- Địa điểm: Khắp các huyện của tỉnh.
Văn hoá về nguồn Công vụ
2.3. Đánh giá chung về sản phẩm du lịch liên kết Thái Nguyên Bắc Cạ n Cao Bằng.
nhiên chất lượng các xe đều đã xuống cấp. Từ Thái Nguyên đi Cao Bằng vào ban ngày chưa có đội xe du lịch riêng; vào ban đêm có thể đi xe du lịch giường nằm tuyến Mỹ Đình – Cao Bằng của các đội xe như Khánh Hoàn, Thanh Ly, Vĩnh Dung v.v…Tuy nhiên, nếu du khách có nhu cầu nghỉ tại khu du lịch Hồ Ba Bể thì không thể lựa chọn các xe này mà bắt buộc phải chọn xe Thái Nguyên – Bắc Cạn và từ thị xã Bắc Cạn tiếp tục đi Ba Bể hoặc đi xe Thái Nguyên – Ba Bể. Tuyến này có các nhà xe Thưởng Nga và Phong Huân nhưng chất lượng đã xuống cấp. Hoặc nếu du khách đến Cao Bằng nhưng có nhu cầu đi các điểm du lịch thì phải tiếp tục đi các xe liên xã khác để đến điểm đó. Việc vận chuyển qua nhiều tuyến khác nhau cũng là một trong những bất lợi của phương tiện vận chuyển trong vùng.
Trong bảng đánh giá xếp hạng Chỉ số năng lực hội nhập kinh tế địa phương, kỳ 9 với câu hỏi “Địa phương làm gì để thu hút du lịch” thì Thái Nguyên đứng ở nhóm cuối cùng, còn Bắc Cạn và Cao Bằng đứng ở nhóm trung bình.
2.3. Đánh giá chung về sản phẩm du lịch liên kết Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng. Cao Bằng.
2.3.1. Đánh giá chung
Cả ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng đều có lợi thế về mặt tài nguyên du lịch, trong đó lợi thế nhất là các tài nguyên thiên nhiên do địa hình mang lại và các tài nguyên mang giá trị lịch sử, văn hóa. Mặc dù ba tỉnh này đã có những phát triển về du lịch thông qua sự tăng trưởng về số lượt khách, số cơ sở vật chất cúng như cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nhưng nhìn chung việc phát
triển sản phẩm du lịch liên kết vùng giữa ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng còn gặp nhiều hạn chế và tồn tại.
Thứ nhất, tuy có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên nhưng ba tỉnh chưa có một nền tảng đồng bộ về chính sách, còn mang yếu tố cục bộ địa phương trong chính sách phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Tính đến 2013, chỉ có Cao Bằng thực hiện quy hoạch chi tiết phát triển du lịch đến 2020, tầm nhìn 2030. Quy hoạch này của tỉnh Thái Nguyên còn hết sức sơ sài, chưa đáp ứng được yêu cầu của quy hoạch chi tiết điểm và tuyến điểm trong phát triển du lịch. Bắc Cạn mới đang dừng lại ở công đoạn thuê chuyên gia nước ngoài khảo sát, đánh giá lập quy hoạch. Vì vậy, việc quy hoạch chi tiết để tìm ra thế mạnh cũng như bản sắc riêng của từng tỉnh trong liên kết còn chưa đồng bộ.
Thứ hai, ba tỉnh chưa xây dựng được cơ chế liên kết có hiệu quả giữa các tỉnh với nhau do chưa nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch mang bản sắc của địa phương mình để tìm ra lợi thế riêng, tạo sản phẩm riêng trong liên kết vùng.
Thứ ba, yếu tố xúc tiến, quảng bá chưa được coi trọng nên chưa đạt được hiệu quả cao trong việc thu hút du khách.
Thứ tư, các tỉnh này chưa có chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng như các dự án xúc tiến đầu tư phát triển du lịch tại địa phương.
Thứ năm, việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chưa được chú trọng. Hầu hết các địa phương đều thiếu cán bộ có chuyên môn về du lịch và cán bộ đang làm công việc liên quan đến du lịch lại tốt nghiệp chuyên ngành khác.
Ngoài ra, còn một số tồn tại khác nữa như công nghệ, đầu tư v.v…
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển sản phẩm du lịch liên kết tại các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng
Trong hầu hết các nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc liên kết sản phẩm du lịch của Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng phải nói đến đường lối, cơ chế, chính sách quản lý. Gần đây nhất, Cao Bằng đã có Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch đến 2020, tầm nhìn 2030. Bản Quy hoạch chi tiết và tỷ mỷ nhưng trong đó phần liên kết giữa các tỉnh để phát triển sản phẩm du lịch chưa được chú trọng và chỉ là một phần rất nhỏ. Tỉnh Bắc Cạn sau nhiều năm tái thành lập tỉnh vẫn chưa có Quy hoạch chi tiết phát triển du lịch toàn tỉnh và hiện nay vẫn đang dừng ở việc thuê chuyên gia nước ngoài khảo sát các điểm du lịch để tiến hành lập quy hoạch. Bản quy hoạch tổng thể du lịch Thái Nguyên điều chỉnh bổ sung đến năm 2015, tầm nhìn chiến lược đến 2020 còn sơ sài, tính dự báo chưa cao, trong đó vấn đề liên kết vùng chưa được chú trọng.
Bên cạnh đó công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương còn yếu kém và chưa được tiến hành một cách khoa học.
Hầu như số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn 3 tỉnh là rất ít nên việc kinh doanh du lịch còn rất mới mẻ và chưa đạt hiệu quả cao; thậm chí việc kinh doanh lữ hành không được đặt trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt nên hầu như không nảy sinh những sản phẩm hay và có tính hấp dẫn cao mà chỉ hầu hết là các sản phẩm mang tính chất đơn thuần.
Nguồn nhân lực phục vụ du lịch của vùng miền núi trung du Bắc Bộ nói chung và của 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng nói chung còn thiếu và rất yếu. Đặc biệt trong đó là vấn đề về ngoại ngữ. Đặc điểm của nguồn nhân lực xuất phát từ các tỉnh miền núi phía Bắc là trình độ hiểu biết và sử dụng ngoại ngữ chưa cao nên rất hạn chế trong giao tiếp và phục vụ du khách nước ngoài. Trong 3 tỉnh chỉ có 2 trường Cao đẳng nghề có đào tạo du lịch là Trường Văn hoá Nghệ thuật Việt Bắc (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch ) và Trường Thương mại Du lịch (Bộ Công thương). Rất ít người đã qua đào tạo về du lịch được làm đúng chuyên ngành và hầu hết những người đang làm công tác du lịch tại các địa phương là được đào tạo về chuyên ngành khác.
Chƣơng 3