0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Kết chương

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ, MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 42 -42 )

7. Kết cấu của đề tà i

1.3. Kết chương

Khủng bố xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX và phát triển từ những năm 1960 cho tới nay với cấp độ, mức độ và phạm vi ngày càng lớn: từ các vụ đơn lẻ tới các vụ có tổ chức, từ cấp độ quốc gia tới cấp độ quốc tế, số nạn nhân từ một, một vài người, có lúc lên tới con số hàng ngàn.

Phản ứng lại sự phát triển của khủng bố, pháp luật về chống khủng bô' cũng có sự phát triển theo từng nấc thang từ thấp đến cao, từ phạm vi quốc gia đến song phương, rồi khu vực và tới phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, tổn tại lớn nhất hiện nay là người ta vẫn chưa đạt được đến một công ước toàn diện về chống khủng bố và một định nghĩa pháp lý quốc tế về khủng bố do những rào cản khác nhau. Rào cản chính trị là một rào cản lớn nhất. Việc phân biệt giữa khủng bổ' với các tội phạm khác, giữa khủng bô' với chiến tranh du kích vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữá các quốc gia. Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay có ưu thế hơn hết trong việc đưa ra một định nghĩa thống nhất về khủng bố, cũng chưa đạt được một định nghĩa như vậy.

Pháp l uật Quốc tồ' Vể c h ố n g khủng bô', một s ố vấn để lý l uận và t hực t i ễn

toan tính chính trị và tách bạch vấn đề chính trị với vấn đề pháp lý trong định nghĩa pháp lý về khủng bố. Một định nghĩa chính trị về khủng bô' sẽ rộng hơn rất nhiều một định nghĩa pháp lý về khủng bố. Và kể cả khi người ta tưởng như đạt được sự thớng nhất về mặt ngôn từ thì vấn đề giải thích, áp đụng nó như thế nào cũng là một vấn đề khó khăn. Những ý đồ chính trị theo kiểu hai tiêu chuẩn hoặc một chính sách cường quyền trong quan hệ quốc tê' v.v. có thể bóp méo hoàn toàn nguyên nghĩa của một định nghĩa pháp lý chuẩn xác.

Một định nghĩa pháp lý thống nhất về khủng bô' là tiền đề rất cần thiết cho một công ước toàn diện về chống khủng bố và là một công cụ hữu hiệu trong cuộc chiến tấn công khủng bố. Một định nghĩa pháp lý thống nhất phụ thuộc rất nhiều vào việc các quốc gia có giải quyết được những vấn đề chính trị, những xung đột lợi ích v.v. hay không. Một lổn nữa, quy luật lợi ích, chính trị chi phối pháp luật lại được minh chứng rõ nét.

Luận văn đưa ra một số kiến giải và một định nghĩa. Để đạt đến một định nghĩa thống nhất, các quốc gia cần đặt lợi ích chung của nhân loại, mục tiêu bảo vệ người dân thường lên trên hết những toan tính chính trị. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở dịnh nghĩa mà còn nằm ở một cấp dộ sâu hơn, cấp độ giải thích và thực thi. Đây cũng chính là điểm bất đổng lớn nhất giữa các quốc gia. Việc đạt đến một định nghĩa pháp lý về khủng bố và sự giải thích thống nhất và thực thi nhất quán nó vãn đang là một dấu hỏi lớn trong hệ thống pháp luật quốc tế.

Phá p l uật Quốc tê' vẩ c h ố n g khủng bố, một s ố vấn để lý l uận và t hực tiễn

C h ư ơ n g 2

C Á C Q U Y Đ Ị N H C Ù A P H Á P L U Ậ T Q U Ố C T Ế V Ể C H Ô N G K H Ủ N G B Ô

Trong chương này, các quy định chủ yếu trong pháp luật quốc tế về chống khủng bô' sẽ được tìm hiểu qua 3 nội dung lớn:

- Các nguyên tắc cơ bản

- Các quy định trong lĩnh vực phòng ngừa khủng bố. - Cấc quy định trong lĩnh vực trừng trị khủng bố.

