- Nông nghiệp.
3.3.2 Mô hình vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân nhằm trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa phương
nhằm trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa phương
Trường hợp.
Chị Lan là một phụ nữ bị bạo lực gia đình nhiều năm nay. Chị và anh Được lấy nhau nhưng sau 3 năm chị mới có con. Vào khoảng thời gian đó, mẹ chồng và chồng luôn mắng nhiếc nói chị là “ đồ không biết đẻ”, chồng chị nói “ mày mà không đẻ được tao bỏ”. Hiện nay, chị Lan có hai đứa con, bé trai 7 tuổi và bé gái 2 tuổi. Chồng chị thường xuyên uống rượu say và
đánh đập chị, anh ta cũng bỏ mặc không quan tâm đến 2 đứa con. Anh ta hay chửi chị là “ đồ ngu”. Chị Lan đang làm công nhân xưởng đũa Đài Việt tại địa phương với mức lương 800.000đ/tháng. Về bản thân anh Được, anh ta sinh ra trong một gia đình bạo lực, bố anh ta thường xuyên đánh đập mẹ và các con. Đôi khi tỉnh rượu anh ta lại có thái độ tốt với chị. Dù bị chồng đánh chị vẫn chịu đựng vì chị cho rằng bản thân chị không tốt, chị cũng không nói với hàng xóm vì sợ họ chê cười chị là một người vợ không hoàn thành vai trò nên mới bị chồng đánh. Nhiều lúc uất ức, bị đánh đập nhiều quá chị cũng nghĩ tới chuyện li hôn nhưng chị sợ 2 đứa con chị sẽ bơ vơ, không có đủ tình yêu thương của cha và mẹ, sẽ bị bạn bè chế giễu, mặc cảm và không có cuộc sống hạnh phúc.
Cách đây 10 ngày, trong một cơn say rượu chồng chị đã đánh chị tàn nhẫn đến mức chị phải vào trạm xá điều trị.
Bước 1. Tiếp cận thân chủ.
* Kỹ năng
Thiết lập mối quan hệ tin tưởng, thân thiện giữa đối tượng và nhân viên công tác xã hội.
* Phương pháp
- Vấn đàm. - Quan sát.
-Tham khảo tài liệu, hồ sơ.
* Nhận diện ban đầu
Thân chủ là một phụ nữ sống tại khu hành chính số 7 xã Ngọc Quan – Đoan Hùng – Phú Thọ. Chị là một người thấp, gầy, cao khoảng 1m48, nặng 40 kg, tóc dài.
Trang phục của chị bình thường, đi dép hơi cũ.
Bước 2. Nhận diện vấn đề
Xác định thân chủ trọng tâm và vấn đề của thân chủ đang gặp phải từ đó có kế hoạch can thiệp, trợ giúp chính xác, hiệu quả.
* Đối tượng của vấn đề
Đối tượng hướng tới hay thân chủ trọng tâm là chị Lan. * Thời điểm xảy ra vấn đề
Liên tục trong vòng nhiều năm chị bị chồng gây bạo lực và nghiêm trọng nhất là cách đây 10 ngày, trong cơn say rượu, chị bị chồng đánh tàn nhẫn phải vào trạm xá điều trị.
* Bối cảnh xảy ra vấn đề
Bối cảnh xảy ra bạo lực với chị Lan là những lúc chồng chị say rượu, không kiểm soát được bản thân.
* Quá trình xảy ra vấn đề
Trong vòng 10 năm kể từ khi 2 người lấy nhau. Lúc đầu chị bị bạo lực về mặt tinh thần “ mày mà không đẻ được tao bỏ”, “ đồ ngu” và hiện nay là bị bạo lực thể xác.
* Nội dung thông tin cần thu thập trong quá trình
- Hoàn cảnh gia đình.
- Thái độ của người chồng sau khi uống rượu. - Hình thức bạo lực.
- Mối quan hệ giữa người chồng và các con. - Nhu cầu (mong muốn) của người vợ và các con. - Nhu cầu mong muốn của người chồng.
* Phương pháp nhận diện vấn đề
Có nhiều phương pháp nhận diện vấn đề tùy thuộc vào thân chủ và mục đích của tiến trình giúp đỡ. Trong trường hợp của chị Lan tôi sử dụng các phương pháp sau:
Tiếp cận trực tiếp giữa nhân viên công tác xã hội và chị Lan (thân chủ). Nhân viên công tác xã hội là người chủ động tiến hành cuộc trò chuyện, thu thập thông tin cần thiết.
+ Với cá nhân chị Lan. + Với chồng chị Lan. + Với cả gia đình.
Các bước
+ Chuẩn bị.
+ Tạo mối quan hệ.
