Làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở Bình Thuận (Trang 50)

VII. Kết cấu của luận văn

2.2.2.3 Làng nghề truyền thống

Bên cạnh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nhiều làng tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương tạo nên một số nghề truyền thống dân gian, đáp ứng nhu cầu muôn mặt của cuộc sống mà cho đến nay theo đà phát triển của xã hội, có nghề đã thất truyền, có nghề còn tiếp nối. Ở Bình Thuận hiện nay vẫn còn tồn tại một số làng nghề truyền thống mang đậm sắc thái địa phương.

Trải qua quá khứ và biết bao biến động, thăng trầm của lịch sử, xã hội loài người không ngừng phát triển đi lên trước những đột phá của khoa học công nghệ, giữa các cộng đồng dân tộc, các quốc gia lân cận luôn có sự giao thoa và tiếp biến văn hóa để làm phong phú và đa dạng thêm nền văn hóa của các quốc gia, dân tộc mình. Tuy nhiên, người Chăm vừa tiếp biến nhưng cũng là một dân tộc gần như còn bảo lưu nguyên thể nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể dân gian truyền thống, trong đó có nghề làm gốm.

Làng nghề gốm của người Chăm Bình Đức thuộc xã Phan Hiệp – huyện Bắc

Bình – tỉnh Bình Thuận, nằm cạnh Quốc lộ 1A, cách trung tâm huyện lị huyện Bắc Bình khoảng 1km về phía Bắc.Làng nghề gốm thủ công truyền thống của người Chăm Bình Đức là một nghề được lưu truyền từ nhiều thế hệ trong lịch sử, đã có từ lâu đời và rất nổi tiếng, gắn chặt với cuộc sống, phong tục của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

51

bản bảo vệ khá nguyên vẹn kĩ thuật, phương thức theo lối thủ công truyền thống từ xa xưa với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo đã biến từng hòn đất vô tri vô giác thành những sản phẩm độc đáo để giúp ích cho đời. Đây cũng là một nét độc đáo hiếm thấy trong một xã hội hiện đại khi mà khoa học công nghệ đang liên tục phát triển. Kĩ thuật làm gốm theo phương pháp thủ công truyền thống, đặc biệt là không dùng bàn xoay vẫn tồn tại cho đến ngày nay là một hiện tượng đặc thù của người Chăm, đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu. Đây là một trong những làng nghề truyền thống ít ỏi còn được bảo tồn nguyên vẹn cần được lưu giữ và phát huy.

Cũng như làng nghề gốm truyền thống, làng nghề dệt của người Chăm tại hai xã Phan Hòa và Phan Thanh (Bắc Bình) được duy trì từ xa xưa đến bây giờ. Trong một xã hội phát triển, khi hàng ngàn loại vải được sản xuất trên dây chuyền bởi những máy móc hiện đại, với những chất liệu khác nhau, công dụng khác nhau thì sự xuất hiện các sản phẩm dệt truyền thống cổ xưa lại được nhiều người đón nhận. Các sản phẩm dệt truyền thống của người Chăm cùng với bộ khung dệt thủ công đơn giản là những sản phẩm mang tính lịch sử và văn hóa đậm nét của người Chăm còn lưu truyền đến ngày nay. Nghiên cứu và tham quan làng nghề dệt của người Chăm là đã tiếp cận một phần văn hóa của họ, vì cả khung dệt và sản phẩm dệt truyền thống của người Chăm không chỉ đơn thuần là những sản phẩm vật chất bình thường, mà đó là những sản phẩm kết tinh các giá trị truyền thống, một phần của văn hóa nghệ thuật của người Chăm xưa.

Các sản phẩm dệt truyền thống của người Chăm chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, phục vụ cho tang ma, cưới hỏi, sinh hoạt trong phạm vi gia đình và dòng tộc. Tuy nhiên trong thời gian gần đây các sản phẩm này cũng đang hướng dần phục vụ nhu cầu và thị hiếu của du khách muốn tìm mua các sản phẩm từ nghề dệt thủ công truyền thống; ngoài ra làng nghề còn cung ứng theo đơn đặt hàng của các cửa hàng bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các khu du lịch trong và ngoài tỉnh Bình Thuận.

52

Trên mâm cơm của cácgia đình người Việt hay trong các nhà hàng, quán ăn ở ViệtNambao giờ cũng có chén nước mắm. Đã có những thương hiệu nước mắm nổi tiếng như nước mắm Nha Trang, nước mắm Phú Quốc….Nhưng ai đã một lần đến Bình Thuận, không thể không nhớ hương vị nồng nàn, thơm tho của nước mắm Phan Thiết. Sử dụng nguyên liệu là những con cá cơm nhỏ nhắn, tươi nguyên, những người làm nước mắm đã ủ mắm trong lu khạp và đem phơi ở ngoài trời. Có lẽ nhờ nắng, gió của xứ sở này đã mang lại hương vị thơm ngon đậm đà của nước mắm Phan Thiết nổi danh cả trăm năm nay.