2 . 1 . C Á C N G U Y Ê N T Ắ C c ơ b ả n

Pháp luật quốc tế về chống khủng bô' là một bộ phận của pháp luật quốc tế. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiên nay cũng chính là các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hoạt động chống khủng bố quốc tế. Ngoài ra, pháp luật quốc tế về chống khủng bố cũng có những nguyên tắc đặc thù riêng của nó. Chúng ta có thể xếp các nguyên tắc thành các nhóm như sau:

- Nhóm nguyên tắc chung bao gồm 7 nguyên tắc cơ bản:

/. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia,

2. Không sử dụng vũ lực hay de doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế,

3. Hoà bình giải quyết các íranlĩ chấp quốc tế,

4. Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, 5. Tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế,

6. Dân tộc tự quyết

7. Các quốc gia có nghĩa vụ phải hợp tác với nhau.

- Nhóm nguyên tắc riêng bao gồm:

1. Pháp luật chống khủng bỏ' và các biện pliáp chống khủng bố không được phép vi phạm hay hạn chế các quyền con người cơ bản,

2. Nguyên tắc aut dedere, aut judicare: Mọi hành vi khủììg bô' quốc tế đều phải bị ngăn chặn và bị trừng trị, không được viện dẫn lý do chính trị dể từ chối hợp tác chống khùng bố (nguyên tắc trừng trị hoặc dẫn độ V.V.).

Ph á p l uật Quốc tô' vể c h ố n g khủng bố, một s ố vấn để lý l uận và t hực ti ễn

Các nguyên tắc này đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, Nghị quyết số 2625 (XXV) ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc Tuyên bố

về "Những nguyên tắc cơ bán của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp

lác giữa các quốc gia, phù hợp với Hiến chương liên hợp quốc”, các điều ước quốc

t ế về chống khủng bố , Nghị quyết 1373 (2001) V.V..

2.1.1. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG

2.1.1.1. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia

Bình đẳng về chủ quyên quốc gia là nguyên tắc được đặt ở vị trí đầu tiên trong sô'

các nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc: "Tổ chức

Liên hợp quốc dựa trên nguyên tắc bình đẳng vê chủ quyền giữa tất cả các quốc gia

thành viên". Đây là nguyên tắc xuất phát điểm của toàn bộ hệ thống các nguyên tắc

của luật quốc tế. Nội dung của nguyên tắc này yêu cầu các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị, quyền tự do lựa chọn về chế độ chính trị, xã hội, kinh tê' và văn hoá của nhau. Các quốc gia bình đẳng với nhau về mặt pháp lý. Họ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, với tư cách là thành viên của cộng đổng quốc tế; Mỗi quốc gia đều có quyền tham gia vào các tổ chức quốc tế và điều ước quốc tế; Các quốc gia đều có nghĩa vụ tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế và sống hoà bình với các quốc gia khác.

Trong lĩnh vực chống khủng bô' quốc tế, nguyên tắc này yêu cẩu các quốc gia khi tiến hành các hoạt động chống khủng bố, các quan hệ hợp tác trong việc chống khủng bố v.v. phải tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng sự

tự do lựa chọn các biện pháp chống khủng bố và tự do bình đẳng tham gia cá in

hệ hợp tác chống khủng bố, tham gia hoặc không tham gia các điều ước về chống khủng bố, tôn trọng quyển tài phán đối với các hành vi khủng bố xảy ra trên lãnh thổ, với công dân hoặc do công đân các quốc gia thực hiện, quyền dẫn độ hoặc

không dẫn độ của nhau V.V..

Nguyên tắc này đã được các quốc gia thể hiện thống nhất trong từng quy định của tất cả các điểu ước quốc tế về chống khủng bố, đặc biệt:

- Lời nói đầu của Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin 1979 (sau đây

P h á p l uật Quốc t ế V ể c h ố n g khủng bố, một sô vân đề lý l uận và t hực tỉễn

gọi tắt là C ư NevvYork 1979) đã trang trọng “Khẳng định lại nguyên tắc quyền bình (ỉầ)ig và tự quyết của các dân tộc như dã được thừa nhận trong Hiến chương LHQ và Tuyên bố về các nguyên tắc của luật pháp quốc tế vé quan hệ lnĩit nghị và hợp tác giữa các quốc i>ia llìco ỉ liến cìuỉơnạ UÌỌ".

Điồu 17 Công ước quốc tế về trừng trị việc khủng bố bằng bom 1997 (sau đây gọi tắt là CƯ NewYork 1997), điều 20 Cồng ước về trừng trị tài trợ

cho khủng hố 1999 (CƯ NcwYork 1999) quy định “các quốc gia tliànli

viên sẽ íììực hiện các nglũa vụ của mình theo Công ước này phù lu* '>'i các nguyên tắc bình đẳng chủ quyển và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia và nguyên tắc không can thiệp vào rông việc nội bộ của quốc gia khác”.

