Trao đổi thông tin

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, một số vấn để lý luận và thực tiễn (Trang 61)

7. Kết cấu của đề tà i

2.2.2.1. Trao đổi thông tin

Trao đổi thông tin là một biện pháp ttgán ngừa rất có hiệu quả đối với khủng hố quốc tế. Nó có tác dụng ngăn ngừa việc chuẩn bị, ngăn ngừa viộc thực hiện bằng cách cảnh báo sớm cho quốc gia về các hoạt động chuẩn bị, thực hiện các vụ khủng bố. Nghĩa vụ của quốc gia trong việc quy định và áp dụng biện pháp này được quy định tại Đ. 4 CƯ NewYork 1973, Đ. 4 CƯ NevvYork 1979, Đ 13, 14 CƯ Rome 1988, Đ. 15 CƯ NewYork 1997, Đ. 18 CƯ NewYork 1999, đoạn 2(b), 3(a), 3(b). Để thực hiện biện pháp này, các quốc gia cần thiết lập các đầu mối liên lạc, kênh liên lạc thuận tiện để có thể trao đổi thông tin hiệu quả nhất. Hiện theo yêu cầu của Uỷ ban chống khủng bố của HĐBA LHQ (CTC), cơ quan được lập ra để hỗ trợ các quốc gia thực thi Nghị quyết 1373 (2001), nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đã đưa ra thông báo các đầu mối trao đổi thông tin của mình.

2 . 2 . 2 2 . Biện pháp hành chính và hình sự

Các biện pháp hành chính và hình sự cũng rất có hiệu quả trong việc ngăn ngừa khủng bố quốc tế. Biện pháp kiểm soát biên giới, kiểm soát xuất nhập cảnh, kiểm soát vũ khí, khí tài, kiểm soát nhân khẩu, hộ tịch, trừng trị việc làm giấy tờ giả, không tố giác, che giấu cho khủng bố v.v. là những biện pháp có thể ngăn chặn sự đi chuyển của quân khủng bố, ngăn chặn chúng tiếp cận các nguồn vũ khí, các

nguồn tài chính, những nơi trú ẩn an toàn, ngăn chặn việc chuẩn bị khủng bố V .V ..

Nhận thức rõ ràng vai trò của biện pháp hành chính và các biện pháp tương tự, các quốc gia đã xây dựng nhiều quy định PLQT về các nghĩa vụ của quốc gia trong việc quy định và thực hiện các biện pháp hành chính để ngăn ngừa khủng bố quốc tế. Các quy định này từ chỗ chung chung đã càng ngày càng cụ thể hoá. Nếu như CƯ NewYork 1973, 1979 chỉ quy định chung về các "biện pháp hành chính và các biộn pháp thích hợp khác" thì các CƯ Viên 1980, CƯ Montreal 1991, CƯ NewYork 1999, Nghị quyết 1373 (2001) đã quy định cụ thể và chi tiết từng loại biện pháp hành chính.

Phá p l uật Quốc tê' vể c h ố n g k h ủ n g bố, một s ố vấn để lý l uân và t hực t lỗn

a) Các biện pháp hành chính bảo vệ an toàn hạt nhân (C ư Viên 1980)

Các biện pháp bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân được áp dụng nhằm ngăn cản quồn khủng bô' tiếp cận với loại vật liệu chết người nhằm sử dụng làm vũ khí giết người hàng loạt để gây ra những vụ khủng bố tàn bạo. CƯ quy định các quốc gia có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp hành chính cần thiết để bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân trong quá trình lưu giữ, vận chuyển quốc tế và sử dụng hoà bình: các biện pháp bảo vệ trong xuất nhập khẩu, vận chuyển v.v. CƯ này quy định rõ ràng về tiêu chuẩn

bảo vệ từng loại vật liệu hạt nhân trong 2 phụ lục.

