Các di tích lịch sử văn hoá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở Bình Thuận (Trang 40)

VII. Kết cấu của luận văn

2.2.2.1.Các di tích lịch sử văn hoá

Di tích lịch sử văn hóa là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng văn hóa, về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước hào hùng, vĩ đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời là một bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hóa nhân loại. Với những giá trị như trên, các di tích - lịch sử văn hóa là bộ phận đặc biệt trong cơ cấu tài nguyên du lịch mà trong đó cả về nội dung lẫn hình thức đều có khả năng tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với cả du khách tham quan lẫn các nhà nghiên cứu.

Trải dài từ phía Bắc vào phía Nam của tỉnh có Cổ Thạch Tự (Tuy Phong) còn gọi là chùa Hangtrên ngọn núi cao 64 m là một địa danh có sự kết hợp hài hòa giữa thắng cảnh tự nhiên biển trời thơ mộng và công trình kiến trúc chùa đá trong các hang động kỳ vĩ, đã làm xao lòng các du khách hành hương nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh và thư giãn. Lúc đầu chùa chỉ là một thảo am nhỏ do Thiền sư Bảo Tạng khai sơn vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Về sau chùa được xây dựng lại khang trang với tên gọi chùa Cổ Thạch. Đứng trên chùa Hang, du khách có thể phóng xa tầm mắt chiêm ngưỡng cả vùng bãi biển mênh mông xanh biếc với rất nhiều tảng đá xếp chồng lên nhau tạo thành nhiều hình thù kỳ thú. Phóng tầm mắt ra xa là Hang Gió và bãi Cà Dược uốn cong theo bờ biển xanh, tổng thể cảnh quan thật thơ mộng, hữu tình.

Đối với những du khách đam mê về văn hóa, lịch sử, khảo cổ, Trung tâm

trưng bày văn hóa dân tộc Chăm (Bắc Bình – Bình Thuận) là nơi chứa đựng những

41

là một nơi đáng ghé qua. Được xây dựng vào năm 2009, trung tâm là nơi trưng bày những hiện vật, hình ảnh, tư liệu của dân tộc Chăm và vương triều Chămpa. Trên thực tế có thể xem đây là một bảo tàng thu nhỏ, phản ánh một phần lịch sử văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Chăm xưa và nay. Đặc biệt, chứa đựng trong các nội dung trưng bày tại bảo tàng chính là các giá trị văn hóa nghệ thuật, ý thức về văn hóa truyền thống được giữ gìn và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác về một nền văn hóa phong phú và đa dạng của người Chăm trong lịch sử, cũng như sự nối tiếp hiện nay trong cuộc sống của họ. Bên cạnh những tác phẩm nghệ thuật, những hiện vật, cổ vật quý hiếm trong lịch sử còn lưu giữ tại đây còn giới thiệu văn hóa ẩm thực và trình diễn nghề dệt thổ cẩm và nghề làm gốm, một phần của văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Chăm được lưu truyền lại và đang được phát huy phục vụ đời sống của cộng đồng và khách tham quan du lịch.

Cùng với bảo tàng Chăm, di tích lịch sử nghệ thuật đền thờ Pô Klong Mơh Nai (Bắc Bình, Bình Thuận) được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XVII để thờ vua Pô Klong Mơh Nai - vị vua cuối cùng của vương quốc Chămpa theo quan niệm tôn giáo của người Chăm (các đỉnh núi cao là nơi cư ngụ của thần linh nên khi các vị vua chúa tạ thế, hoàng tộc phải chọn một ngọn đồi cao để chôn cất và thờ phụng). Trải qua hơn 300 năm kể từ lúc xây dựng, đây là nơi mà hậu duệ của vua Chăm chọn để tổ chức các lễ nghi tôn giáo và giữ gìn bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm rất có giá trị.