+ Thu thập thông tin là sáng tỏ vấn đề.
+ Tổng kết, ghi chép các thông tin, phân tích trong việc liên kết hành động.
- Vãng gia: Nhân viên công tác xã hội đến thăm gia đình thân chủ, khi tới thăm nhân viên công tác xã hội quan sát hoàn cảnh gia đình, con cái, hàng xóm…môi trường xung quanh thân chủ.
- Quan sát
Quan sát những biểu hiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, thái độ… + Quan sát hoàn cảnh sống của gia đình chị Lan.
+ Quan sát thái độ và mối quan hệ xung quanh thân chủ.
+ Quan sát cử chỉ, thái độ của những người trong gia đình chị Lan với những người xung quanh.
* Tham khảo hồ sơ, tài liệu
Thông qua tham khảo hồ sơ, tài liệu giúp nhân viên công tác xã hội có thông tin thêm về thân chủ. Thu thập thông tin một cách đầy đủ và nguồn chính xác để có thông tin khách quan, cụ thể, đảm bảo nội dung thông tin về thân chủ và những đối tượng liên quan.
* Trắc nghiệm
Là phương pháp quan trọng và được sử dụng có hiệu quả trong việc nhận diện vấn đề của thân chủ.Nhân viên công tác xã hội lập bảng hỏi có liên
quan đến vấn đề thì đối tượng trả lời và nhân viên công tác xã hội sẽ tham khảo những câu hỏi đó để có thêm thông tin về thân chủ.
* Đánh giá tình trạng tâm thần
Nhân viên công tác xã hội sử dụng phương pháp này nhận định tình trạng tâm thần của đối tượng trong những lĩnh vực như tri giác, ảo giác, trí nhớ hoặc các chức năng tâm thần khác.Tình trạng tâm thần của chị Lan bình thường.
Như vậy, vấn đề của chị Lan là bị bạo lực gia đình (tinh thần + thể chất).
Bước 3. Thu thập thông tin.
* Kỹ năng
- Vấn đàm. - Quan sát. - Lắng nghe. - Vãng gia.
- Tham khảo tài liệu.
Hình 3.2 Họa đồ gia phả. Anh Được Chị Lan Bé gái Bé trai Nam Nữ Quan hệ xa cách Quan hệ gần gũi
* Hoàn cảnh gia đình
Chị Lan và anh Được kết hôn được 10 năm. Chồng chị trước đây học hết lớp 5, do gia đình khó khăn, bố anh thường đánh mẹ và con cái thậm chí ông ta còn không cho các con đi học tiếp cấp II. Trước khi anh chị lấy nhau, gia đình anh phản đối kịch liệt. Thương anh chị quyết tâm nhẫn nhịn, đấu tranh và cuối cùng hai người cũng được gia đình chấp nhận.
Lấy nhau được gần 3 năm mà chị Lan vẫn chưa có con. Chị bị mẹ chồng và chồng chửi mắng thậm tệ. hơn 3 năm, chị sinh được bé Nam và 2 vợ chồng ra ở riêng.
Chị Lan làm việc tại xưởng đũa Đài Việt. Anh Được đi chạy xe ôm tại ngã ba Đoan Hùng với mức thu nhập bấp bênh. Khi không có khách, anh ta thường vào quán rượu, uống say rồi chủ quán lại gọi điện cho em trai anh ta đưa về nhà. Càng ngày mức độ uống và say của anh ta càng tăng lên. Mỗi lần say anh ta thường đánh và chửi chị là “ đồ ngu”.
Tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, hiện chị Lan đang phải nghỉ làm do vết thương chồng chị đánh nặng kèm theo chị bị bệnh suy tim độ 3.
Hai đưa con nhỏ của chị đang học không thể phụ giúp gia đình kiếm tiền. Cháu Nam đòi bỏ học để kiếm tiền phụ giúp mẹ. Chị không đồng ý và can ngăn cháu.
* Sức khỏe
Sức khỏe chị Lan rất yếu. Chị gầy và ăn ít hơn. Chị bị thương ở đầu, tay, chân. Bệnh tim tái phát.
* Tinh thần
Chị tự cho mình là một người vợ không tốt. Chị không dám kể với hàng xóm vì sợ họ cho rằng chị là một người vợ không hoàn thành vai trò nên mới bị chồng đánh.
Chị luôn lo lắng cho các con sợ các con không được sống hạnh phúc. Lo rằng cháu Nam sẽ bỏ học.