b) Các biện pháp đánh dâu chất n ổ dẻo để nhận biết

Các biện pháp này nhằm 0^1^ ngừa quân khủng bố tiếp cận với chất nổ dẻo - loại vật liệu nguy hiểm để chế tạo các loại bom cho khủng bố. Các biện pháp đánh dấu chất nổ dẻo để nhận biết được quy định trong CƯ Montreal 1991, một công ước được soạn thảo sau khi có vụ đánh bom máy bay Pan Am 103. CƯ yêu cầu các quốc gia thành viên phải kiểm soát và hạn chế việc sử dụng các chất nổ dẻo không được đánh dấu hay chưa được nhận biết. Các quốc gia phải có các biện pháp kiểm soát hiệu quả những loại chất nổ dẻo không được đánh đấu (những chất không được quy định trong phụ lục của CƯ):

- có các biện pháp cấm và ngăn ngừa hiệu quả việc sản xuất chất nổ dẻo không được đánh dấu (Đ. II),

- Các biện pháp ngăn ngừa việc vận chuyển chất nổ dẻo không được đánh đấu ra hay vào trong lãnh thổ quốc gia, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả việc sở hữu, chuyển dịch các chất nổ dẻo không được đánh dấu được nhập khẩu vào trước khi CƯ có hiệu lực với mình (Đ. IV).

- Các biện pháp bảo đảm trong vòng 3 năm sẽ tiêu huỷ hoặc sử dụng hết hoặc đánh dấu hết hoặc vô hiệu hoá hết các kho chất nổ dẻo không được đánh dấu không do lực lượng vũ trang quốc gia kiểm soát, (Đ. IV)

- Các biện pháp bảo đảm trong vòng 15 năm sẽ tiêu huỷ hoặc sử dụng hết hoặc đánh dấu hết hoãc vô hiệu hoá hết các kho chất nổ dẻo không được đánh dấu do lực lượng vũ trang quốc gia kiểm soát, (Đ IV)

- Biện pháp tiêu huỷ ngay khi có thể bất kỳ chất nổ dẻo không được đánh dấu nào được sản xuất sau ngày CƯ có hiệu lực với quốc gia. (Đ IV)

Pháp l uật Quốc tô' V ể c h ố n g k h ủ n g bố, một s ố vấ n đổ lý l uận và t hực t ỉ ền

và phát triển các biện pháp phát hiện chất nổ và các chất nguy hại khác có thể gây chết người hoặc gây thương tích, tham vấn về việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh dấu vật liệu nổ để xác định nguồn gốc của chúng, biộn pháp ngăn ngừa việc chuyển giao bất hợp pháp công nghệ, trang thiết bị và các vật liệu liôn quan

c) Các biện pháp ngăn chặn tà i trợ cho khủng bố, cách ly khủng bô tiếp cận các nguồn tài chính, nguồn hậu cần, nơi trú ẩn

Ngăn cản khủng bố tiếp cận các nguồn tài chính là một biện pháp hiệu quả nhằm vô hiệu hoá các âm mưu khủng hố. Cộng đồng quốc tế đã có những hiên pháp mạnh trong việc ngăn cản khủng bô' tiếp cân các nguồn tài chính: phong loả tài khoản, truy tô' những người tài trợ cô' ý v.v. và thực tế đã chứng minh là nhiều âm mím khủng bố đã không thực hiện được do thiếu nguồn tài chính.