Riêng tại Thành phố Phan Thiết, tháp Chăm Pô Sah Inư (Phú Hài – Phan

Thiết là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa,

vẫn sừng sững trên ngọn đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hài, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về hướng Đông-Bắc. Trong quần thể các tháp này, các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều nền móng của một ngôi đền bị sụp đổ. Hiện nay, quần thể này chỉ còn 3 tháp, trong đó, tháp lớn nhất còn khá nguyên vẹn, thờ thần Shiva với bộ Linga-Yoni làm bằng đá đen nguyên khối. Gần đó là 2 ngôi tháp nhỏ, bị hư hỏng khá nặng. Tháp nhỏ nhất, nằm sát tháp lớn thờ thần Lửa. Cách đó khoảng 50 m là tháp thờ thần Bò và thần Nandin. Nhóm tháp này có phong cách kiến trúc Hòa

42

Lai - một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Chămpa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng nhóm tháp này đã chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Nhóm đền tháp này được người Chăm xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ VIII đầu thế kỷ thứ IX, với mục đích để thờ vị thần Shiva - là một trong những vị thần Ấn Độ giáo được sùng bái và tôn kính. Cho đến thế kỷ XV, một số đền thờ với kiến trúc đơn giản được xây dựng thêm để thờ công chúa Po Sha Inư (con vua Para Chanh), là người có tài đức và phép ứng xử nên được người Chăm đương thời yêu quý. Có rất nhiều lễ hội diễn ra tại đây mà tiêu biểu đó là lễ hội Katê đã thu hút hàng ngàn du khách đến đây vào tháng 7 (Chăm lịch) hàng năm.

Bên cạnh nhóm đền tháp Chăm Pô Sah Inư gần 100 m về phía Nam, quần

thể du lịchLầu ông Hoàng là một thắng cảnh đẹp bao gồm đồi núi, sông biển, chùa

tháp tạo thành khu du lịch nổi lên với ngọn Núi Cố tương đối cao và 4 ngọn đồi nhấp nhô sát biển.Địa danh này gắn với nhiều giai thoại của Thi sĩ Hàn Mạc Tử và mối tình tuyệt đẹp của ông với nữ sĩ Mộng Cầm đã khiến cho Lầu Ông Hoàng càng thêm có ý nghĩa. Tuy nhiên, hiện nay Lầu ông Hoàng vẫn chỉ còn là phế tích đang chờ các nhà đầu tư phục dựng để thêm vào cho du lịch Bình Thuận một điểm đến hấp dẫn và độc đáo.

Vạn Thuỷ Tú là đền thờ cá voi lớn nhất cả nước, được ngư dân trong vùng

thiết lập năm Nhâm Ngọ 1762 là nơi lưu giữ xương cá voi nhiều nhất Việt Nam, hơn 100 bộ, có bộ gần 200 tuổi và nhiều loại cá khác cùng họ, bộ xương lớn nhất được thờ phụng trang nghiêm. Vạn để thờ Ông (cá Voi), bên trong lưu giữ nhiều di sản văn hoá Hán Nôm liên quan tới nghề biển. Đây là một trong những di tích cổ có số lượng lớn về sắc phong của các vị vua triều Nguyễn ban tặng, các sắc phong này dùng để thờ cá Ông và các vị thần biển. Di tích được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1996.

Trường Dục Thanh toạ lạc trên đất của làng Thành Đức, đường Trưng Nhị,

thành phố Phan Thiết do hai cụ Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh (hai người con của nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông) xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng

43

trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hà Nội). Năm 1910, trên đường đi tìm đường cứu nước, thầy giáo Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã dừng chân dạy học ở trường Dục Thanh cho đến khoảng tháng 2 năm 1911, thầy Thành rời trường vào Sài Gòn, vượt đại dương tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc. Nhiều kỷ vật quý giá, thiêng liêng gắn với thời gian và lịch sử trong những ngày dạy học của Thầy Thành vẫn còn lưu giữ tại Dục Thanh. Bên cạnh khu di tích Dục Thanh là Chi nhánh Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi lưu giữ và trưng bày những hiện vật, hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ. Di tích Dục Thanh được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia vào năm 1986.

Cách di tích trường Dục Thanh khoảng 150m về phía Nam, cách cầu Dục Thanh hơn 100m về hướng Tây Nam, du khách có thể từ nhiều hướng và nhiều con đường khác nhau, để đến tham quan chùa Ông – một ngôi chùa cổ được thiết lập vào tháng 11 năm Canh Dần (1770). Đây là ngôi chùa có quy mô lớn nhất của người Hoa ở Bình Thuận. Trong thời kỳ bài Thanh phục Minh, người Hoa di dân sang các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam mà nhiều nhất là các tỉnh phía Nam. Người Hoa sang Bình Thuận chủ yếu ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Triều Châu và Hải Nam tạo thành các hội quán. Chùa Ông thờ Quan Thánh Đế Quân - Quan Công. Chùa có kiến trúc độc đáo mang nét nghệ thuật đặc trưng của người Hoa, nội thất bên trong được trang trí với gần 100 bức hoành phi câu đối và nhiều chuông cổ có giá trị được đưa từ Trung Quốc sang. Cứ 2 năm một lần vào các năm chẵn tại đây còn diễn ra lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh được xem là lớn nhất Việt Nam, cũng là một lễ hội lớn thu hút rất nhiều du khách đến tham quan.

