- Nông nghiệp.
2.2.2 Thực trạng.
2.2.2.1Sốhộ có nguy cơ sảy ra bạo lực gia đình có xu hướng giảm dần
Hình 2.1 Số hộ có nguy cơ sảy ra bạo lực gia đình ở xã Ngọc Quan (Năm 2008 – 2010) [ 12;2]
Nhìn vào biểu đồ ta nhận thấy rằng số hộ có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình của xã Ngọc Quan có xu hướng giảm dần trong vòng 3 năm trở lại đây. Năm 2008, số hộ có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình là 120 hộ. Đến năm 2009 số này giảm 50 hộ tức là còn 70 hộ. Và đến năm 2010 số hộ có nguy cơ xảy ra bạo lực của xã có 50 hộ giảm 20 hộ so với năm 2009 và giảm 70 hộ so với năm 2008.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do chính quyền và các cơ quan có liên quan của xã Ngọc Quan có những giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiểu biết về giới và bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, giúp các gia đình trong xã có nhận biết đầy đủ hơn về xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.Các hoạt động thực tế nhằm nâng cao năng lực của mạng lưới, nâng cao hiệu quả của việc lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, vận động về giới và bình đẳng giới vào hoạt động thường xuyên của các ngành, các đoàn thể, các câu lạc bộ của các khu dân cư và tiểu ban công tác cơ sở.
2.2.2.2 Số vụ bạo lực với phụ nữ được phát hiện có xu hướng giảm dần
Hình 2.2 Số vụ bạo lực đối với phụ nữ được phát hiện ở xã Ngọc Quan (Năm 2008 – 2010) [12;3 ]
Số vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ được phát hiện tại địa phương có xu hướng giảm dần trong vòng 3 năm 2008 – 2010. Năm 2008 số vụ bạo lực đối với phụ nữ được phát hiện là 105 vụ, đến năm 2009 giảm còn 88 vụ và năm 2010 số vụ bạo lực đối với phụ nữ được phát hiện chỉ còn 79 vụ. Như vậy trong vòng 3 năm số vụ bạo lực đối với phụ nữ ở Ngọc Quan giảm 26 vụ.
2.2.2.3 Số vụ bạo lực gia đình và bạo lực đối với phụ nữ được chuyển lên tuyến huyện/tỉnh giải quyết
Hình 2.3 Số vụ bạo lực gia đình và bạo lực đối với phụ nữ được chuyển lên tuyến huyện/tỉnh giải quyết ở Ngọc Quan (Năm 2008 – 2010) [ 12;4 ]
Năm 2008 số vụ bạo lực gia đình được chuyển lên tuyến trên giải quyết là 12 vụ và số vụ bạo lực đối với phụ nữ được chuyển lên trên giải quyết là 5 vụ. Tương ứng với nó vào năm 2009 là 7 vụ bạo lực gia đình và 3 vụ bạo lực đối với phụ nữ đã được chuyển lên tuyến huyện/ tỉnh giải quyết. Như vậy số vụ bạo lực gia đình và bạo lực đối với phụ nữ mang tính chất nghiêm trọng, đựơc chuyển lên tuyến trên giải quyết có xu hướng giảm dần từ năm 2008 – 2009 với mức giảm tương ứng là 5 vụ bạo lực gia đình và 2
vụ bạo lực đối với phụ nữ. Năm 2010 số vụ bạo lực gia đình và bạo lực đối với phụ nữ có xu hướng tăng lên về mặt số lượng so với năm 2009 với mức tăng tương ứng là 2 vụ bạo lực gia đình và 2 vụ bạo lực đối với phụ nữ được chuyển lên tuyến trên giải quyết. Nhưng nhìn chung so với năm 2008 thì những năm sau vẫn có xu hướng giảm về số lượng các vụ bạo lực gia đình và bạo lực đối với phụ nữ mang tính chất nghiêm trọng phải chuyển lên tuyến huyện/tỉnh giải quyết.
2.2.2.4 Số vụ bạo lực đối với phụ nữ tại địa phương năm 2010
Hình 2.4 Số vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở xã Ngọc Quan (Năm 2010) [ 12;5 ]
Số vụ bạo lực đối với phụ nữ tại địa phương năm 2010 thể hiện qua sự tăng, giảm số vụ bạo lực trong từng quý. Trong quý I: số vụ bạo lực đối với phụ nữ là 25 vụ nhưng đến quý II của năm số lượng các vụ bạo lực đối với phụ nữ lại tăng lên thêm 10 vụ nâng tổng số vụ bạo lực đối với phụ nữ của quý II lên 35 vụ. Tuy nhiên bước vào quý III số lượng các vụ bạo lực đối với phụ nữ lại giảm đi so với quý II và quý I với tổng số vụ bạo lực đối với phụ nữ là 19 vụ giảm 6 vụ so với quý I và giảm 16 vụ so với quý II.
2.2.2.5 Số vụ bao lực thể xác đối với phụ nữ do chồng gây ra tại địa phương
Bảng 2.1 Số vụ bạo lực thể xác đối với phụ nữ do chồng gây ra ở Ngọc Quan (Năm 2008 – 2010) [ 3;12 ]