Môi trường xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở Bình Thuận (Trang 29)

VII. Kết cấu của luận văn

1.5.2. Môi trường xã hội

1.4.2.1. Bình Thuận là địa phương có hơn 30 dân tộc anh em chung sống, trong đó 06 dân tộc chiếm số dân đông nhất là Kinh, Chăm, Hoa, Raglai, Cơ Ho và Tày. Sự cộng cư của các dân tộc anh em đã làm cho Bình Thuận trở thành nơi có nền văn hóa đa sắc và giàu truyền thống.

Qua một số dấu tích về kiến trúc, phong tục tập quán,.. của người Chăm đã cho thấy, họ vốn là những cư dân bản địa, có đời sống văn hóa truyền thống lâu đời rất độc đáo. Từ thế kỷ XVIII, nhiều luồng di cư của cư dân từ miền Trung , miền Bắc vào, từ Trung Quốc sang đã làm cho Bình Thuận trở thành nơi cộng cư và cộng cảm của nhiều dân tộc. Sự đan xen văn hóa Chăm – Việt – Hoa (là chủ yếu) đã làm cho Bình Thuận trở thành nơi lưu giữ nguồn tài nguyên nhân văn rất phong phú.

Mặt khác, Bình Thuận là vùng đất có truyền thống cách mạng kiên cường. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân tỉnh Bình Thuận đã viết nên những trang sử hào hùng, với những địa danh và chiến công vang dội. Đó là “Chiến khu Lê” bất khuất bên những cồn cát và dưới những cánh rừng ô rô, là “Tam giác kiên cường”, là chiến thắng

30

Hoài Đức - Bắc Ruộng... Nhiều anh hùng dân tộc đã lớn lên từ đây hoặc chọn vùng đất này để nuôi dưỡng chí khí tiêu biểu như Nguyễn Tất Thành với trường Dục Thanh – Phan Thiết và rất nhiều anh hùng đã được vinh danh.

1.4.2.2. Bình Thuận có hệ thống giao thông khá thuận lợi, là trục giao thông trọng yếu Bắc – Nam với các tuyến đường bộ, đường sắt và đường thủy.

Quốc lộ 1A có chiều dài đi qua tỉnh là 178 km và quốc lộ 55 nối Bình Thuâ ̣n với Bà Rịa - Vũng Tàu, quốc lộ 28 nối thành phố Phan Thiết với Lâm Đồng. Đặc biê ̣t tuyến đường sắt Bắc – Nam đã ta ̣o cho Bình Thuâ ̣n có vai trò quan tro ̣ng trong mối giao lưu kinh tế – văn hóa – xã hội Bắc Nam.

Từ sau sự kiê ̣n Nhâ ̣t thực toàn phần 24.10.1995 mà điểm chiêm ngưỡng hấp dẫn là thành phố Phan Thiết, đã ta ̣o điều kiê ̣n cho Bình Thuâ ̣n nhanh chóng phát triển. Nhâ ̣n thức được tầm quan tro ̣ng của viê ̣c nâng cấp cơ sở ha ̣ tầng để phát triển kinh tế, lãnh đạo địa phương đã đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông công chánh như đường xá, nhà ga, bến cảng,…

Các tuyến đường đến các trung tâm huyện, xã, vùng núi và các vùng kinh tế quan trọng khác được chính quyền địa phương huy động các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, mở rộng và kéo dài. Đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, Phan Thiết – Nha Trang đã khởi công xây dựng tạo điều kiện cho sản xuất, lưu thông hàng hóa và đi lại của con người dễ dàng và đây cũng chính là động lực thúc đẩy du lịch phát triển hơn nữa trong tương lai.

Ngoài tuyến đường sắtBắc - Nam đi qua đi ̣a phâ ̣n tỉnh với chiều dài 190 km, Đi ̣a phương cũng đã xúc tiến xây dựng ga Phan Thiết để phục vụ nhân dân mà đă ̣c biê ̣t là khách du li ̣ch.

Là một tỉnh có vùng biển rộng, bờ biển dài, có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế , Bình Thuận cũng đã xây dựng một số cảng biển như cảng Phú Quý tiếp nhận đươ ̣c tàu 10.000 tấn ra vào, cảng Phan Thiết đang được xây dựng để tiếp nhận tàu 2.000 tấn.

Hiê ̣n nay, lãnh đạo địa phương đang có đề án xây dựng sân bay Phan Thiết . Đó là tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch Bình Thuận.

31

1.4.2.3. Nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của cư dân trong tỉnh cũng như của du khách, viê ̣c đầu tư , mở rô ̣ng các trung tâm thương ma ̣i , chợ,… đang được đi ̣a phương quy hoa ̣ch và triển khai . Ngoài ra, tỉnh còn chủ trương cho tiến hành xây dựng những khu chợ nhỏ để mua bán các loa ̣i hải sản tươi sống phu ̣c vu ̣ khách du lịch nhằm hạn chế tình trạng mua bán tràn lan làm mất mỹ quan đô thi ̣ , mă ̣t khác bảo đảm sự an toàn vệ sinh thực phẩm cho du khách.

Nhìn chung, Bình Thuận là tỉnh được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá. Lãnh đạo và nhân dân Bình Thuận đã rất trân trọng và luôn có ý thức trong viê ̣c khai thác và bảo vê ̣ các nguồn lợi đó để phu ̣c vu ̣ công cuô ̣c phát triển tỉnh nhà .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở Bình Thuận (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)