Một ngôi chùa khác nữa tại Thành Phố Phan Thiết cũng là một điểm tham quan mà du khách thường viếng thăm trong cuộc hành trình đến Bình Thuận bởi những giá trị về lịch sử mà ngôi chùa đang lưu giữ. Chùa Phật Quang được xây dựng vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, hiện đang tọa lạc trên đường Trần Quang Khải thuộc phường Hưng Long, thành phố Phan Thiết. Về kiến trúc khá giống với các ngôi chùa khác ở Bình Thuận nhưng chứa đựng nhiều di dản có giá trị. Hiện nay, chùa còn lưu giữ chiếc Đại Hồng chung lớn đúc bằng đồng, chạm khắc đẹp đúc

44

vào năm Canh Ngọ 1750 và bộ kinh Pháp Hoa khắc bằng chữ Hán cổ ở cả hai mặt trên 118 mộc bản diễn tả Đức Phật đang thuyết pháp. Đây là bộ kinh Pháp Hoa còn khá nguyên vẹn cả về hình thức và nội dung. Đã được xếp vào sách Kỷ lục Việt Nam năm 2006.

Nằm ngay trên đường quốc lộ 1, Chùa Núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam) còn gọi là chùa Linh Sơn Trường Thọ có tượng Phật Thích Ca Nhập Niết Bàn, dài 49 m (đây là bức tượng lớn nhất Việt Nam, được khởi công từ năm 1960) ) toạ lạc ở độ cao 475m giữa lưng chừng núi trên sườn núi Tà Cú trong khu bảo tồn nguyên sinh, do sư tổ Trần Hữu Đức và các đệ tử xây dựng vào khoảng năm 1878 – 1880. Phong cảnh nơi đây thật hữu tình với bờ biển trải dài, đá núi muôn hình thù, rừng xanh bao quanh, tạo cho Tà Cú thêm nét uy nghiêm, hùng vĩ. Vào các ngày Tết đầu năm âm lịch và ngày rằm, mồng một hàng tháng hàng vạn lượt người đến tham quan bắt nhịp cùng với hoạt động du lịch Bình Thuận đang ngày càng phát triển nên từ tháng 9/2003 khu du lịch Tà Cú đã đưa vào vận hành hệ thống cáp treo hiện đại. Hiện nay, đây là khu du lịch có quy mô lớn (khoảng 100ha) của Bình Thuận hàng năm đón hàng ngàn lượt du khách đến đây tham quan, cúng viếng chùa và tận hưởng những giây phút ngắm cảnh núi rừng Tà Cú trong màn sương mờ ảo thật hữu tình của mây trời non nước từ trên núi cao.

Hải đăng Kê Gà là ngọn hải đăng do người Pháp vận chuyển vật liệu từ Pháp

sang để xây dựng từ năm 1897 – 1899 để dẫn đường cho mọi thuyền bè qua lại trong khu vực. Đây là ngọn hải đăng không chỉ cổ nhất Đông Nam Á mà còn là ngọn hải đăng cao nhất khu vực với gần 200 bậc thang xoáy trôn ốc có tổng chiều cao đến đỉnh đèn là 35m, du khách phải kiên trì cố gắng để lên đến đỉnh. Bằng những nỗ lực của mình, du khách sẽ được đền đáp bằng bức tranh phong cảnh hữu tình, thơ mộng thấp thoáng ngoài khung cửa, qua những ô cửa kính nhỏ ấy, du khách sẽ nhìn thấy biển xanh thăm thẳm, với đường uốn lượn xa xa, với một vài con thuyền bình yên đang neo đậu. Một cảm giác vỡ òa, choáng nghợp trước khung cảnh bát ngát, gió lồng lộng thổi giữa bao la đất trời.

