VII. Kết cấu của luận văn
1.5.1. Môi trường tự nhiên
1.5.1.1. Bình Thuận là tỉnh nằm ở cực Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu và phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông. Tuy là tỉnh duyên hải miền Trung nhưng Bình Thuận nằm ở vùng kinh tế Đông Nam Bộ và chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía nam.
28
Diện tích tự nhiên của Bình Thuận là 7.992 km2, số dân 1.244.914 (2012) với trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Phan Thiết và 8 huyện, thị bao gồm Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh, Tuy Phong, Bắc Bình, huyện đảo Phú Quý và thị xã La Gi.
1.5.1.2. Địa hình Bình Thuận đa dạng, chủ yếu là núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đồi cát và cồn cát ven biển. Dường như thiên nhiên đã ưu ái ban cho địa hình ở đây nhiều sự độc đáo, chẳng hạn những đồi cát trải dài trắng xóa với nhiều hình dạng khác nhau, thường được thay đổi theo hướng gió, trở thành đề tài hấp dẫn cho nghệ thuật và du lịch.
Thêm vào đó, nhiều vùng đất có trữ lượng lớn về mạch nước khoáng và mạch nước nóng như nước khoáng Vĩnh Hảo (Tuy Phong), nguồn nước nóng dưới chân núi Tà Kóu (Hàm Thuận Nam) thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái và nghĩ dưỡng, chữa bệnh…Ngoài ra, đảo và núi của Bình Thuận cũng đầy sức quyến rũ bởi nhiều cảnh quan thơ mộng và hùng vĩ như đảo Phú Quý, núi Tà Kóu và nhiều danh thắng khác.
Ngoài các tiềm năng trên, nổi bật hơn hẳn vẫn là các tài nguyên du lịch biển. Với 192 km chiều dài bờ biển, ven biển Bình Thuận có nhiều đảo, cù lao, vũng, vịnh và bãi biển có cảnh quan đẹp, môi trường hoang dã và trong sạch. Nhiều cảnh quan đã trở nên rất đỗi quen thuộc với du khách trong và ngoài nước như bãi biển Đồi Dương - Thương Chánh, Rạng, Động Cát bay, Hòn Rơm (Mũi Né ), Suối Tiên (Hàm Tiến ), Bình Thạnh (Tuy Phong), Đá Ông Địa, Lầu Ông Hoàng (Phan Thiết), Mũi Điện Khe Gà (huyện Hàm Thuận Nam),... Ngoài ra, sự hoang sơ của các hồ thiên nhiên và hồ nhân tạo cùng với phong cảnh núi rừng như hồ Biển Lạc (rộng 280 ha), hồ Bàu Trắng (Bắc Bình), hồ Hàm Thuận - Đa Mi, núi Ông (cao 1.302 m), Thác Bà, Thác Reo ở Đức Linh - Tánh Linh... cũng là những địa chỉ hấp dẫn.
1.5.1.3. Bình Thuận được xem là một trong những vùng khô hạn của cả nước, nhiều gió, nhiều nắng và không có mùa đông. Nhiệt độ trung bình của toàn tỉnh 26,50C – 27,50C; lượng mưa thấp, trung bình 800 - 1600 mm/năm, tập trung từ
29
tháng 6 đến tháng 9 – 10 trong năm. Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nắng ấm, không khí trong lành, mát mẻ.
Với điều kiện tự nhiên như trên, Bình Thuận thường được du khách gọi là nơi có biển xanh - cát trắng – nắng vàng, phù hợp việc tổ chức các hoạt động du lịch quanh năm.
1.5.1.4. Bình Thuận có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên còn hoang sơ, ở đó hệ sinh thái động thực vật rất đa dạng về chủng loại. Đặc biệt, nhiều loa ̣i chim trú ngụ ở đây rất đe ̣p như bướm, chim công và các loài chim rừng khác rất thích hợp cho các chuyến du lịch thám hiểm.
Tuy việc khai thác nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên ở một số địa phương trong tỉnh còn rất hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan. Thiết nghĩ, những hạn chế đó chỉ mang tính chất tạm thời, lãnh đạo địa phương sẽ sớm khắc phục và khai thác tốt nguồn lợi này để phục vụ ngành “kinh tế không khói”.