Việc Mỹ bắn tôn lửa hành (rình vào Sudan, Afghanistan, cùng một số quốc gia tấn công quân sự vào lãnh thổ Afghanistan gAy biết bao đau thương tang tóc cho nhan tlAn nước này để trả đũa các vụ khủng bố nhằm vào Mỹ là những hành đ ộ n g vi

phain tning trợn n g u y ê n tắc. H ọ c t huy ết tíín c ô n g phủ đ đu , p h ò n g thủ lừ xa cùa

Tổng thông Mỹ Busli và t u y ê n bỏ g i à n h q u y ề n đ á n h phủ đ ầ u k h ủ n g bỏ c ủ a T1ÚI

tưứng Australia là sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền.

Chông khủng bố là sự nghiệp hợp tác giữa các quốc gia c ó chủ quyền vì lợi ích của

mỗi quốc gia và của cả cộng đồng quốc tế. Nếu nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền

bị xủm phạm trong cuộc chiến chống khủng bố, c ó nghĩa là lư cách chủ thổ và

quyền lợi của các quốc gia tham gia bị xâm hại, mục tiêu của chống khủng bố quốc tế không đạt được.

Cùng với những thay đổi lớn lao của kỷ nguyên toàn cầu hoá và các hiên tượng nêu

trên, một vấn đề hiện đang nảy sinh và được dư luận quan tâm là vấn đề quai n

vé chủ quyền trong thời kỳ hiện nay. Nhiều người cho rằng chủ quyền quốc gia hiện nay là một khái niệm lỗi thời. Người khác thì cho chủ quyền quốc gia đang bị xói mòn trước cơn lốc toàn cầu hoá, chủ quyền quốc gia đang bị hạn chế. Cũng có người thì cho rằng chủ quyền quốc gia vẫn là tuyệt đối. Theo chúng tôi các quan niệm này đều có cơ sở nhưng đều chưa thể hiên đúng được bản chất của vấn đề. Chủ quyền là thuộc tính chính trị - pháp lý vốn có của quốc gia, thể hiện quyền tối thượng của quốc gia trong lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong

Ph á p l uật Quốc tô' vể c h ố n g khủng bố, một s ố vân để lý l uận và t hực tiễn

quan hệ quốc tế. Trong lãnh thổ của mình mỗi quốc gia có quyền tối thượng về lộp pháp, hành pháp và tư pháp, tự do lựa chọn cho mình phương thức thích hợp nhất để thực thi quyền lực. Trong quan hệ quốc tế mỗi quốc gia có quyền tự quyết định chính sách đối ngoại mà không cần sự can thiệp của quốc gia khác. Đứng từ góc độ này có thể hiểu chủ quyền quốc gia là "tuyột đối".

Tuy nhiên, khi tham gia vào các quan hệ quốc tế, quyền tối thượng của quốc gia trong lãnh thổ của mình được hiểu theo nghĩa độc lập trong mối quan hệ với các quốc gia khác chứ không phải là nghĩa tự do tuyệt đối vô giới hạn của quyển lực quốc gia. Việc thực hiện chủ quyền quốc gia về mặt đối nội và đối ngoại phải luôn luôn trong phạm vi với các nguyên tắc và quy phạm của cộng đổng quốc tế, không được gây ảnh hưởng tới quyển lợi và chủ quyền của các quốc gia khác. Thêm vào đó, quyên lực tối thượng của quốc gia phải luôn thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân mình theo như Điều 21 Tuyôn ngôn toàn thế giới về quyền con người đã khẳng định: "ý chí của nhân dân phải là cơ sở quyển lực Nhà nước". Như vạy từ góc độ này, chủ quyền mỗi quốc gia sẽ bị "hạn chế" bởi chủ quyền quốc gia khác và bởi chủ quyén của nhan dân. Đây là sự hạn chế mang tính tự nhiên.

