Phương pháp đánh giá trong điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của một số dòng lúa mang gen SUB - 1 tại lưu vực sông Sò tỉnh Nam Định (Trang 39)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

2.3.5.Phương pháp đánh giá trong điều kiện tự nhiên

- Thí nghiệm được bố trí trên đồng ruộng

- Mật độ cấy: 35 khóm/m2, mỗi khóm cấy 02 dảnh.

- Phân bón:

+ Bón lót: Loại NPK chuyên lót (5 - 10 - 3 hoặc 6 - 11 - 2) bón 560 - 700kg/ha cho vụ Xuân, 420 - 560 kg/ha cho vụ Mùa (bón lót sâu trước khi bừa cây).

+ Bón thúc lần 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh, bón thúc ngay 300 - 350 kg/ha NPK chuyên thúc loại 12 - 5 - 10, tuỳ từng chân đất và lượng phân chuồng bón lót có thể tăng hoặc giảm, hay bổ sung thêm 30 - 40 kg/ha urê, kết hợp làm cỏ, sục bùn nhẹ.

+ Bón thúc lần 2: Khi lúa đứng cái, bón 80 - 100 kg/ha Kali clorua. Sau 2 - 3 ngày rút nước phơi ruộng đến nứt lẻ chân chim thì lấy lại nước và giữ nông cho đến khi lúa chín 80%.

- Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại: Theo chỉ đạo chung của phòng nông nghiệp huyện.

- Các chỉ tiêu theo dõi về khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm trên đồng ruộng.

* Giai đoạn mạ: - Ngày gieo, - Ngày cấy;

- Số lá, màu sắc lá, số dảnh, chiều cao cây mạ trước khi cấy;

- Quan sát đặc điểm cây mạ. Đánh giá sức sống của mạ (theo thang điểm). * Giai đoạn hồi xanh đẻ nhánh:

- Thời gian từ cấy đến hồi xanh (70% số cây trong khóm có màu xanh). - Ngày bắt đầu đẻ nhánh (khi có 10% số nhánh đẻ).

- Ngày đẻ nhánh rộ (khi có 75% số nhánh đẻ trong tổng số nhánh điều tra). * Giai đoạn từ trỗ - thu hoạch:

- Ngày bắt đầu trỗ (khi có 10% số nhánh trổ/khóm). - Ngày trỗ hoàn toàn (khi có 80% số nhánh trổ/khóm). - Ngày chín, ngày chín hoàn toàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* TGST (ngày): Cấy - đẻ nhánh; Đẻ nhánh - trỗ; Trỗ - thu hoạch.

* Các chỉ tiêu về sinh trưởng (7 ngày theo dõi 1 lần, theo dõi 10 cây/1 ô thí nghiệm): Đẻ nhánh, chiều cao cây.

- Chiều cao cây và động thái tăng trưởng chiều cao cây (đo từ gốc đến đỉnh lá cao nhất).

- Số nhánh đẻ trên khóm và động thái đẻ nhánh (đếm số nhánh/khóm). * Công thức tính năng suất lý thuyết của các dòng giống :

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của một số dòng lúa mang gen SUB - 1 tại lưu vực sông Sò tỉnh Nam Định (Trang 39)