45

Dinh Thầy Thím (Lagi – Hàm Tân) Cách thành phố Phan Thiết khoảng 70km

về phía Đông Nam, tọa lạc giữa khu rừng Bàu Cái nằm trên địa phận thôn Tam Tân. Dinh Thầy Thím là khu du tích lịch sử văn hóa được nhiều người tìm đến để chiêm ngưỡng và cúng bái, nhất là vào dịp tảo mộ (ngày 5 tháng giêng) và hội Dinh Thầy (15, 16/9 âm lịch) hàng năm. Có rất nhiêu giai thoại về Thầy và Thím nhưng cốt lõi chính là tài đức của thầy ngày ngày bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân trong vùng khi hai vợ chồng về phương Nam dừng chân ở làng Tam Tân khi có biến cố xảy ra. Quý trọng tài đức của Thầy, Thím dân làng đã lập miếu thờ khi vợ chồng thầy thím qua đời. Ngày nay, sau nhiều năm phục dựng, phát triển, dinh Thầy Thím không chỉ là nơi du khách thập phương đến cúng bái mà còn là nơi du khách đến để chiêm ngưỡng, tham quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến cửa biển La Gi – Hàm Tân, du khách lên thuyền theo đường biển về hướng Đông Nam 4,6 km để tham quan một đền thờ được người Chăm tạo dựng vào khoảng thế kỷ XV - XVI để thờ Pô Ina Nagar là vị thần được người Chăm tôn kính gọi là Mẹ xứ sở đó chính là đền thờ Thiên Ya Na. Tọa lạc giữa biển khơi, hòn đảo chứa đựng nhiều truyền thuyết liên quan đến đền thờ Thiên Ya Na nên được nhân dân địa phương gọi là đảo Hòn Bà.

Đền thờ Thiên Ya Na ở Hòn Bà chứa đựng nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm dấu ấn văn hóa dân gian của người Chăm và người Việt gắn với thời gian tồn tại của ngôi đền. Ngoài chức năng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương và các tỉnh lân cận khu vực phía Nam, Hòn Bà còn là một danh thắng nổi tiếng, có sức hấp dẫn, thu hút mọi tầng lớp, du khách trong nước, ngoài nước đến đây khám phá nền văn hóa Chăm và thưởng ngoạn cảnh đẹp hoang sơ của đảo.

Với những thắng cảnh đẹp và khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm, đến đảo Phú Quý không những được chiêm ngưỡng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú mà còn có thể tìm về những giai thoại được lưu truyền qua các di tích lịch sử - văn hóa còn tồn tại.

46

Chùa Linh Quang là một trong những ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Bình Thuận, tọa lạc trên một ngọn đồi ở thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh, huyện đảo Phú Quý. Linh Quang Tự được xây dựng vào năm 1747 đến nay chùa đã có niên đại trên 250 năm, ở đây còn lưu giữ nhiều sắc phong và nhiều tượng Phật quý. Không chỉ là một nơi có quang cảnh đẹp, mà Linh Quang Tự còn là ngôi chùa tiêu biểu trên các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, nghệ thuật về phật giáo ở trên đảo. Linh Quang Tự là một trong hai di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia tại huyện đảo Phú Quý được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng thắng cảnh cấp Quốc gia ngày 12/01/1996.

Bên cạnh đó, đền thờ Bà Chúa Xứ do người Chăm xây dựng khoảng cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI để thờ công chúa Bàn Tranh – một công chúa xinh đẹp vì chống lệnh vua cha nên bị kết tội phản nghịch và bị đày ra đảo. Từ đó, ở trên đảo đã hình thành nhiều làng mạc rộng lớn nối liền từ bờ Đông sang bờ Tây của đảo. Đó là những làng Chăm do công chúa Bàn Tranh và đoàn tùy tùng lập nên. Sau khi bà mất, người Chăm trên đảo đã xây đền để thờ bà, trong ngôi đền có cả mộ của công chúa Bàn Tranh.

Những công lao to lớn của công chúa Bàn Tranh về tạo lập làng mạc, bảo vệ vùng hải đảo phía Nam của đất nước đã được các vua triều Nguyễn ghi nhận và ban tặng sắc phong, giao cho các làng thờ phụng. Trong đền thờ hiện nay còn một số di vật linh thiêng như bài vị, bệ thờ, liên đối, hoành phi ca ngợi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở Bình Thuận (Trang 40)