Chị rất khéo tay, chị thích gói quà lưu niệm. * Cộng đồng
Khu 7 xã Ngọc Quan – Đoan Hùng- Phú Thọ nơi chị sinh sống là một khu dân cư có kinh tế khá. Những gia đình xung quanh nhà chị là những gia đình có điều kiện, thân thiện, nhiệt tình. Tuy nhiên đây là một khu nổi cộm về tệ nạn xã hội và tình trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình.
* Vấn đề của chị Lan
- Bị bạo lực về thể chất và tinh thần.
- Chồng chị không quan tâm tới hai đứa con. * Nguyên nhân gây ra vấn đề
Do chồng chị uống rượu say dẫn đến mất lí trí, không kiểm soát được hành vi và gây bạo lực đối với chị.
* Những người tham gia vào vấn đề này
- Chồng chị Lan. - Chị Lan.
- Con trai. - Con gái.
* Thời gian gây bạo lực
Trong vòng 10 năm.Thời gian gần đây nhất là cách đây 10 ngày.
* Hành vi bạo lực xuất hiện khi chồng chị say rượu. bạo lực do chồng chị gây ra thường ở trong nhà.
* Ảnh hưởng của hành vi bạo lực đối với chị Lan
- Cảm thấy đau khổ, uất ức, buồn chán. - Mặc cảm, tự ti về bản thân.
- Lo lắng cho các con.
* Ảnh hưởng của hành vi bạo lực đối với 2 đứa trẻ
- Lo sợ. - Thương mẹ. - Mặc cảm, xấu hổ.
- Không còn quan hệ gần gũi và thân thiết đối với cha. - Sa sút trong học tập.
* Phản ứng của chị Lan khi bị chồng gây bạo lực
- Nhẫn nhịn chịu đựng
- Đôi khi suy nghĩ tới việc li hôn.
* Phản ứng của 2 đứa trẻ khi chứng kiến bố gây bạo lực đối với mẹ
Cháu Nam đòi bỏ học.
* Hỗ trợ của hàng xóm: không.
* Hỗ trợ của chính quyền địa phương: hòa giải.
* Nếu vấn đề được giải quyết chị Lan sẽ khỏe mạnh, gia đình chị sẽ hạnh phúc hơn, cháu Nam sẽ không đòi bỏ học để đi kiếm tiền.
Bước 4. Đánh giá chuẩn đoán.
Trường hợp của chị Lan tương đối nghiêm trọng. Hiện tại chị đang phải nằm điều trị ở trạm xá xã do vết thương chồng chị đánh và bệnh tim. Tình trạng sức khỏe của chị yếu.
Môi trường gia đình chị không an toàn, chị bị ngược đãi, đánh đập (bạo lực cả thể chất và tinh thần). Chị không có sự động viên, an ủi, chia sẻ từ người thân (mẹ chồng, bố chồng, anh em nhà chồng…) Điều đó càng làm cho chị buồn chán, lo lắng.
Mối quan hệ của chị Lan với các thành viên trong gia đình không được tốt đẹp, có khoảng cách đặc biệt với người chồng, khoảng cách ấy ngày càng xa.Người chồng luôn sử dụng bạo lực với chị khi say rượu. bản thân
anh ta cũng mâu thuẫn với chính mình: Đôi khi tỉnh rượu lại đối xử tốt với chị.
Khi bị chồng bạo lực, chị Lan đã nghĩ tới việc li hôn nhưng bản thân chị lại không dám làm vì chị lo lắng con chị sẽ bị liên lụy, sẽ mất cha, không được sống cuộc sống hạnh phúc. Chị cũng không dám kể với hàng xóm vì sợ rằng họ sẽ cho rằng chị là một người vợ không tốt, không hoàn thành vai trò của người vợ nên mới bị chồng đánh.
* Mong muốn của chị Lan
- Chồng chị sẽ không uống rượu nhiều, không gây bạo lực đối với chị nữa.
- Cháu Nam – con trai chị sẽ không bỏ học.
- Chị khỏe mạnh, có việc làm và thu nhập ổn định.
* Các yếu tố cản trở việc đáp ứng nhu cầu, mong muốn của chị Lan
- Cứ uống rượu say, chồng chị lại không kiểm soát được bản thân và gây bạo lực đối với chị.
- Nếu chị phải nằm viện trong thời gian dài, gia đình chị sẽ không có tiền, cháu Nam có nguy cơ sẽ bỏ học.
- Kinh tế gia đình chị hiện rất khó khăn. - Chị bị bệnh tim mãn tính.
* Những người có liên quan đến vấn đề này của thân chủ
- Chồng chị Lan. - Chị Lan.
- Cháu Nam.
* Tiềm năng của thân chủ
- Chị Lan là người hiền lành, thân thiện với mọi người, chăm chỉ, chịu khó.
- Lo lắng cho chồng con.