Các biện pháp ngăn ngừa khủng bố bằng cách cắt đứt nguồn tài trợ cho khủng bố, cách ly nguồn hạu cần, vũ khí và nơi trú ẩn của khủng bố được quy định rất chi tiết trong CƯ NewYork 1999 và trong Nghị quyết 1373 (2001). Các quốc gia thành viên sẽ có các biện pháp:

- Phong toả các nguồn tài chính, các nguồn lực kinh tế của những người thực hiện hoặc có ý đồ thực hiện khủng bô' hoặc những người tham gia hoãc tạo điểu kiện cho việc thực hiện khủng bố, của các tổ chức đo những người đó sở hữu hoặc kiểm soát một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, của các cá nhân và tổ chức hoạt động nhân danh hoặc dưới sự điều hành của những người và tổ chức đó, kể cả những nguồn tài chính có nguồn gốc hoặc phát sinh từ tài sản do những người đó và cá nhân tổ chức liên đới sở hữu hoặc kiểm soát một

cách trực tiếp hoặc gián tiếp (Đ. 8 CƯ NewYork 1999, Đoạn 1 Nghị quyết

1373 (2 0 0 1).

- Trưng thu các nguồn tài chính được sử dụng để tài trợ cho khủng bố (Đ. 8 CƯ

NewYork 1999)

- Ban hành và thực thi các quy định pháp luật về tài chính ngân hàng để bảo đảm các tổ chức tín dụng có thể nhận dạng khách hàng thường xuyên và vãng lai, người có lợi ích trong các tài khoản được mở, phát hiện được các giao dịch bất thường hoặc có nghi vấn và những giao dịch nghi là có nguồn gốc từ phạm tội: cấm mở các tài khoản không rõ người đứng tên hoãc hưởng lợi, có biện pháp xác minh tung tích người chủ thực sự của giao dịch, kiểm tra được sự tổn tại về mặt pháp lý của khách hàng, có chế độ báo cáo về những giao địch bất thường, lưu giữ hồ sơ giao dịch cả trong nước và quốc tế trong vòng 5 năm v.v. (Đ. 18 CƯ New York 1999, Nghị quyết 1373 (2001).

Pháp l uật Quốc tê' vể c h ố n g k h ủ n g bố, một s ố vân để lý l uận và t hực t i ễn

- Cấm công dân, bất kỳ cá nhân tổ chức nào trong lãnh thổ mình cung cấp tài chính, tài sản v.v. cho khủng bố.

- Trừng trị việc tuyển mộ thành viên cho các nhóm khủng bố, - Không cho khủng bố tiếp cận được với các nguồn vũ khí.

d) Các biện pháp h ộ jỉe k , hải quan để ngăn ngừa sự d i chuyên của khủng bô

Kiểm soát để ngăn cản sự di chuyển của quân khủng bố là một biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa khủng bô' quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay. Nghị quyết

1373 (2001) đã quy định các quốc gia phải:

- Có quy định và thực thi các biên pháp kiểm soát qua lại biên giới hiệu quả - Có quy định và thực thi các biện pháp kiểm soát việc cấp các giấy tờ tuỳ thân

và đi lại (thủ tục kiểm tra nhân khẩu thường trú, tạm trú, trừng trị việc làm giấy tờ tuỳ thân, đi lại giả V . V . ) .

Ngoài các biện pháp nêu trên đây, các quốc gia có thể áp đụng các biện pháp thích hợp theo pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia để ngăn ngừa khủng bố quốc tế. Nhìn vào các quy định của PLQT về các biện pháp ngăn ngừa khủng bô' hiện hành, ta thấy rõ hoàn toàn không có cơ sở cho cái gọi là phòng ngừa từ xa, đánh phủ đầu như trong tuyên bố của Thủ tướng Australia hay trong "Chiến lược Quốc gia chống chủ nghĩa khủng bố" của Mỹ. Ngay sau vụ khủng bố 11/9, chính quyền Mỹ đã cho áp dụng ngay những biện pháp chống khủng bô' phù hợp với PLQT như phong toả tài khoản của Bin Lađen, của các tổ chức có liên quan, kiểm tra nghiêm ngặt việc xuất nhạp cảnh v.v. Chúng ta hoan nghênh những hành động đúng đắn và tuân thủ PLQT này của họ. Nhưng đồng thời, do những mưu đồ chính trị, họ cũng lợi dụng hoàn cảnh "một nạn nhân xấu số" của mình để áp đụng nhiều biện pháp vi phạm pháp luật quốc tế như tấn công vào Afghanistan với cớ chống khủng bố, đe doạ tấn cống Syria với có nước này bảo trợ cho khủng bố, áp dụng nhiều biện pháp vi phạm

những quyền con người cơ bản, bắt giam không cần xét xử V .V . . Những biện pháp

này đi ngược lại PLQT và cần bị lên án là hành vi xâm lược và vi phạm nghiêm trọng quyền con người.

