Nghiên cứu đánh giá khả năng chịu ngập trong điều kiện nhân tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của một số dòng lúa mang gen SUB - 1 tại lưu vực sông Sò tỉnh Nam Định (Trang 66)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

3.3.1Nghiên cứu đánh giá khả năng chịu ngập trong điều kiện nhân tạo

Thí nghiệm trong điều kiện ngập nhân tạo được thực hiện tại Viện Di truyền

Nông Nghiệp với 440 cá thể của quần thể BC3F2:BT7/Sub 1, KD/PSB-RC-68, Tiến hành thử ngập trong bể ngập nhân tạo ở điều kiện nước trong, kiểm soát sự đồng đều về nhiệt độ, ngập sâu hoàn toàn từ 1100 – 1400 mm, độ đồng đều về sự nảy mầm, quan sát tỉ lệ cây sống sót và so sánh với cây đối chứng là IR42 là giống mẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.16: Tiến hành gieo hạt, xử lý ngập và theo dõi các cá thể IR42

Đối với thí nghiệp đánh giá khả năng chịu ngập của các giống lúa trong vụ mùa, sau 10 ngày làm ngập tỷ lệ giống mẫn cảm (IR42) bị thương tổn là 76,5% Theo công thức đánh giá của Suprihatno, 1980 về khả năng chịu ngập của các giống tham gia thí nghiệm khi quan sát tỷ lệ thương tổn của giống mẫn cảm (IR42) từ 70,0% - 80,0% chúng tôi tiến hành tháo nước và quan sát thí nghiệm. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.7:

Bảng 3.7: Đánh giá khả năng chịu ngập của các cá thể sau 10 ngày xử lý ngập tại Viện Di truyền Nông Nghiệp theo thang điểm của Suprihatno, 1980

TT Tên giống Tổng số cây (cây) Số cây sống (cây) Tỷ lệ cây sống (%) Điểm Đánh giá 1 BT7/Sub 1 240 204 85 5 Chịu ngập khá

2 Bắc Thơm( đ/c) 20 1 5 9 Không chịu ngập

3 KD/PSB-RC-68 200 166 83 5 Chịu ngập khá

4 Khang dân 18 (đ/c) 20 2 10 9 Không chịu ngập

5 IR42 (mẫn cảm ) 20 0 0 9 Không chịu ngập

Qua bảng 3.7 cho thấy:

+ Sau 10 ngày xử lý ngập các cá thể BC3F2 của tổ hợp lai BT7/Sub 1 có khả năng chịu ngập khá (điểm 5) với tỷ lệ sống sót sau thí nghiệm ở mức 85%, các cá thể BC3F2 của tổ hợp lai KD/PSB-Rc68 có khả năng chịu ngập khá (điểm 5) với tỷ lệ sống sót sau thí nghiệm ở mức 83%. Còn Bắc thơm 7 không có khả năng chịu ngập với tỷ lệ sống sót sau thí nghiệm ở mức 5% và tương tự Khang Dân 18 không có khả năng chịu ngập với tỷ lệ sống sót sau thí nghiệm ở mức 10%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.17: Một số hình ảnh thu được sau khi xử lý ngập

Hình 3.18: Hình ảnh bố trí thí nghiệm đồng ruộng Giao Thuỷ

3.3.2 Đánh giá một số tính trạng nông sinh học chính của các cá thể lựa chọn được trong quần thể BC3F2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của một số dòng lúa mang gen SUB - 1 tại lưu vực sông Sò tỉnh Nam Định (Trang 66)