* Nguồn lực hỗ trợ
Hình 3.3 Sơ đồ lực tác động bên trong và bên ngoài tới thân chủ
Hình 3.4 Sơ đồ sinh thái hỗ trợ thân chủ
Lực bên trong
Lực bên ngoài
Vi mô( Sinh học, tâm lí) Trung mô( Gia đình, hàng xóm) Vĩ mô( Văn hoá, thể chế, tư tưởng) CHỊ LAN Văn hóa, xã hội Hội phụ nữ Hội nông dân Đoàn thanh niên Phon g tục, tập quán Cá nhân khác Hàng xóm Pháp luật Chính quyền địa phươn g Chính quyền Kinh tế Tổ chức trên địa bàn xã
* Những giải pháp được thân chủ sử dụng để giải quyết vấn để
- Chịu đựng Hiệu quả: Vấn nạn tạm thời được giải quyết. Hạn chế : Vấn đề không được giải quyết triệt để.
Thân chủ chỉ chịu đựng được tới một giới hạn nhất định.
Bước 5. Lập kế hoạch.
* Nhu cầu, mục đích của thân chủ
- Cải thiện mối quan hệ trong gia đình.
- Người chồng không uống rượu và không gây bạo lực với chị nữa. - Kinh tế gia đình ổn định, cuộc sống gia đình hạnh phúc.
* Giải pháp
- Tham vấn tâm lí giúp chị Lan vượt qua mặc cảm, tự ti buồn chán, tin tưởng vào khả năng, sức mạnh của bản thân.
+ Mục tiêu
Chị Lan vui vẻ, sống có niềm tin trong cuộc sống.
+ Thời gian thực hiện
5/2/2011 – 20/2/2011.
+ Địa điểm
Hội phụ nữ khu 7.
+ Thái độ
Thấu cảm, trung thực, tôn trọng thân chủ, cụ thể.
+ Nhiệm vụ
Giúp thân chủ phân tích, tìm hiểu cặn kẽ vấn nạn, tạo bầu không khí an toàn, tin cậy, toải mái với thân chủ để thân chủ chia sẻ những vấn nạn của mình.
Phương pháp
+ Tìm hiểu kĩ hơn nữa hoạ đồ gia phả của chị Lan. + Tách rời vấn nạn và thân chủ.
+ Phản biện. + Đối đầu.
- Tuyên truyền, cung cấp thông tin về pháp lí liên quan đến phòng chống bạo lực gia đình cho người chồng. Kí cam kết phòng chống bạo lực gia
đình.
+ Mục tiêu
Người chồng sẽ hiểu biết hơn về pháp luật liên quan đến bạo lực gia đình từ đó sẽ thay đổi suy nghĩ, thái độ với vợ.
+ Thời gian
21/2/2011 – 7/3/2011
+ Địa điểm
Hội trường Nhà văn hoá khu hành chính số 7.
+ Người thực hiện
Huy động sự giúp đỡ của cán bộ khu hành chính số 7, hội phụ nữ, đoàn thanh niên…cùng cán bộ công tác xã hội.
- Nói chuyện, tâm sự, cung cấp thông tin giúp cháu Nam bỏ ý định nghỉ học đi kiếm tiền.
+ Mục tiêu
Cháu Nam không bỏ ý định nghỉ học.
+ Thời gian
7/3/2011 – 15/3/2011
+ Địa điểm
Nhà riêng của cháu Nam.
+ Người thực hiện
Nhân viên công tác xã hội.
- Hỗ trợ, kết nối nguồn lực giữa gia đình chị Lan và ngân hàng chính sách, ngân hàng đầu tư và phát triển nông thôn, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân…trên địa bàn xã giúp gia đình chị vay vốn tín dụng, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Giúp chị Lan mở của hàng bán quà lưu niệm.
Kinh tế gia đình chị Lan phát triển hơn, cuộc sống ổn định.
+ Thời gian
20/3/2011 – 1/4/2011
+ Địa điểm
Ngân hàng chính sách, ngân hàng đầu tư và phát triển nông thôn…thị trấn Đoan Hùng.
Bước 6. Thực hiện kế hoạch. STT Nội dung các công việc Mục tiêu Thời gian Địa điểm Người thực hiện Nguồn lực 1 Tham vấn tâm lí giúp chị Lan vượt qua mặc cảm, tự ti buồn chán, tin tưởng vào khả năng, sức mạnh của bản thân. Chị Lan vui vẻ, sống có niềm tin trong cuộc sống. 7h – 10h 5/2/2011 7h – 9h 6/2/2011 14h -15h 7/2/2011 8h – 9h 11/2/201 1 8h- 9h 19/2/201 1 Trạm y tế xã Ngọc Quan -Nhân