Bên cạnh việc ngăn chặn, việc trừng trị nghiêm khắc các hành vi khủng bố quốc tế cũng rất cẩn thiết trong công cuộc chống khủng bố quốc tế của nhân loại. Các quy

Pháp l uật Quốc tố VỔ c h ố n g k h ủ n g bố, một 8 ố vấn để lý l uận và t hực tlỗn

định tròng pháp luật quốc tế về nghĩa vụ của các quốc gia trong việc trìrng trị nghiêm khắc và nhất quán các hành vi khủng bố cGng là một bộ phẠn không nhỏ.

2 . 3 . C Á C Q U Y Đ Ị N H P H Á P L U Ậ T Q U Ố C T Ế V Ể T R Ừ N G TRỊ K H Ủ N G B Ô

2.3.1. KHÁI QUÁT

Việc trừng trị khủng bô' quốc tế đã được các quốc gia quan tâm ngay từ khi khủng bô quốc tế xuất hiện. Có thể nói đây là cách các quốc gia đã sử đụng trước tiên để chống khủng bố quốc tế. Những văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên cũng như hầu hết các điều ước quốc tế sau này đều quy định các biện pháp để trừng trị khủng bố quốc tế. Nội dung chủ yếu là:

- Quy định các hành vi bị coi là tội phạm khủng bố

- Quy định các biện pháp hợp tác giữa các quốc gia để trừng trị khủng bố

2.3.2. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT QUỐC TỂ VỂ NHỮNG HÀNH VI BỊ COI LÀ KHỦNG BỐ QUỐC TỂ

Như trong Chương 1 đã chỉ rõ, hiện nay trong pháp luật quốc tế chưa có một định nghĩa pháp lý về khủng bô' để làm cơ sở cho các quốc gia thống nhất về cách hiểu khủng bố khi đưa vào và áp dụng pháp luật quốc gia để trừng trị khủng bố. Pháp luật quốc tế hiện mới chỉ có các quy định về từng hành vi cụ thể mà các quốc gia cam kết sẽ trừng trị thích đáng.

Theo các quy định trong các điều ước quốc tế hiện nay, đặc biệt là theo quy định tại điều 2 CƯ NevvYork 1999, các quốc gia có nghĩa vụ phải trừng trị người thực hiện một cách bất hợp pháp và cố ý các hành vi sau:

- hành vi tội phạm thực hiện trên máy bay như hành vi chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay

(Đ.l, Đ. 11 CƯ Tokyol963, Đ. 1 CƯ Lahay 1970), hành vi bạo lực chống lại người đang ở trên tàu bay gây nguy hiểm cho tàu bay đó, phá huỷ tàu bay đang khai thác, gây nguy hiểm cho tàu bay khi đang bay, đặt vào hoặc chỉ đạo đặt vào tàu bay đang khai thác các thiết bị hoặc chất nổ có thể phá huỷ tàu bay đó, làm cho tàu bay không thể bay hoặc có thể gây nguy hiểm cho tàu bay đang bay, phá huỷ hoãc làm hỏng hoặc can

Pháp l uật Quốc tê' về c h ố n g k h ủ n g bố, một s ố vấn để lý l uận và t hực t i ễn

thiệp vào các thiết bị không lưu gây nguy hiểm cho tàu bay đang bay, chuyển những thông tin mà người đó biết là sai, gây nguy hiểm cho tàu bay đang bay (Đ. 1 CƯ Montreal 1971).

