Khái quá t

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, một số vấn để lý luận và thực tiễn (Trang 60)

7. Kết cấu của đề tà i

2.2.1. Khái quá t

Hoạt động chống khủng bố quốc tế đã được các quốc gia thực hiện ngay từ khi khủng bố quốc tế xuất hiện. Tuy nhiên ban đẩu các biện pháp và hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn khủng bô' chưa được các quốc gia quan tâm lắm mà chỉ tập trung vào biện pháp để trừng trị khủng bố như quy định những hành vi khủng bố cụ thể là tội phạm, các hình phạt áp dụng cho chúng, các thủ tục để xét xử v.v. Điều này được thể hiện rõ nét trong các điều ước quốc tế vể chống khủng bố. Những điếu ước đầu tiên (CƯ Tokyo 1963, CƯ Lahay 1970) đều chỉ quy định về các biên pháp trừng trị (quy định là tội phạm, xác định quyền tài phán, thủ tục xử lý, việc dẫn độ). CƯ Montreal 1971 vẫn nặng về quy định các biện pháp trừng trị nhưng cũng đã có điều đầu tiên quy định về việc ngăn ngừa khủng bố mặc đù chỉ là một quy định chung chung, chưa cụ thể: "Phù hợp với luật pháp quốc tế và pháp luật quốc gia, các quốc gia ký kết sẽ cố gắng thực hiện các biộn pháp thích hợp để ngăn ngừa những tội phạm nêu tại Điều 1" (K. 1 Đ. 10 CƯ Montreal 1971). Từ CƯ NewYork 1973 trở đi quy định về các biện pháp và hoạt động ngăn ngừa mới chính thức được các quốc gia quan tâm và đưa vào các điều ước quốc tế. Theo K. 3 Đ. 2 CƯ NewYork 1973, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ áp dụng "mọi biện pháp thích hợp, phù hợp với luật pháp quốc tế, để ngăn ngừa các hình thức tấn công khác đối với thân thể, sự tự do hoặc nhân phẩm của người được hưởng bảo hộ quốc tế". Điều 4 CƯ này nêu rõ các hoạt động phòng ngừa cụ thể bao gồm: ngăn ngừa việc chuẩn bị trên lãnh thổ và trao đổi thông tin, phối hợp với nhau để tiến hành các biện pháp hành chính và các biện pháp thích hợp khác để ngăn ngừa việc thực hiộn tội phạm này.

Sau này, các quy định về các biện pháp ngăn ngừa càng ngày càng được các quốc gia và các tổ chức quốc tế quan tâm nhiều hơn. Số lượng các quy định về các biện pháp và hoạt động ngăn ngừa từ chỗ ít hơn đã trở lên phong phú và nhiều hơn cả các quy định về trừng trị. Có những điều ước chủ yếu chỉ quy định về các biện pháp ngăn ngừa như CƯ Viên 1980, CƯ Montreal 1991, CƯ NewYork 1999. Đặc biệt, Nghị quyết 1373 (2001) của HĐBA LHQ đã đưa ra một loạt các quy định về biện pháp và hoạt động phòng ngữa khủng bố quốc tế.

Ph á p l uật Quốc tê vể c h ố n g k h ủ n g bố, một s ố vấn để lý l uận và t hực t i ễn

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, một số vấn để lý luận và thực tiễn (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)