Nghề sản xuất nước mắm ở Phan Thiết hình thành cùng lúc với nghề đánh

cá. Theo “Địa chí Bình Thuận” từ cuối thế kỷ 19 đến năm 1930, nghề sản xuất nước mắm đã sớm trở thành một ngành công nghiệp độc đáo so với cả nước vừa là công nghiệp độc nhất trong nền kinh tế địa phương. Năm 1904, Công sứ Pháp ở Bình Thuận đã đánh giá Phan Thiết là một trung tâm quan trọng nhất của Trung Kỳ về khuếch trương thương mại và công nghiệp chế biến nước mắm.

Tổ chức sản xuất nước mắm có quy mô lớn đầu tiên tại Phan Thiết là Liên Thành Thương Quán (sau là công ty Liên Thành) do các nhà nho yêu nước trong phong trào Duy Tân sáng lập từ năm 1906 hướng theo mục đích kinh doanh chấn hưng kinh tế, phát triển nhiều cơ sở sản xuất nước mắm và tập hợp một số hội viên cổ đông là Tư sản, Hàm hộ Phú Hải, Phan Thiết.

2.2.2.4Ẩm thực

Du khách đến với Bình Thuận không chỉ bị hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hoá mà còn có dịp được thưởng thức các món ăn ngon, chế biến từ hải sản tươi sống đậm đà hương vị biển và còn nhiều món ăn độc đáo do chính người dân địa phương chế biến mang hương vị rất riêng, rất đậm đà. Chính sự kết hợp ấy đã làm phong phú hơn nghệ thuật văn hoá - ẩm thực của vùng biển Bình Thuận.

Bình Thuận nổi tiếng với các loại đặc sản biển như gỏi cá mai, mực một nắng, sương sa rau câu, bánh căn, bánh canh, bánh quai vạc, môi mực, bánh xèo, ốc luộc…là những món ăn rất đỗi bình thường nhưng qua cách chế biến đã thể hiện

53

nghệ thuật và nét đặc trưng riêngvới hương vị đậm đà mà chính những loài hải đặc sản của xứ biển đã tạo nên những món ăn độc đáo, trong đó mực là loài hải sản vừa quen thuộc, vừa bổ dưỡng và rất dễ chế biến món ăn. Như món ăn rất bình thường

mực một nắng rất ngon và nổi tiếng là món ăn đặc sản ngon nhất mà chỉ Bình Thuận mới có. Du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến đây đều không thể bỏ qua món ăn đặc biệt này. Thưởng thức món mực tươi nướng, du khách sẽ cảm nhận được cái nắng, cái gió và vị mặn của biển Bình Thuận.

Một trong những hải đặc sản nổi tiếng của thành phố du lịch Phan Thiết là tôm biển. Cùng với món mực một nắng rất riêng nổi tiếng lâu nay, Phan Thiết còn thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước bằng các món ăn chế biến từ các loại tôm biển vốn phong phú và đa dạng.

Được đánh giá là vùng biển quanh năm ấm áp, nhiều loại thức ăn hấp dẫn và phù hợp sự phát triển của các loài hải đặc sản. Ngoài mực và tôm, Phan Thiết còn nổi tiếng với cá bò hòm. Mặc dù được ngư dân đặt cho biệt danh là “Thiết giáp biển” do hình dạng vuông vức và rằn ri dễ sợ, nhưng thịt cá bò hòm lại rất hấp dẫn, bổ dưỡng và hấp dẫn vị giác.

Cá mú hấp Phan Thiết luôn được xem là món ăn cao cấp. Không chỉ có giá

trị dinh dưỡng cao do đặc tính của loài cá mú nổi tiếng, mà Cá mú hấp còn là món ăn rất hài hòa giữa hương và vị từ cách chọn lựa khoa học các thứ nguyên liệu ăn kèm. Bên cạnh các loại hải sản ngon và dễ chế biến, có thể nói ẩm thực biển Phan Thiết còn nổi tiếng nhờ bí quyết pha chế nước mắm ăn kèm.

Nói đến hải sản Bình Thuận, ốc giác là món không thể bỏ qua và còn rất nhiều các loài hải sản khác như sò điệp, ốc hương, hào biển… và với nhiều cách chế biến khác nhau chắc chắn du khách sẽ hài lòng với những hương vị của xứ biển.

Nói đến ẩm thực Bình Thuận, không thể không nhắc đến các món ăn chế biến từ con dông, là loài bò sát kỳ lạ cho một thứ thịt vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng. Đây là một nét lạ tạo nên nét hấp dẫn của ẩm thực biển Bình Thuận.

Bình Thuận cũng nổi tiếng với nhiều loại trái cây ngon, đặc biệt là trái thanh long, được xem là đặc sản của địa phương, có giá trị xuất khẩu cao. Năm 2007 Bình

54

Thuận đã được sách kỷ lục guiness Việt Nam bình chọn là nơi có diện tích trồng cây thanh long nhiều nhất cả nước. Ngoài ra, khi đến với khu vực Hàm Tiến – Mũi Né du khách còn sẽ được thưởng thức nước dừa xiêm xứ biển rất ngọt và lối chặt dừa ba nhát rất độc đáo ở nơi đây… và còn nhiều nhiều điều thú vị về văn hoá ẩm thực biển tại mảnh đất cuối Trung đầu Nam này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở Bình Thuận (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)