VII. Kết cấu của luận văn
3.1.1 Tạo dựng các sản phẩm du lịch mang tính “đặc sản”
Hiện nay, vấn đề trọng tâm đang tập trung nghiên cứu tìm kiếm sản phẩm du lịch đặc thù để tạo nên tính cạnh tranh và chuyên biệt góp phần tạo nên sự khác biệt du lịch của mỗi vùng mỗi địa phương và cho cả ngành du lịch Việt Nam.
Ở Bình Thuận, đã có rất nhiều các hội thảo được tổ chức và cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp thiết thực xung quanh các sản phẩm du lịch, nguồn nhân lực và hình thức quảng bá xúc tiến tại tỉnh nhà như việc đề xuất tổ chức hoạt động phố đêm ở Hàm Tiến; thắp sáng tháp Po Sha Inư vào mỗi buổi tối để tạo điểm nhấn du lịch; tận dụng hơn nữa lợi thế cây thanh long cũng như ẩm thực Việt Nam để du lịch Bình Thuận có sắc thái riêng. Bên cạnh đó còn có nhiều ý kiến cho rằng, Bình Thuận nên dùng hình ảnh trái thanh long làm phù hiệu đặc trưng cho du lịch, phải biết tận dụng sự đa dạng sẵn có của văn hóa, nghệ thuật Chăm để món ăn tinh thần ở Bình Thuận độc đáo hơn. Một số ý kiến liên quan đến lễ hội Trung thu hàng năm ở Bình Thuận nên khuyến khích mỗi resort, mỗi phường làm lồng đèn lớn diễu hành quanh khu vực Hàm Tiến, để thu hút du khách đến tham quan; hoặc các công ty lữ hành sẽ kết hợp với resort hướng dẫn du khách (đặc biệt là khách nước ngoài) làm lồng đèn và tham gia rước đèn nếu khách đến tham quan Bình Thuận trong dịp này.
Bên cạnh, việc tạo nên những sự kiện và những sản phẩm riêng biệt, cần phát triển những sản phẩm hiện có ở một chất lượng cao hơn như lễ hội đua thuyền hiện nay được xem như một nét văn hóa đặc thù của Bình Thuận không hề trộn lẫn với các nơi khác. Sự sống động trong không khí của lễ hội hòa nhập với không khí của biển cùng với tấm lòng nhân hậu, chất phát và sự tự hào của người Bình Thuận đã làm nên ấn tượng sâu đậm trong lòng của mỗi du khách khi tham dự lễ hội này. Hiện nay, lễ hội đua thuyền chỉ là một hoạt động của địa phương chào đón năm mới nên những dịch vụ đi kèm chưa thật sự chú trọng. Tuy nhiên, nếu đưa lễ hội này trở
75
thành một sự kiện du lịch thì không thể chỉ dừng lại ở việc tổ chức mỗi năm một lần vào ngày mùng 2 tết mà cần thiết phải xây dựng lễ hội này thành một sự kiện đặc biệt để cứ mỗi lần nhắc đến lễ hội đua thuyền sẽ gắn liền với địa danh Bình Thuận.
Du lịch thể thao biển là một loại hình có thể khai thác với thế mạnh của Bình Thuận với chiều dài bờ biển 192 km với nhiều cù lao, ghềnh đá gần bờ. Với nhiều điều kiện thuận lợi về thời tiết khí hậu và cảnh quan biển sẽ là lợi thế tốt nhất để phát triển loại hình này.
Đảo Phú Quý – một hòn ngọc giữa biển khơi – với tiềm năng đa dạng dồi dào, phong phú, điều kiện địa hình thuận lợi có thể phát triển nhiều loại hình du lịch biển. Tại đây có thể phát triển loại hình du lịch homestay, một dạng sinh thái cộng đồng; tour tìm hiểu về những giá trị văn hóa và phong tục khác biệt của người dân trên đảo cũng là một điều hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.Tuy nhiên, để có thể khai thác một số loại hình ở đảo Phú Quý, cần đầu tư những phương tiện đi ra đảo được an toàn và nhanh chóng.
Tham quan di tích lịch sử - văn hóa kết hợp với nghiên cứu kiến trúc cổ người Chăm là một loại hình cần được khai thác cùng với làng nghề truyền thống như nghề đan lát, làm gốm thủ công và một số những lễ hội như lễ hội Kate, Ramưwan, lễ hội chém trâu tế thần của đồng bào Chăm diễn ra ở một số vùng địa phương ở Bình Thuận với sự liên kết một số điểm tham quan để tạo thêm tính hấp dẫn và đa dạng trong hành trình du lịch của du khách.
Tuyến du lịch Hàm Thuận – Đa Mi là một loại hình hấp dẫn dành cho giới trẻ với loại hình du lịch cắm trại, dã ngoại với những thác nước và khí hậu mát mẻ như Đà Lạt. Ngắm trăng ban đêm trên lòng hồ Đa Mi là một cảm giác rất thú vị, trước sự mơ hồ của ánh trăng hòa nhịp trong màng sương mờ ảo rất phù hợp cho những ai yêu thích sự lãng mạn.
Tuyến du lịch sinh thái Bưng Thị - Tà Cú cũng là một điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích thiên nhiên. Suối khoáng nóng Bưng Thị nếu đầu tư khai thác thì loại hình du lịch chữa bệnh suối nước nóng sẽ là một loại hình hấp dẫn du khách khi
76
kết hợp với khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú – được xem là lá phổi xanh của Bình Thuận hiện nay.
Một số những sản phẩm chuyên đề như tìm hiểu về nền văn hóa Chăm tại Bình Thuận, văn hóa cồng chiêng dân tộc Cơ Ho, Raglai, Chơ Ro…