Xét nghiệm amylase máu:

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn không mổ chấn thương tụy tại bệnh viện Việt Đức từ 2006- 2010 (Trang 44)

Trong nghiên cứu, amylase máu xét nghiệm được 35 trường hợp. Kết quả cho thấy 29 số trường hợp (82,9%) được làm có amylase máu cao hơn mức bình thường (bình thường amylase máu <220 U/l).

Từ lâu, đã có nhiều ý kiến cho rằng sự tăng amylase trong máu là hậu quả rối loạn chức năng của một số tạng trong ổ bụng gây ra như các bệnh làm giảm chức năng lọc của cầu thận (viêm thận mãn, macro-amylasemia), thủng tạng rỗng, viêm tụy cấp [50], [53]... Trong chấn thương bụng, amylase tăng trong máu là dấu hiệu giá trị để nghĩ tới chấn thương tá tụy. Năm 1993, Boulanger và cộng sự [40] đã công bố một nghiên cứu rất lớn trên 4316 bệnh nhân chấn thương các loại được định lượng amylase trước mổ. Tác giả nhận thấy amylase máu tăng có ý nghĩa trong những thương tổn nặng như chấn thương sọ não, chấn thương tá tụy, chấn thương tạng rỗng và những trường hợp sốc chấn thương tụt huyết áp kéo dài. Năm 1997, Takishima và cộng sự [51] nghiên cứu nồng độ amylase máu trong 73 trường hợp chấn thương tụy để xác định sự biến thiên của nó so với thời gian từ sau tai nạn cho đến khi

nhập viện. Tác giả nhận thấy có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê giữa kết quả xét nghiệm amylase máu trước và sau 3 giờ sau chấn thương. Tuy nhiên trong nhóm nghiên cứu có đến 29/35 trường hợp chấn thương tụy là từ tuyến dưới chuyển lên. Cho nên việc tính thời gian sau tai nạn nhằm so sánh tỷ lệ tăng amylase mỏu cú ớt ý nghĩa. Có 8 trường hợp đến sớm sau tai nạn (trước 6 giờ), thì chỉ có 1 trường hợp có tăng amylase máu.

Xét nghiệm amylase máu thấp vẫn chưa loại trừ được thương tổn tụy, cần làm nhắc lại xét nghiệm amylase máu hoặc các thăm dò khác để xác định chẩn đoán.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn không mổ chấn thương tụy tại bệnh viện Việt Đức từ 2006- 2010 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w