

5 2012 1.200.000

Nguồn: Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thái Nguyên

1123.4 1355.5 1355.5 1300 1149.1 1200 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2008 2009 2010 2011 2012

Biểu đồ 2.6. Số lƣợt khách nội địa đến Thái Nguyên 2008 – 2012

Đến hết 2012, toàn tỉnh có 173 cơ sở lưu trú du lịch đã được thẩm định; 13 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và 01 quốc tế; đón và phục vụ được 1,2 triệu lượt khách trong đó khách quốc tế đạt 21.000 lượt; khách do cơ sở lưu trú phục vụ đạt 439.655 lượt. 97 115 135 153 173 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 2008 2009 2010 2011 2012

Biểu đồ 2.7. Số lƣợng dịch vụ lƣu trú tại Thái Nguyên 2008 – 2012

Nguồn: Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên

Nhìn chung, với nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn đa dạng, và cùng với sự phát triển chung của ngành du lịch, Thái Nguyên đã từng bước phát triển phục vụ và đáp ứng nhu cầu khách du lịch nội địa và quốc tế. Song, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quy hoạch, đầu tư, nâng cấp các khu, điểm du lịch, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế; sản phẩm du lịch còn ít, chất lượng chưa cao và chưa thực sự hấp dẫn du khách; tiềm năng du lịch địa phương thì nhiều nhưng chưa được khai thác tốt; đội ngũ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch thiếu tính chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ còn yếu v.v...

2.1.2.2. Hiện trạng phát triển du lịch ở Bắc Cạn

Hoạt động du lịch của Bắc Cạn qua một số con số thống kê cho thấy xuất phát điểm rất thấp so với các tỉnh khác trong cả nước, đồng thời tụt hậu so với trình độ phát triển du lịch của cả nước từ 20 đến 25 năm; chưa tương xứng với tiềm năng tài nguyên du lịch vốn có.

Việc tổ chức dịch vụ cho khách du lịch ở Bắc Cạn còn yếu, hầu như chưa xây dựng và khai thác được tour đưa vào phục vụ. Trong hầu hết các điểm du lịch ở Bắc Cạn thì chỉ có Vườn quốc gia Ba Bể là đón được số lượt khách du lịch cao nhất trong toàn tỉnh nhưng vẫn chưa xứng đáng với nguồn tài nguyên nơi đây. Các cơ sở dịch vụ đáp ứng du lịch còn rất sơ sài, hệ thống các sân chơi thể thao, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ hầu như nằm trong tình trạng tự phát, các cơ sở kinh doanh du lịch chỉ nằm gọn trong số các nhà nghỉ khách sạn cho thuê phòng. Chính vì vậy, nguồn thu từ du lịch rất ít và đầu tư cho du lịch cũng hầu như không có.

Thực trạng về nguồn nhân lực địa phương giai đoạn này thiếu và yếu, trình độ quản lý thấp, chưa được đào tạo chuyên ngành, không có tay nghề cơ bản dẫn đến việc phát triển du lịch bị hạn chế và không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh du lịch cũng như đáp ứng nhu cầu du lịch của xã hội.

Tỉnh đã xây dựng chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bắc Cạn nhằm khai thác có hiệu quả các lợi thế về vị trí địa lý và các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như nhân văn để nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh nói chung và kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng và đạt được nhiều kết quả khả quan. Tỉnh xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn hỗ trợ cho các ngành kinh tế khác phát triển.

Về kinh tế, tối ưu hoá hiệu quả kinh doanh ngành kinh tế du lịch và nâng cao mức đóng góp vào thu nhập của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và chiếm tỷ trọng đáng kể trong khối ngành dịch vụ - thương mại du lịch.

Về văn hoá xã hội, gắn du lịch với việc bảo tồn và phát huy bản sắc của địa phương đồng thời khai thác các giá trị văn hoá, lịch sử, đa dạng hoá các sản phẩm để thu hút khách du lịch nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động. Các sản phẩm độc đáo, đặc trưng của địa phương được chú trọng, đặc biệt là truyền thống văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, phong tục có ưu thế cạnh tranh và toạ sức hút mạnh trong thị trường du lịch. Homestay tại Bản Pác Ngòi (Vườn quốc gia Ba Bể) là một ví dụ, hay văn hoá ẩm thực của đồng bào Tày cũng có sức hút mạnh đối với du khách trong và ngoài nước. Một số sản phẩm du lịch chuyên đề được khai thác dựa vào thế mạnh của địa phương như du lịch tham quan, leo núi, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, làng nghề, sinh vật cảnh v.v...

Tính đến 2011, riêng thị xã Bắc Cạn đã có 5 khách sạn, trong đó 4 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao; 59 nhà nghỉ tư nhân và 12 nhà có phòng nghỉ cho thuê. Trên địa bàn huyện Ba Bể là nơi có Vườn quốc gia Ba Bể có 5 khách sạn đều đã được cấp tiêu chuẩn 1 sao, 3 nhà nghỉ, 1 nhà khách của Vườn quốc gia. Trên địa bàn huyện Ba Bể phát triển rất nhiều nhà có phòng trọ cho thuê phục vụ du lịch homestay (19 hộ) tại các bản Bó Lù, Pác Ngòi và xã Nam Mẫu.

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tổng lượng du khách đến thăm quan du lịch Bắc Kạn trong năm 2011 khoảng 192.800 lượt người, tăng khoảng 40.000 lượt người so với năm 2010. Trong đó khách nội địa là 185.288 lượt người, khách quốc tế là 7.512 lượt người (tăng khoảng 1.500 lượt người so với năm 2010). Tổng doanh thu ước đạt 135 tỉ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm trước; hiệu suất sử dụng phòng đạt 63%. Toàn tỉnh có 141 cơ sở lưu trú du lịch với 1.368 phòng, trong đó có 10 khách sạn (1 khách sạn 3 sao, 9 khách sạn 1 sao), 78 nhà nghỉ du lịch, 40 nhà có phòng cho khách du lịch thuê và 13 cơ sở lưu trú khác.

Lượng khách quốc tế đến Bắc Cạn chủ yếu thăm quan hồ Ba Bể theo các tour du lịch đường bộ từ Hà Nội đến.

Theo số liệu báo cáo của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Bắc Cạn từ các năm 2008 đến hết 6 tháng đầu năm 2013, thị trường khách nội địa được chia như sau:

Khách du lịch trong nước đến Bắc Cạn chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc nhằm mục đích nghỉ dưỡng, tham quan; một bộ phận lớn tham gia vào du lịch cuối tuần. - Khách du lịch thuần tuý nghỉ dưỡng, tham quan, ngắm cảnh: 36.2%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng (Trang 58)