Điều kiện địa hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của một số dòng lúa mang gen SUB - 1 tại lưu vực sông Sò tỉnh Nam Định (Trang 43)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

3.1.2Điều kiện địa hình

Địa hình lưu vực sông Sò có thể phân chia làm ba vùng có đặc điểm tương đối khác biệt:

-Phần phía thượng lưu (phía Tây Bắc, hữu sông Sò): địa hình ở đây có cao trình bình quân (+0,6) đến cao trình (+0,7). Trong vùng khu vực lòng chảo thấp, cao trình (+0,3) đến (+0,4) nằm ở các xã Xuân Thuỷ, Xuân Ngọc, Xuân Bắc, Xuân Đài, Xuân Tân. Những vùng cao nằm ven sông Hồng và sông Ninh Cơ cao trình (+0,9) đến (+1,1) gồm các xã Xuân Châu, Xuân Hồng, Xuân Thành, Xuân Phong, Xuân Ninh. Như vậy, cao độ nền của khu vực này thấp và đều thấp hơn nhiều so với mức nước báo động 1 (2,00 m) ở trạm Thuỷ văn Trực Phương liền kề trên sông Ninh Cơ.

-Phần phía Nam (nằm ở phía Đông Nam): hướng dốc địa hình thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam cao trình khá phổ biến (+0,7) - (+0,8). Vùng cao ven thượng lưu sông Ngô Đồng, sông Hồng, kênh Cồn Nhất có cao trình (+0,9) đến (+1,0) gồm các xã: Hoành Sơn, Giao Tiến, một phần Giao Hà, Giao Nhân, Giao Châu... Đặc biệt có một số khu vực cồn cát nằm ở phía nam huyện có cao trình (+2,0) đến (+2,5) gồm các xã Giao Lâm, Giao Phong, Giao Yến. Những vùng thấp nằm sát biển có cao trình (+0,2) đến (+0,4) gồm một phần các xã Giao Yến, Giao Châu, Giao Hải, Giao An, Giao Thiện [12].

-Phần diện tích ven hai bờ sông Sò: phần diện tích này bao gồm khu vực bãi sông có diện tích tự nhiên 132 ha thuộc các xã Giao Tiến, Giao Tân, Giao Thịnh, Xuân Hoà, Xuân Vinh có cao trình tự nhiên trung bình (+0,8) đến (+1,0) trong đó có 62 ha canh tác, chủ yếu trồng cói.

Nhìn chung, địa hình đồng ruộng trong đê thuộc lưu vực sông Sò tương đối bằng phẳng thuận lợi cho quy hoạch đồng ruộng, tưới và tiêu nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của một số dòng lúa mang gen SUB - 1 tại lưu vực sông Sò tỉnh Nam Định (Trang 43)