Cốvý sử dụng bất kỳ thiết bị, chất hay vQ khí gì để thực hiộn hành vi bạo lực chống lại một người tại cảng hàng không phục vụ HKDDQT làm người đó bị thương nặng hoậc chết, phá huỷ hoặc làm hư hỏng nặng các phương tiện của càng HKDDQT hoặc tàu bay chưa khai thác đỗ tại cảng đó hoăc làm gián đoạn các dịch vụ của cảng đó gAy nguy hiểm hoặc có thể gây nguy hiểm cho cảng HK đó (Đ. II, NĐT Montreal 1988). Thực hiện, đe doạ thực hiện, có ý đổ thực hiện hoặc tham gia vào việc giết, bắt cóc, tấn công vào thân thể hoãc tự do của người được hưởng bảo hộ quốc tế, tấn công bằng vũ lực vào trụ sở làm viộc, nhà riêng, phương tiện giao thông của người được hưởng bảo hộ quốc tế và có khả nãng gây nguy hiểm cho người đó (Đ. 2 CƯ NevvYork 1973)

Thực hiộn hoặc có ý đồ thực hiện hoặc tham gia vào việc bắt giữ, giam giữ và đe doạ sẽ giết chết, sẽ làm bị thương hoặc sẽ tiếp tục giam giữ người khác nhằm mục đích cưỡng ép một quốc gia, một tổ chức quốc tế liên chính phủ, một pháp Iihân, thể nhân hoặc nhóm người phải thực hiện hay không được thực hiộn bất kỳ hành vi nào như một điểu kiện rõ ràng hoặc biều kiộn ngầm cho việc phóng thích con tin (Đ.l CƯ NewYork 1979).

Thực hiện hoặc tham gia một cách bất hợp pháp vào việc tiếp nhận, sở hữu, sử dụng, chuyển giao, biến đổi, thải bỏ hoặc phân tán vật liệu hạt nhân dẫn đến hoặc có thể dẫn đến chết người, gây thương tích nghiêm trọng hoặc gây thiệt hại lớn về tài sản; trộm cắp hoặc cướp VLHN, biển thủ hoặc chiếm giữ gian lận VLHN, đe đoạ sử dụng vũ lực hoặc bằng các biện pháp đe doạ khác để đòi hỏi VLHN; đe doạ sử dụng VLHN để làm chết người hoặc gây thương tích nghiêm trọng hoặc gây thiệt hại lớn về tài sản, đe doạ trộm cắp hoặc cướp VLHN để ép buộc một cá nhân, một pháp nhân một tổ chức quốc tế hoặc một quốc gia phải làm hoãc không làm bất kỳ hành vi nào v.v. (Đ. 7 CƯ Viên 1980).

Thực hiện một cách bất hợp pháp và cố ý việc bắt giữ hoạc kiểm soát một chiếc tàu biển bằng vũ lực hoãc đe đoạ dùng vũ lực hoặc các biện pháp đe doạ khác; thực hiện hành vi bạo lực chống lại người trên tàu biển có khả năng đe doạ an toàn hành trình hàng hải của tàu biển đó; phá huỷ hoặc làm hư hại tàu biển hoặc hàng hoá trên tàu biển đó, đặt hoặc chỉ đạo đạt trên tàu biển các thiết bị, chất liệu có khả năng phá huỷ chiếc tàu biển đó hoãc gây thiệt hại cho chiếc tàu hoãc hàng hoá, phá huỷ hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến các thiết bị hành trình hàng hải hoặc can thiệp nghiêm trọng đến sự vận hành của thiết bị đó dẫn đến khả năng đe doạ an toàn hành trình hàng hải cùa chiếc tàu biển, trao đổi thông tin mà người đó biết là giả làm gây nguy hại đến an toàn hành

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, một số vấn để lý luận và thực tiễn (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)