Ảnh hưởng đến việc chăm sóc và giáo dục con cá

Một phần của tài liệu Thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Ngọc Quan – Đoan Hùng – Phú Thọ (Trang 38)

- Nông nghiệp.

2.4.4 Ảnh hưởng đến việc chăm sóc và giáo dục con cá

Trẻ em phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình trong đó có bạo lực đối với phụ nữ thì hoạt động, sinh hoạt của trẻ bị ảnh hưởng. Đồng thời sự căng thẳng tinh thần làm cho các cơ quan trên cơ thể trẻ cũng có những rối loạn trong hoạt động như vậy ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất ở trẻ.Trẻ em chứng kiến dễ làm tổn thương mình hoặc trong khi xảy ra bạo lực hoặc vì là nạn nhân.Bạo lực gia đình là dự đoán số một về việc ngược đãi trẻ em.

Có thể các em muốn che chở mẹ mình và cố gắng can thiệp khi có hành hung. Có thể trẻ cũng cảm thấy có trách nhiệm đối với em mình và cố gắng che chở, chăm sóc cho chúng.

Những trẻ em sinh ra, lớn lên ở những gia đình diễn ra tình trạng bạo lực thì dễ bị trầm cảm, mặc cảm, tự ti, thậm chí hoảng hốt, sợ khi thấy người đàn ông lạ xuất hiện…Bạo lực gia đình sẽ gây chấn thương tâm thần ở trẻ, chấn thương đó có thể kéo dài suốt đời, gây ra những vết hằn sâu trong tâm trí của trẻ.Những bé trai sống trong gia đình cha hay đánh mẹ… dài ngày thì cũng bị ảnh hưởng nhiều tính cách của bố. Nhiều đứa trẻ khi lớn lên cũng cục cằn, thô lỗ, thậm chí thô bạo với phụ nữ y như bố hoặc có đứa trẻ còn bạo lực với phụ nữ hơn bố. Với trẻ em gái, khi lớn thường sống khép kín, sợ đàn ông, sợ lấy chồng, mắc bệnh tự ti, trầm cảm, hoảng loạn về thần kinh… tức là các bé gái sẽ khó hoà nhập với cộng đồng hơn các bé trai.

Hậu quả của bạo lực gia đình như làm hư hỏng con cái; ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách trẻ em. Sống trong một gia đình thường xuyên xảy ra bạo lực, trẻ em luôn cảm thấy buồn chán, lo lắng và sợ hãi, thậm chí có trẻ em muốn bỏ nhà ra đi, dễ xa vào các tệ nạn xã hội, xa lánh cha mẹ và không còn kính trọng cha mẹ nữa. Những điều nêu trên ảnh hưởng xấu đến phát triển nhân cách của trẻ, những trẻ em này sẽ rất khó khăn vươn lên trong cuộc sống, học tập và trưởng thành. Thường xuyên phải chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình có tác động rất lớn đến suy nghĩ và sự phát triển nhân cách của những đứa trẻ.

Bản thân những người chồng - thủ phạm gây bạo lực cũng có xu hướng có mẹ từng bị bạo lực hoặc bản thân bị đánh đập khi còn nhỏ. Trong khi bản thân việc sống trong một gia đình có mẹ bị bạo lực đã ảnh hưởng xấu đến trẻ thì việc trực tiếp chứng kiến cảnh bạo lực xảy ra với mẹ có ảnh hưởng nhiều hơn đến đời sống của trẻ. Cũng cần nhận thấy rằng những đứa trẻ chứng kiến bạo lực có thể sao chép những hành vi của bố mẹ bởi chúng hiểu rằng những gì đang diễn ra là cách mà người lớn đối xử với nhau. Trẻ

em có tuổi thơ sống trong hoàn cảnh bạo lực có hành vi bạo lực cao hơn nhiều so với trẻ em bình thường. Trẻ em sinh ra và lớn lên trong gia đình thiếu vắng sự yêu thương chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên có thể sinh ra tổn thương tâm lý và dẫn tới những phản ứng gây bạo lực, thích gây gổ, đánh nhau…

Một phần của tài liệu Thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Ngọc Quan – Đoan Hùng – Phú Thọ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w