Phương pháp công tác xã hội cá nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Ngọc Quan – Đoan Hùng – Phú Thọ (Trang 49)

- Nông nghiệp.

3.3.1 Phương pháp công tác xã hội cá nhân

* Các thành phần của công tác xã hội cá nhân

Có 4 yếu tố chính trong công tác xã hội cá nhân đó là: - Con người: gồm thân chủ và nhân viên công tác xã hội.

Trong công tác xã hội cá nhân con người chính là thân chủ và nhân viên công tác xã hội.Thân chủ là người gặp vấn đề khó khăn cần được trợ giúp giải quyết.Nhân viên công tác xã hội là người mang trọng trách xã hội giao phó sứ mạng giúp đỡ thân chủ, họ có thể là người làm việc trong các cơ

sở xã hội của nhà nước, đoàn thể xã hội, tư nhân, tôn giáo…và đã được đào tạo về chuyên ngành công tác xã hội.

- Vấn đề của thân chủ.

Vấn đề ở đây chính là vấn đề mà thân chủ đang gặp phải.Vấn đề của thân chủ trong công tác xã hội cá nhân là rất đa dạng và phức tạp, nhưng thường tập trung ở hai lĩnh vực chính là: vật chất - thể chất và tinh thần.Vấn đề trong lĩnh vực vật chất - thể chất như nghèo đói, bệnh tật, khuyết tật, thiếu thốn tài nguyên…Vấn đề trong lĩnh vực tinh thần như: áp lực trong cuộc sống làm con người bi stress, bị trầm cảm, hôn nhân đổ vỡ…

- Cơ quan giải quyết vấn đề.

Ngành công tác xã hội đào tạo nhân viên làm việc trong bộ máy an sinh xã hội của quốc gia.Bộ máy đó bao gồm nhiều thiết chế xã hội, tổ chức xã hội, cơ quan xã hội…Do đó cơ quan giải quyết vấn đề cho thân chủ cũng có thể thuộc nhà nước.., đoàn thể xã hội, tư nhân, tôn giáo…trong đó nhân viên xã hội được phân công đảm trách công việc theo chuyên môn.

-Công cụ: Tiến trình giải quyết vấn đề.

Để giải quyết vấn đề của thân chủ, nhân viên xã hội sử dụng công cụ chính là tiến trình giải quyết vấn đề và các kĩ năng như: lắng nghe, quan sát, vấn đàm, vãng gia, xây dựng mối quan hệ…

7 bước trong tiến trình công tác xã hội cá nhân:

Bước 1 . Tiếp cận thân chủ.

Nhân viên xã hội gặp gỡ thân chủ, xác định đối tượng giúp đỡ. Có 2 khả năng:

Thân chủ tự tìm đến nhân viên công tác xã hội. Nhân viên công tác xã hội tìm đến thân chủ.

Bước 2. Nhận diện vấn đề.

Nhận diện vấn đề là một hoạt động rất quan trọng nằm ở giai đoạn đầu của một tiến trình làm việc với đối tượng.Các thông tin thu thập được trong phần nhận diện vấn đề sẽ định hướng cho cả quá trình làm việc.Vì vậy kỹ

năng nhận diện vấn đề là một trong những kỹ năng chủ yếu cần phải có trong các hoạt động của công tác xã hội.

Bước 3.Thu thập thông tin.

Nguồn thông tin: Thân chủ.

Gia đình.

Chính quyền địa phương, cộng đồng, bạn bè… Hồ sơ, tài liệu.

Bước 4. Đánh giá chuẩn đoán.

Phân tích thông tin dữ liệu thu thập được, phân tích tính chất, đặc điểm của vấn đề, nguyên nhân, yếu tố tác động, mức độ trầm trọng của vấn đề: nặng, nhẹ, cao, thấp.

Đánh giá tất cả những vấn đề mà thân chủ cảm thấy cần giải quyết. Mối quan hệ của các vấn đề liên quan đến cuộc sống hiện nay của thân chủ.

Các nhu cầu và các yếu tố cản trở việc đáp ứng nhu cầu của thân chủ. Những người có liên quan đến vấn đề hiện nay của thân chủ tức là những người có liên quan.

Đánh giá tiềm năng của thân chủ, các nguồn lực hỗ trợ, môi trường sống của thân chủ.

Các yếu tố hỗ trợ và hạn chế việc giải quyết vấn đề.

Bước 5 . Lập kế hoạch.

Xác định mục đích của việc lập kế hoạch. Lựa chọn giải pháp.

Bước 6.Triển khai kế hoạch.

Trợ giúp và huy động nguồn trợ giúp về vật chất.

Trợ giúp thay đổi môi trường, cải thiện mối quan hệ xã hội. Trợ giúp thay đổi thái độ, hành vi, tâm trạng..

Xem xét và đánh giá kế hoạch hoạt động.Lượng giá giúp nhân viên xã hội và thân chủ xác định kết quả tiến trình hành động của mình.

Cùng thân chủ đánh giá, xem xét lại toàn bộ công việc đã làm.

Nhấn mạnh những thành tích mà thân chủ đạt được để động viên, khuyến khích, giúp họ có thêm sức mạnh để đối phó với những khó khăn có thể về sau.

* Nền tảng khoa học của công tác xã hội cá nhân

Những giả định triết học về con người.

+ Mỗi cá nhân phải được xem như là một con người với đầy đủ phẩm chất và giá trị.