Chủ quyền quốc gia không phải là cái gì đó chung chung trừu tượng siêu nhicn hay bất biến. Nó là một thuộc tính của một thực thể vật chất là quốc gia với các yếu tố lãnh thổ, dAn cư và chính quyền. Chính vì vậy, nó rất cụ thể và chịu sự quyết định trực tiếp của các yếu tố đó. Khi các yếu tố đó thay đổi thì đương nhiên chủ quyền tương ứng cũng sẽ thay đổi. Ví dụ khi lãnh thổ của một quốc gia được mở rộng hay thu hẹp đi thì chủ quyền của quốc gia đó cũng sẽ mở rộng ra thêm hoặc bị hẹp đi theo. Khi quốc gia lớn mạnh lên thì chủ quyền cũng sẽ mạnh thêm. Khi quốc gia

không còn nữa thì chủ quyền cũng không còn V.V.. Đây chính là điều mà nhiều

người đã không nhận ra và đã không nhận thức đúng được sự biến đổi của chủ quyền theo sự biến đổi của quốc gia và cho rằng chủ quyền bị xói mòn. Thực tế những gì đang xảy ra chứng minh không phải là chủ quyền quốc gia đang xói mòn, mà chính là chủ quyền đã từng bước thay đổi cùng với sự thay đổi của các quốc gia trong điều kiện mới của quan hệ quốc tế. Ví đụ chủ quyền quốc gia hiện nay đã không bao hàm quyền sử dụng vũ lực của quốc gia để giải quyết các tranh chấp

Pháp l uật Quốc tê về c h ố n g khủng bố, một s ố vân để lý l uận và t hực tiễn

quốc têVkể cả việc trả đũa khủng bố, quốc gia không có quyền ban hành văn bản

pháp luật vi phạm quyền con người V.V ..

Và cũng chỉ với cách hiểu chủ quyền quốc gia như vậy người ta mới có thể hiểu đúng được nghĩa của từ bình đẳng về chủ quyền. Chủ quyền của nước Mỹ không thổ giống hệt với chủ quyền của nước Campuchia hay Lào, Bình đẳng không có nghĩa là như nhau hay ngang bằng. Bình đẳng cần được hiểu là có cơ hội ngang nhau về quyền và nghĩa vụ giữa các quốc gia. Còn việc các quốc gia có được quyển và nghĩa vụ đến đâu lại tuỳ thuộc vào chính quốc gia đó. Lịch sử quan hệ quốc tế đã chứng minh điều đó: các quốc gia lớn mạnh thường có khả năng giành và thực hiện được nhiều quyền lợi hơn các quốc gia nhỏ nhưng họ cũng phải thực hiện những nghĩa vụ tương ứng. Và có một số quyền nếu giao cho các quốc gia nhỏ nhiều khi họ cũng khó có thể thực hiện được vì thực lực chưa cho phép. Ví dụ sinh động của trường hợp này là việc tham gia các hoạt động của LHQ. Các quốc gia thành viên thường trực HĐBA LHQ có nhiều quyền lực hơn các quốc gia thành viên khác vì họ là những quốc gia chủ chốt đã lập lại được hoà bình cho thế giới sau chiến tranh thế

giới lần thứ 2, họ là người đóng góp nhiều nhất cho các hoạt động của LHQ V.V..

2.1.1.2. Nguyên tắc khổng sử dụng vũ lực hoặc đe doạ bằng vũ lực trong

quan hệ quốc tê

Đây là một nguyên tắc của luật quốc tế mà các quốc gia đã phải trả giá bằng máu để có được. Nguyên tắc này đầu tiên được ghi nhận trong Hiệp ước Paris năm 1928 về Khước từ chiến tranh như một công cụ của chính sách quốc gia "các quốc gia thành viên lên án việc sử dụng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp và xung đột quốc tế và cam kết không dùng chiến tranh như một công cụ quốc sách trong quan hệ với nhau". Tiếp theo đó, Hiến chương LHQ đã trịnh trọng ghi nhận trong lời nói đầu "Phòng ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm hoạ chiến tranh đã hai lần xảy ra trong đời chúng ta, gây cho nhân loại đau thương không kể xiết" và cụ thể hoá trong khoản 4 điều 2 "Tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe doạ bằng vũ lực hoặc sử đụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc".

Pháp l uật Quốc tô' vổ c h ố n g khủng bố, một s ố vấn để lý l uận và t hực tl ẫn

Theo các văn kiộn quốc tế, nguyên tắc này

- Cấm xâm chiếm ỉãnh thổ quốc gia hoặc sử dụng lực lượng vũ trang vượt qua

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ, MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 42 -42 )

×