+ Con người lệ thuộc vào nhau. Điều kiện của sự lệ thuộc cho thấy có một khuôn khổ quyền - nghĩa vụ chi phối những mối tương tác giữa con người với nhau trong các nhóm xã hội.

+ Con người có những như cầu đựơc đáp ứng để tăng trưởng và phát triển của cá nhân.Sự tồn tại của các nhu cầu chung không phủ nhận tính độc nhất của cá nhân.

+ Mỗi cá nhân có tiềm năng phát triển, thành đạt và người đó có quyền biến tiềm năng ấy thành hiện thực nếu gặp được môi trường xã hội thuận lợi, điều này cho thấy là con người có năng lực thay đổi.

+ Xã hội có nhiệm vụ giúp đỡ những người không có phương tiện thể hiện tiềm năng của họ.

* Những nguyên tắc hành động trong công tác xã hội cá nhân

- Chấp nhận thân chủ.

Nhân viên xã hội chấp nhận thân chủ với mọi phẩm chất tốt và xấu của người ấy, những điểm mạnh và điểm yếu, không xem xét đến hành vi của họ.Làm nền tảng cho nguyên tắc chấp nhận thân chủ là giả định triết học cho rằng mỗi cá nhân có giá trị bẩm sinh, không kể đến địa vị xã hội hoặc hành vi của họ.Chấp nhận thân chủ không có nghĩa là tha thứ cho hành vi mà

xã hội không thể chấp nhận, điều đó có nghĩa là sự quan tâm và thiện chí hướng về con người ẩn sau hành vi.

- Thái độ không kết án.

Thái độ không kết án, không phê phán có nghĩa là không tỏ vẻ bất bình với thân chủ, không đổ lỗi bằng cách tranh luận về nguyên nhân - kết quả hoặc đưa ra lời phê phán cho rằng người đó đáng bị trừng phạt do hành vi của họ. Tuy nhiên nó không có nghĩa là nhân viên xã hội biện hộ, chạy tội cho thân chủ.Khi nhân viên xã hội nói chuyện và đối xử với cung cách như thế thì thân chủ thấy họ được chấp nhận hoàn toàn và thân chủ sẽ bộc lộ vấn đề của họ.

- Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ.

Nguyên tắc này cho rằng cá nhân có quyền quyết định những vấn đề thuộc về cuộc đời của họ và người khác không được áp đặt quyết định lên họ.Trong công tác xã hội cá nhân nhân viên công tác xã hội không nên ra quyết định, lựa chọn hay vạch kế hoạch giúp cho thân chủ, tuy nhiên thân chủ có thể được hướng dẫn và giúp đỡ để đưa ra quyết định riêng.Quyết định mà thân chủ đưa ra phải nằm trong phạm vi quy định của xã hội là hậu quả của quyết định ấy không gây tổn hại đến người khác.Nó cũng không được có hại cho chính bản thân thân chủ.Hơn thế nữa hành vi tự quyết định phải ở trong chuẩn mực hành vi mà xã hội có thể chấp nhận được.Khi áp dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân thân chủ chứ không phải là nhân viên xã hội đưa ra sự lựa chọn trong số các phương án.Trong tiến trình công tác xã hội cá nhân nhân viên xã hội thảo luận và xem xét các phương án, thảo luận kĩ lưỡng và giúp cân nhắc những thuận lợi và khó khăn.Thân chủ sẽ quyết định có gắn bó tham gia vào tiến trình giải quyết vấn đề của công tác xã hội cá nhân hay không.Nhân viên xã hội duy trì tính hiệu quả và tính trung lập nhưng có thể chia sẻ quan điểm, cảm nghĩ, kinh nghiệm, cùng với việc biểu lộ sự chú ý, quan tâm, thông cảm và thấu hiểu.Nhân viên xã hội ứng dụng

kiến thức, sự hiểu biết, kỹ năng và với giả định cơ bản là cá nhân có nhu cầu và quyền lựa chọn, ra quyết định.

- Cá nhân hoá.

Mỗi thân chủ phải được hiểu như một cá nhân duy nhất với cá tính riêng biệt.Khả năng xem thân chủ như một cá nhân riêng biệt bằng cách cảm nhận qua quan sát những nét riêng tư và một sự sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu riêng của họ là điều quan trọng trong nguyên tắc cá nhân hoá.Từ đó những nhu cầu, nguyện vọng, ước muốn riêng của thân chủ sẽ được thể hiện qua kế hoạch giải quyết vấn đề cho riêng thân chủ ấy. Nhân viên xã hội không áp dụng một mô hình chung cho mọi thân chủ khác nhau.

- Bảo mật.

Nhân viên xã hội có nhiệm vụ giữ bí mật những thông tin thu nhận từ thân chủ.Trong tiến trình công tác xã hội cá nhân, có nhiều điều mà thân chủ nói với nhân viên công tác xã hội, điều cần thiết là chúng không được tiết lộ cho những người khác, ngoại trừ khi thân chủ cho phép.

- Sự can dự có kiểm soát.

Nhân viên xã hội phải có cái nhìn khách quan để tránh bị mù quáng bởi cảm xúc quá độ về tình huống.Nhân viên xã hội có thể giúp cho thân chủ nhìn vấn đề của người ấy một cách khách quan và vạch kế hoạch một cách thực tế.Từ đây ý tưởng về một sự can thiệp có kiểm soát bởi nhân viên xã hội trở thành một nguyên tắc.

Một phần của tài liệu Thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Ngọc Quan – Đoan Hùng – Phú Thọ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w